Nhân viên ngân hàng phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tốt để hạch toán thu NSNN đúng MLNS, mã chương, mã nội dung kinh tế, mã địa bàn; hạn chế sai sót xảy ra; có thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình, cởi mở; hạch toán các khoản thu NSNN kịp thời, tránh để sau giờ “cut off time” mới nhập lệnh; thực hiện đối chiếu theo ngày, tháng, năm kịp thời và khớp đúng
NSNN an toàn và bảo mật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa ngành Kho bạc, hướng tới Kho bạc điện tử vào năm 2020 của KBNN, KBNN Đan Phượng cũng đang cố gắng không ngừng. Để khắc phục những tồn tại trong quản lý thu NSNN, thiết nghĩ KBNN Đan Phượng nên thực hiện các giải pháp đã trình bày trên. Với những kiến nghị tới Bộ Tài chính, KBNN, cơ quan thu và ngân hàng thương mại nơi KBNN ủy nhiệm thu, hy vọng sẽ đóng góp nhiều để nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN.
KẾT LUẬN
•
Thu NSNN đóng vai trò quan trọng, góp phần thực hiện chức năng cơ bản của Nhà nước, là động lực để xây dựng và phát triển đất nước. Để nhà nước vững mạnh, kinh tế phát triển thì quản lý thu NSNN cần phải hiệu quả, kịp thời.
Với kết cấu 3 chương, đề tài “Quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đan Phượng” đã trình bày hệ thống lý luận về thu NSNN và quản lý thu NSNN, đưa ra các kinh nghiệm của các KBNN trên toàn quốc để rút ra những kinh nghiệm cho KBNN Đan Phượng. Luận văn cũng đã trình bày thực trạng thu NSNN và quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Đan Phượng như rà soát đối chiếu, hạch toán, quyết toán, hoàn trả các khoản thu. Những thành tựu đạt được: Sự phân định giữa chức năng của cơ quan ra quyết định và cơ quan quản lý nguồn thu; mọi khoản thu được tập trung vào KBNN đều nhanh chóng, đúng chế độ; công tác đối chiếu quyết toán cuối ngày chính xác; sự phối hợp giữa KBNN Đan Phượng và Chi cục Thuế Đan Phượng trong hoàn trả các khoản thu đầy đủ kịp thời; hệ thống báo cáo ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như trở ngại trong cơ chế chính sách thu NSNN; vướng mắc trong phối hợp thu NSNN với NHTM; các chương trình ứng dụng thu NSNN còn nhiều hạn chế; các khoản nộp NSNN còn chưa kịp thời. Luận văn cũng đã chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra những hạn chế trên để đưa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách thu NSNN, phối hợp thu NSNN, đầu tư cơ sở vật chất và phát triển công nghệ thông tin phục vụ quản lý thu NSNN, khắc phục tình trạng thu còn chưa đúng và kịp thời. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị tới Bộ Tài chính, KBNN, cơ quan thu và các NHTM ủy nhiệm thu để quản lý thu NSNN qua KBNN hiệu quả hơn.
Trong quá trình hoàn thiện luận văn có thể vẫn còn nhiều thiếu sót nên rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô, các đồng nghiệp và những người quan tâm tới quản lý thu NSNN qua KBNN để luận văn được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Phạm Quốc Khánh đã hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013
hướng dân thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.
2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016
hướng dân thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
3. Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 sửa
đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
4 . Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
5. Đỗ Thị Mai Lan, (2015), Quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Hà Quốc Thái (2018), “Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên: Hiệu quả phối
hợp thu với các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia (188), tr.44-45.
7. Hoàng Thị Tố Hoài (2015), Hoàn thiện hệ thống thanh toán không dùng
tiền mặt và tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đan Phượng, Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội.
8. Kho bạc Nhà nước Đan Phượng (2016, 2017, 2018), Báo cáo thu ngân
sách Nhà nước năm 2016, 2017, 2018.
9. Lương Thị Quỳnh Nga (2017), Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách
nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế, Huế.
10.Ngô Đức Thành, Trịnh Thị Loan (2019), “Hoàn thiện công tác quản lý thu
phạt vi phạm hành chính qua Kho bạc Nhà nước Bà Rịa-Vũng Tàu”,
Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia (204), tr.22-25.
11.Nguyễn Thị Phương Anh, (2014), Hoàn thiện công tác triển khai dự án
hiện đại hóa thu, nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội., Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
12.Phạm Thị Hạnh (2018), Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đan Phượng-Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội.
13.Phạm Thị Thu Hồng (2012), “Ứng dụng mô hình kinh tế lượng vĩ mô để dự báo thu ngân sách nhà nước”, Tạp chí Tài chính Việt Nam, 98, tr.18.
14.Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày
25/6/2015.
15.Trần Thị Hạnh (2015), Tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước
huyện tại Kho bạc Nhà nước Đan Phượng-Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội.