1.3.1.1. Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên phối hợp hiệu quả thu với các
ngân hàng thương mại trên địa bàn
Hướng tới mục tiêu không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN vào năm 2002, KBNN Thái Nguyên và 9 KBNN trực thuộc đã mở 27 tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu của 5 hệ thống NHTM gồm: Vietcombank, Agribank, BIDV, Vietcombank và MB. Đồng thời mở rộng hình thức thu nộp NSNN qua máy chấp nhận thẻ (POS) của hệ thống Vietcombank, Vietinbank tại trụ sở 03 KBNN là KBNN thành phố Thái Nguyên, KBNN Sông Công, KBNN Phổ Yên.
Qua 6 tháng triển khai việc thu nộp qua POS, ủy nhiệm thu tại các NHTM đã vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch thu NSNN tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2017 cụ thể: Tổng số thu NSNN trong cân đối trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến hết 31/12/2017 là 12.585 tỷ đồng, vượt 40% so với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được Hội đồng nhân dân tỉnh giao và vượt 43,7% so với dự toán thu NSNN được trung ương giao, trong đó: Thu nội địa 9.867 tỷ đồng vượt 46% kế hoạch tỉnh giao; thu hoạt động nhập khẩu đạt 2.718 tỷ dồng, vượt 21% kế hoạch tỉnh giao. Việc ủy nhiệm thu cho các NHTM qua tài khoản chuyên thu đạt 2.506 tỷ đồng tại KBNN Thái Nguyên chiếm 20% tổng số thu NSNN trên địa bàn.
Nguyên Chi cục Thuế Thái Nguyên, Hải quan Thái Nguyên và các NHTM ủy
nhiệm thu. Việc mở rộng các tài khoản chuyên thu làm giảm đáng kế chi phí xã hội, phí thanh toán qua các ngân hàng, nguồn thu được tập trung vào NSNN, giúp điều hành ngân quỹ phù hợp và an toàn, giảm bớt thời gian, thủ tục trong quá trình nộp NSNN.
1.3.1.2. Quản lý thu phạt vi phạm hành chính qua Kho bạc Nhà nước Bà Rịa-Vũng Tàu
Hiện nay, việc theo dõi tình hình thu phạt vi phạm hành chính (VPHC) chủ yếu đươc thực hiện theo phương thức thủ công (báo cáo bằng văn bản giấy). Như vậy, tại các cơ quan ra quyết định xử phạt VPHC số liệu chưa được cập nhật từng ngày. Để khắc phục tình trạng trên, KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu đã nghiên cứu, áp dụng thành công việc kết nối dữ liệu về số thu phạt VPHC giữa KBNN và các NHTM ủy nhiệm thu với tất cả các cơ quan ra quyết định xử phạt VPHC ở tất cả mọi lĩnh vực.
Ngày 11/09/2014, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1922-QĐ-UBND và ngày 07/05/2015, KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã có văn bản số 972/KBNN-CNTT nhất trí phương án và cho phép triển khai Dự án “Phần mềm quản lý thu phạt của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” (sau đây gọi tắt là TCS_ĐP) và phương án kết nối mạng của cơ quan Công an tỉnh với các đơn vị KBNN theo mô hình đề xuất trên toàn địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Sau thời gian triển khai các bước theo quy trình thực hiện dự án, từ ngày 16/12/2015 chương trình TCS_ĐP được chính thức thí điểm tại các đơn vị Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ (PC67), công an huyện Đất Đỏ và Phòng Kế toán Nhà nước, KBNN Đất Đỏ KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu.
Về mô hình Quy trình chung mô hình tổng quan phần mềm quản lý và các bước thực hiện quy trình nghiệp vụ như sau:
đối với người VPHC.
Bước 2: Người vi phạm có trách nhiệm cung cấp Biên bản xử phạt tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền được ghi trong Biên bản tại từng địa bàn.
Bước 3: Căn cứ Biên bản xử phạt do người vi phạm cung cấp, người được giao theo dõi tại cơ quan có thẩm quyền cập nhật toàn bộ dữ liệu liên quan vào chương trình để thực hiện ban hành Quyết định xử phạt VPHC theo quy định, đồng thời in ra 03 liên Quyết định xử phat VPHC trình lãnh đạo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt xem xét ký duyệt đúng quy định (gồm 01 liên lưu theo dõi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt và 02 liên giao cho khách hàng để thực hiện thu phạt).
Bước 4: Khách hàng cung cấp 02 liên Quyết định xử phạt đến trụ sở các đơn vị KBNN hoặc các điểm giao dịch của các NHTM nơi KBNN ủy nhiệm thu để nộp tiền phạt.
Bước 5: Các đơn vị KBNN hoặc các điểm giao dịch của các NHTM nơi KBNN ủy nhiệm thu thực hiện thu tiền phạt VPHC theo quy trình và cập nhật toàn bộ dữ liệu thu trên chương trình TCS-ĐP, thực hiện in 03 liên Biên lai thu đúng quy định.
Bước 6: Người VPHC sau khi nộp tiền và nhận Biên lai thu, sau đó người VPHC nộp Biên lai thu phạt VPHC cho cơ quan xử phạt VPHC để nhận tang vật, giấy tờ tại trụ sở cơ quan xử phạt VPHC được ghi trong Biên bản tại từng địa bàn.
Việc áp dụng chương trình TCS_ĐP đã mang lại một số thuận lợi:
Hai cơ quan KBNN tỉnh và công an tỉnh có thể theo dõi và quản lý chặt chẽ được số liệu, tình hình về xử phạt VPHC và số tiền thu phạt VPHC về an toàn giao thông do cơ quan công an ra quyết định xử phạt trên toàn địa bàn. Số liệu cung cấp cho cơ quan tài chính, các cấp chính quyền sở tại luôn đảm bảo chính xác và thống nhất.
Chương trình TCS_ĐP đã xây dựng được 09 báo cáo thống kê trong đó có 03 báo cáo được xây dựng tương tự như báo cáo của chương trình TCS-TT là Bảng kê thu tiền phạt, Bảng tổng hợp tình hình thu phạt, Báo cáo thu phạt toàn địa bàn; 06 báo cáo còn lại về tình hình thực hiện quyết định phạt VPHC, quyết định xử phạt đã thi hành, quyết định xử phạt chưa thi hành... Bên cạnh đó, chương trình tập hợp và in được Bảng tổng hợp tình hình thu phạt của từng đơn vị KBNN và Bảng tổng hợp tình hình thu phạt VPHC của toàn địa bàn tỉnh.