6. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp
1.3.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của một số NHTM trên thế giới.
Ngay sau khi Basel II có hiệu lực, rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tác nghiệp. Nhiều ngân hàng ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Australia đã áp dụng cách tiếp cận đo luờng hiện đại AMA (Advanced M easurem ent Approach). Kết quả nghiên cứu do ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 17 quốc gia cho đến hết năm 2008 đã kết luân rằng vốn rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng sử dụng AMA thấp hơn các ngân hàng không sử dụng AMA (10,8% so với 12-18%). Hơn 50% ngân hàng Tây Ban Nha đã thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức nhằm m ục tiêu quản trị rủi ro tác nghiệp. Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị rủi ro tác nghiệp nhu ING Group thuê IBM để quản trị rủi ro tác nghiệp, Citibank sử dụng phần mềm CLS (continuous linked settlement). Citibank thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Hoạt đông của các phòng ban, đơn vị kinh doanh đuợc xác định, đánh giá thuờng xuyên; từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi hoạt động để giảm thiểu rủi ro tác nghiệp đuợc đua ra. Các hoạt động này đuợc tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng. Các chỉ số đo luờng rủi ro chính đuợc xác định kỹ luỡng và cụ thể, và đây là điều kiện để Citibank thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp [18].
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam hiện nay thực hiện công tác quản trị rủi ro dự trên nền tảng mô hình quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, đó là sự chủ động nghiên cứu, áp dụng những tiêu chuẩn Basle II và Basle
28
III, thông lệ Quốc tế vào quá trình quản trị rủi ro tác nghiệp.
Thực hành nguyên tắc về quản trị, cơ cấu bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng: Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam chú trọng đến công tác quản lý RRTN, mô hình quản lý RRTN đuợc định huớng theo mô hình 3 vòng kiểm soát đề cao vai trò nhận diện, đáng giá, giảm thiểu RRTN: HDQT giám sát rủi ro một cách tách biệt với Ban điều hành. vòng 1. Đó là các đơn vị kinh doanh trực tiếp, tiếp xúc với các nhân tố tạo ra rủi ro hàng ngày. Vòng 2 là các đơn vị quản lý RRTN cấp độ toàn ngân hàng. Vòng 3 là bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát.
Thực hành nguyên tắc về nhận diện, đo lường và giám sát RRTN:
Triển khai 3 công cụ cơ bản của RRTN: Cơ sở dữ liệu sự kiện tổn thất (LDC), công cụ tự đánh giá tại các luồng nghiệp vụ trọng yếu (RCSA), khung các chỉ số rủi ro chính (KRI).
Ủy ban sản phẩm cấp Tổng Giám đốc đuợc thành lập với chức năng đánh giá những RRTN tiềm ẩn hoặc rủi ro mới nổi xuyên suốt dòng đời sản phẩm, dịch vụ (truớc, trong và sau khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ).
VietinBank buớc đầu đã xây dựng đuợc hồ sơ RRTN cho phép nhanh chóng cung cấp cho Ban Lãnh đạo cấp cao về các RRHĐ chính yếu của ngân hàng.
Trong thời gian 2015 - 2017, từ những hồ sơ RRTN đã quản lý, VietinBank có thể xây dựng những chiến luợc quản trị RRHĐ trung và dài hạn cùng với việc tính vốn và quản trị vốn cho RRTN.
Giải pháp công nghệ: Ngoài việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý
cho hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp, Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam là ngân hàng đi đầu trong nghiên cứu phát triển ứng dụng các phần mềm, giải pháp hỗ trợ. Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam đã đầu tu
29
và triển khai giải pháp Hệ thống SAS Oprisk Monitor do công ty SAS cung cấp. Hệ thống SAS Oprisk Monitor được triển khai áp dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Công cụ quản lý rủi ro tác nghiệp: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sử dụng công cụ báo cáo về dấu hiệu rủi ro tác nghiệp, báo cáo về sự cố rủi ro tác nghiệp, báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường và báo cáo rủi ro đối với sản phẩm mới nhưng chưa chủ động nghiên cứu, triển khai thêm các công cụ khác như ma trận rủi ro tác nghiệp, vốn dự phòng, vốn yêu cầu cho rủi ro tác nghiệp và kế hoạch kinh doanh liên tục.
1.3.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Cùng với Ngân hàng thương mai cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cũng là một trong số ít các ngân hàng đi tiên phong trong việc xây dựng thành công bộ máy quản trị rủi ro tác nghiệp có hiệu quả của Việt Nam.
Cơ cấu bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng: Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam luôn xác định quản trị RRTN là trách nhiệm cơ bản của tất cả các nhân viên và lãnh đạo cơ sở của ngân hàng. Chiến lược QTRRTN của hệ thống được giao cho phòng quản trị rủi ro tác nghiệp trực thuộc Giám đốc khối quản lý rủi ro. Để giúp việc cho ban lãnh đạo thì bên cạnh phòng quản trị rủi ro tác nghiệp còn có 2 bộ phận là: (1) Điều phối viên quản trị rủi ro tác nghiệp tại đơn vị và (2) Nhóm làm việc về rủi ro tác nghiệp (ORWG).
Giải pháp công nghệ: Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công nghệ đối với các ngân hàng hiện đại cũng như đối với công tác QTRRTN, trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam không ngừng đầu tư và hoàn thiện hạ tầng hệ thống công nghệ nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu quản trị điều hành của ngân
30
hàng. Đồng thời Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin tiến tiến nhất vào công tác QTRRTN. Riêng năm 2013 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã đầu tư hơn 220 tỷ đồng vào hệ thống công nghệ thông tin của mình.
Công cụ quản lý rủi ro tác nghiệp: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt
Nam đã xây dựng được chương trình xây dựng dữ liệu tổn thất nhằm đảm bảo các sự kiện tổn thất đều được ghi nhận đầy đủ, chính xác và được báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền; xây dựng cơ sở dữ liệu các sự kiện tổn thất làm cơ sở để xây dựng, phát triển một hệ thống đo lường và cảnh báo đối với các rủi ro tác nghiệp và các sự kiện tổn thất, định hướng công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, tập trung vào các sự kiện trọng yếu có mức độ rủi ro cao.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho BIDV.
Qua những bài học trên ta có thể rút ra những kinh nghiêm cho BIDV trong công tác QTRRTN như sau:
- BIDV cần tham khảo để áp dụng khung quản trị rủi ro tác nghiệp theo mô hình khuyến nghị của Basel II nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tế của BIDV.
- BIDV sẽ tiến hành thu thập thông tin, phân tích dữ liệu rủi ro trên haigiác độ: tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến quá trình hoạtđộng của mình.
- BIDV cần chú trọng hơn trong công tác đào tạo, tránh trường hợp còn mang nặng tính hình thức, cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa rủi ro trong hệ thống BIDV.
- Cần phổ biến thông tin về những lỗi tác nghiệp có mức độ ảnh hưởng, đồng thời đưa ra những cảnh báo đến toàn hệ thống, tránh các trường hợp che giấu thông tin dẫn đến những đánh giá chưa chính xác về ảnh hưởng của rủi ro trong hệ thống.
31
1.3.2.1. về tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tác nghiệp [23]
Quản trị rủi ro tại NHTM hiện đại nên được tổ chức theo mô hình “3 lớp phòng vệ” với các đặc điểm quan trọng như sau:
- HDQT giám sát rủi ro một cách tách biệt với Ban điều hành.
- Lớp phòng vệ thứ 1 - Bản thân các đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản lý rủi ro trong phạm vi đơn vị.
- Lớp phòng vệ thứ 2 - Bộ phận quản lý rủi ro tập trung và độc lập có trách nhiệm phát triển, duy trì và giám sát quản lý rủi ro toàn ngân hàng.
- Lớp phòng vệ thứ 3 - Bộ phận kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập, giám sát đảm bảo tính tuân thủ với chiến lược, chính sách và các quy định quản trị rủi ro đã đặt ra.
Lựa chọn đơn vị có năng lực, có uy tín, có kinh nghiệm để tư vấn xây dựng thiết lập bộ máy, cơ cấu tổ chức, các chính sách quản trị RRTN.
1.3.2.2. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chính KRIs (key risk indicators), định lượng hóa rủi ro tác nghiệp theo cách tiếp cận AMA
Dấu hiệu rủi ro chính được phản ánh qua các chỉ số nhằm cảnh báo sớm nguy cơ xảy ra rủi ro tác nghiệp khi được xem xét trên một khía cạnh cụ thể hoặc so sánh với các mức chấp nhận đã đặt ra.
Báo cáo dấu hiệu rủi ro chính phải được xây dựng cho từng nghiệp vụ, liệt kê tần suất/số lần xuất hiện hoặc các số liệu thống kê liên quan đến những dấu hiệu rủi ro chính đã được xây dựng, theo dõi sự biến động của các số liệu thống kê, xác định những rủi ro có khả năng xảy ra.
1.3.2.3. Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro tác nghiệp, lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về rủi ro tác nghiệp
32
trong mọi mặt hoạt động của mình. Công tác QTRRTN phải thường xuyên được nghiên cứu, cải tiến, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy mô, phạm vi
hoạt động và sự phát triển của ngân hàng, phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật. Thông tin về RRTN phải minh bạch, chính xác và phải được truyền tải đầy đủ, xuyên suốt, nhất quán trong hệ thống nhằm tạo lập “văn hóa quản trị rủi ro tác nghiệp”, hỗ trợ Ban Lãnh đạo trong việc chỉ đạo, điều hành và giám sát công tác QTRRTN.
Đối với tất cả cán bộ, nhân viên cần: Phải nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tác nghiệp. Chủ động nghiên cứu, học tập và nắm vững các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ về RRTN. Đồng thời phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và/hoặc báo cáo ngay cấp có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi, nguy cơ có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của ngân hàng.
Các chốt kiểm soát về rủi ro tác nghiệp được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: lĩnh vực có lợi nhuận cao, là nghiệp vụ cơ bản của NHTM, có thể gây tổn thất nặng nề nếu xảy ra rủi ro.
1.3.2.4. Chủ động kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp từ các yếu tố bên trong NHTM như con người, quy trình, hệ thống
Hệ thống văn bản chế độ, hướng dẫn nghiệp vụ phải được ban hành đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đồng thời phải được cải tiến, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tính chất, yêu cầu, điều kiện hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tác động của rủi ro tác nghiệp đối với tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng.
Nguồn nhân lực cho tất cả các hoạt động của ngân hàng phải được bố trí đầy đủ và sắp xếp phù hợp với yêu cầu của từng bộ phận. Cán bộ, nhân viên các cấp phải nhận thức được đầy đủ mục đích ý nghĩa, tầm quan trọ ng của công tác QTRRTN đối với các hoạt động của ngân hàng, đồng thời phải được đào tạo, nắm vững quy định, hướng dẫn nghiệp vụ và trách nhiệm QTRRTN liên quan đến nhiệm vụ được giao.
33
1.3.2.5. Chủ động xây dựng phương án dự phòng nhằm giảm thiểu tác động/ hậu quả của các rủi ro tác nghiệp xuất phát từ các nguyên nhân bên ngoài
Xây dựng, diễn tập phương án phòng chống, sẵn sàng đối phó cũng như giảm nhẹ, khắc phục kịp thời hậu quả của các thảm họa như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn....
Công nghệ thông tin là yếu tố nền tảng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì vậy các ngân hàng cần xử lý tốt các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin, đặc biệt là quan tâm đến máy chủ dự phòng của hệ thống.
Phải có kế hoạch kinh doanh liên tục và kế hoạch phục hồi sau thảm họa để hạn chế tổn thất trong trường hợp các hoạt động kinh doanh bị gián đoạn vì lý do bất khả kháng hoặc xảy ra sự cố bất lợi ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng, bảo đảm tính thường xuyên liên tục của hoạt động kinh doanh.
Đối với các lĩnh vực có rủi ro cao/nghiêm trọng cần có biện pháp chuyển giao rủi ro thông qua công cụ bảo hiểm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương một tác giả đã khái quát chung về một số lý luận cơ bản về rủi ro, rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp trong kinh doanh ngân hàng. Kết hợp giữa lý luận với nghiên cứu thực tiễn về mô hình, công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của một số ngân hàng trên thế giới cũng như của một số ngân hàng thương mại tại việt nam trong việc xây dựng bộ máy quản trị rủi ro tác nghiệp, tác giả đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong việc xây dựng và vận hành bộ máy QTRRTN có chất lượng, hiệu quả. Đây chính là cơ sở để chúng ta nghiên cứu, phân tích và đánh giá chất lượng công tác QTRRTN tại các ngân hàng thương mại nói chung và của BIDV nói riêng.
Chỉ tiêu______________________ 2015 2016 2017
Tong tài sản___________________ 850.67 1.006.40 1.202.00 Tổng thu nhập hoạt động________ 24.712 30.39 39.01 Lợi nhuận truớc thuế____________ 7.47 7.66 8.66
34
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÁC NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển BIDV [19]
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách để phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài Chính, 100% sở hữu Nhà nước từ ngày 26 tháng 04 năm 1957.
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước) từ ngày 24 tháng 06 năm 1981.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14 tháng 11 năm 1990. Từ tháng 12/1994 chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức kể từ ngày 27 tháng 04 năm 2012.
Tháng 1/2014 Niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (mã Chứng khoán: BID)
BIDV là một Ngân hàng thương mại cổ phần đa năng, hướng tới hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng với các lĩnh vực kinh doanh:
- Hoạt động ngân hàng thương mại: bao gồm các hoạt động chính như 35
huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng thuơng mại khác.
- Hoạt động ngân hàng bán lẻ: tập trung phục vụ các tầng lớp dân cu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn/cho vay/thanh toán đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của cá nhân; phát triển các sản phẩm thẻ.
- Hoạt động ngân hàng đầu tu: BIDV thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tu duới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính hoặc loại hình công ty khác mà BIDV