Đánh giá kết quả quản lý thu ngân sách nhà nước tại một địa phương

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCQUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐAN PHƯỢNG (Trang 29 - 41)

phương cấp quận/huyện

1.2.3.1. Quan điểm đánh giá kết quả

Theo quy định tại thông tư số 08-TC/QLNS ngày 31/5/1979 hướng dẫn thi hành nghị quyết số 108-CP về quản lý tài chính và quản lý ngân sách đối

với cấp huyện thì thu ngân sách có nhiệm vụ: “Để bảo đảm yêu cầu chi, chính quyền Nhà nước cấp huyện phải đề cao trách nhiệm, phát huy tính chủ động và sáng tạo, ra sức khai thác khả năng và tiềm năng về kinh tế ở địa phương, đẩy mạnh sản xuất phát triển, không ngừng mở rộng lưu thông hàng hóa, trên cơ sở đó mà tăng nguồn thu, chăm lo hoàn thành nhiệm vụ thu để bảo đảm yêu cầu chi không ngừng tăng lên của cấp huyện. Mặt khác để tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan, xí nghiệp của cấp trên hoạt động trên địa bàn cấp huyện, kết hợp giữa quản lý theo ngành chuyên môn và quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ, theo nghị quyết số 108-CP của Hội đồng Chính phủ...”

Như vậy có thể thấy quản lý thu NSNN ở cấp quận/huyện gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Chính quyền quận/huyện luôn cố gắng đạt và vượt số thu NSNN theo dự toán giao. Khi số thu tăng lên, ngân sách địa phương sẽ có điều kiện đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và chi đầu tư, hạn chế việc trông chờ vào nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thêm vào đó, số thu chủ yếu đến từ kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh thì càng thể hiện sự phát triển kinh tế của địa phương. Nếu số thu NSNN chủ yếu phụ thuộc vào các khoản như tiền bán đất hay viện trợ thì đó là sự phát triển thiếu bền vững, chính quyền cần có các biện pháp để nuôi dưỡng nguồn thu, có các chính sách ưu đãi phát triển kinh tế.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, các cơ quan thu và KBNN đã có sự phân định rõ trách nhiệm trong việc tổ chức thu NSNN.

“Điều 55. Tổ chức thu ngân sách nhà nước

1. Cơ quan thu ngân sách là cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

3. Cơ quan thu ngân sách có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên, Ủy ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tổ chức quản lý và thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp được phép thu qua ủy nhiệm thu thì phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính;

c) Cơ quan thu có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thu phải nộp vào NSNN;

d) Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kê khai, thu, nộp ngân sách và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

4. Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại để tập trung các khoản thu của ngân sách nhà nước; hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách, điều tiết các

khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định.” (Luật Ngân sách Nhà

nước năm 2015)

Để quản lý thu NSNN một cách hiệu quả thì bên cạnh việc thu NSNN, các cơ quan nhà nước đều chú trọng tới việc kiểm tra, đối chiếu để phát hiện sai sót nhằm điều chỉnh số liệu sao cho phù hợp để cuối năm thực hiện quyết toán số thu NSNN đảm bảo đúng và chuẩn xác.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thu ngân sách nhà nước tại một địa phương cấp quận/huyện

Để đánh giá kết quả quản lý thu NSNN tại một địa phương cấp quận/ huyện thì thu NSNN trên địa bàn là chỉ tiêu được quan tâm đầu tiên.

Thu NSNN trên địa bàn

Các khoản thu NSNN trên địa bàn được tính toán và lập trên cơ sở “dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách” (Luật NSNN năm 2015). Sau khi dự toán thu ngân sách được lập, được thông qua bằng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp để triển khai thực hiện.

Theo quy định tại Điều 37, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì nguồn thu của ngân sách địa phương bao gồm:

“1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:

a) Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

b) Thuế môn bài;

c) Thuế sử dụng đất nông nghiệp; d) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

đ) Tiền sử dụng đất, trừ thu tiền sử dụng đất tại điểm k khoản 1 Điều 35 của Luật này;

e) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước;

g) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; h) Lệ phí trước bạ;

i) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

k) Các khoản thu hồi vốn ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;

l) Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;

m) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý;

n) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

o) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;

p) Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;

q) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện;

r) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý;

s) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

t) Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

u) Thu kết dư ngân sách địa phương;

v) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của

Luật này.

3. Thu bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.

4. Thu chuyển nguồn ngân sách địa phương năm trước chuyển sang.”

Thu NSNN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quận/huyện vì thông qua số thu phản ánh tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, địa phương có phụ thuộc vào ngân sách cấp trên hay không. Bên cạnh đó, thu NSNN đảm bảo chi tiêu cho ngân sách địa phương, đáp ứng các nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh quốc phòng; đầu tư phát triển. Vì thế các cấp, các ngành đều quan tâm số thu NSNN có đạt dự toán giao hay không? Số thu năm nay có tăng so với năm trước hay không?

_ . „ _ _ . . . Thu NSNN theo chỉ tiêu - „ ʃ

Tỷ trọng thu NSNN theo chỉ tiêu =---* 100%

j & Tổng thu NSNN

Chỉ tiêu này cho biết mỗi khoản thu NSNN đóng góp bao nhiêu % vào thu NSNN. Thông thường chỉ tiêu về thu nội địa sẽ được hy vọng là chiếm tỷ trọng cao vì nó thể hiện sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thu NSNN theo sắc thuế

Thu NSNN cũng được thể hiện theo sắc thuế (các khoản thu từ thuế; các khoản thu từ phí, lệ phí; thu từ dầu thô và khí thiên nhiên; các khoản thu ngoài thuế, phí, lệ phí) để các cơ quan chức năng đánh giá được số thu NSNN từ các sắc thuế mang lại, sau đó điều chỉnh các biện pháp thu, các chính sách sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Số thu NSNN tại trụ sở KBNN và tại NHTM ủy nhiệm thu

Thu NSNN được tập trung tại tài khoản của KBNN, hình thành một quỹ tiền tệ chung nhất. KBNN mở tài khoản tại các NHTM nên:

Tỷ trọng tổng thu NSNN bằng chuyển khoản

___Tongthu NSNN bang chuyên khoăn Γ ∖V Z1Z

=

Tangthu NSNN

Việc tập trung số thu NSNN tại KBNN giúp các khoản thu được hạch toán đúng, nhanh chóng và kịp thời. Thông qua báo cáo của KBNN, các cơ quan thu như Thuế, Hải quan, cơ quan tài chính, các cơ quan ra quyết định xử phạt hành chính sẽ nắm được tình hình thực hiện thu NSNN trên địa bàn mình quản lý, đạt hay không đạt dự toán đề ra để có các biện pháp tuyên truyền, vận động, đốc thúc, xử phạt kịp thời.

Để công tác thu được nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời, cơ quan Thuế, Hải quan, các cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và KBNN đã ký thỏa thuận với các NHTM để tăng cường phối hợp thu và ủy nhiệm thu NSNN góp phần đẩy nhanh việc thu NSNN, tạo thuận lợi cho người nộp thuế nhất là những khoản giao dịch lớn được thực hiện an toàn, nhanh chóng; tạo thuận lợi cho việc thông quan hàng hóa nhanh chóng; mở rộng kênh thanh toán, giúp hạn chế lượng tiền mặt qua KBNN, nâng cao tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt; giảm bớt thủ tục hành chính khi kê khai thuế, tránh các rủi ro, tiêu cực liên quan tới cán bộ thuế, hải quan và người nộp NSNN.

Để thấy được hiệu quả của việc thu NSNN tại trụ sở KBNN và các NHTM ủy nhiệm thu có thể tính toán tỷ trọng thu tại các địa điểm này

Tỷ trọng thu tại trụ sở KBNN T. ..ị V. - ■■■ ■■■ ■ ■

.____________________________________ ThuNSNN t i ạNHTMuy nhi m ệ thu j.

Tỷ trọng thu tại NHTM ủy nhiệm thu Tong thu NSNN j^---*100%

. . ... _ Thu NSNN t i ạ t ng NHTM úy nhi m thu ừ ệ ʌʌn., Tỷ tr

ọng thu tại tung NHTM ủ

y nhiệm thu √ : ■■■

■■■: :

Để phù hợp với giai đoạn hiện nay thì số thu tại trụ sở KBNN sẽ dần giảm và chuyển dần sang các NHTM ủy nhiệm thu. Tỷ trọng thu tại các NHTM ủy nhiệm thu càng lớn càng giúp hệ thống KBNN thực hiện được mục tiêu kho bạc điện tử, giúp tiện lợi cho người nộp NSNN, giảm thủ tục hành chính, thuận lợi cho cơ quan thu trong tổng hợp số liệu.

Số thu NSNN bằng tiền mặt và chuyển khoản

Số thu NSNN Số thu NSNN bằng tiền Số thu NSNN bằng tiền mặt tại

= +

bằng tiền mặt mặt tại KBNN NHTM ủy nhiệm thu

Số thu NSNN bằng Số thu NSNN bằng Số thu NSNN bằng chuyển

= +

chuyển khoản chuyển khoản tại KBNN khoản tại NHTM ủy nhiệm thu

Tỷ trọng thu NSNN bằng tiền mặt tại KBNN

Thu NSNN bangtie m t t i KBNN π ạ ạ . j

= ' '^... ...Ã; '''... ^ . ... : :

T ng thu NSNNbangtien m tỏ ạ

Thu NSNN bang tien mat tai NHTM , ,

Tỷ trọng thu NSNN bằng tiền mặt tại NHTM ủy nhiệm thu

= ' - ■■■ ■■■ ■

'■

Tông thu NSNN bàng tie m tπ ạ

Tỷ trọng thu NSNN bằng chuyển khoản tại KBNN

_ Thu NSNN bang chuyên khoăn t i ạKBNN _ . ɪɪɪɪɪɪ,

= —77---7---*100%

Tông thu NSNN bàng chuyên khoan

Tỷ trọng thu NSNN bằng chuyển khoản tại NHTM ủy nhiệm thu

_ Thii NSNN b ng chuy n kho n t i NHTM ,ằ ế ả ạ

---T----T— ...4--- ---7—””—"---10 U ⅛⅛

tiền mặt hay không, bên cạnh đó cơ quan thu cũng thực hiện được chủ trương thực hiện thu nộp NSNN bằng hình thức chuyển khoản tại NHTM để rút ngắn thời gian giao dịch, thuận lợi và an toàn.

1.2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý thu ngân sách nhà nước tại một địa phương cấp quận/huyện

Thứ nhất, tổ chức bộ máy

Việc tổ chức bộ máy có ảnh hưởng lớn tới việc thu NSNN và quản lý thu NSNN. Tổ chức bộ máy đơn giản, thuận lợi góp phần giảm thời gian giao dịch của người nộp NSNN, giúp đối chiếu xử lý sai sót nhanh chóng và hoàn trả các khoản thu đúng quy định; phối hợp hiệu quả với các cơ quan liên quan.

Thứ hai, trình độ công chức thực hiện quản lý thu NSNN

Khi nền kinh tế tăng trưởng, số thu NSNN cũng tăng nhanh hơn, số lượng người nộp NSNN cũng gia tăng đòi hỏi trình độ của công chức thực hiện thu NSNN cũng phải cao hơn.

Một công chức thu NSNN hoàn thành nhanh chóng thủ tục thu cho người nộp NSNN sẽ tạo sự hài lòng cho khách hàng.

Các cơ quan hữu quan có thể yêu cầu cung cấp nhiều báo cáo hơn để điều hành, quản lý ngân sách kịp thời thì việc cán bộ giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, thành thạo về tin học sẽ kết xuất và tổng hợp báo cáo nhanh hơn.

Thứ ba, điều kiện cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất được nói đến ở đây là các trang thiết bị phục vụ kho quỹ để thu tiền, hệ thống mạng kết nối và các máy móc phục vụ công tác thu NSNN. Để đảm bảo an toàn kho quỹ, các điểm thu của KBNN đều được trang bị các dụng cụ kho quỹ như máy đếm tiền, két sắt, xe đẩy tiển, xe chở tiền chuyên dụng....

Hệ thống mạng kết nối giữa KBNN, NHTM, các cơ quan thu cũng góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo nhanh chóng, an toàn cho thu NSNN. Nếu hệ thống hạ tầng này không thông suốt hay bị gián đoạn có thể khiến dữ liệu bị sai, ảnh hưởng tới số liệu các bảo cáo.

b, Nhân tố khách quan

Thứ nhất, cơ chế chính sách trong quản lý thu NSNN

mỗi giai đoạn, thu NSNN có thể áp dụng theo văn bản này, có thể thay đổi theo văn bản khác để phù hợp. Nếu cơ quan nhà nước ban hành các văn bản

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCQUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐAN PHƯỢNG (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w