Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (Trang 112)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Chính phủ có thể kết hợp các mối quan hệ trong khu vực và quốc tế, có thể cho phép lãnh đạo một số ngân hàng đuợc tháp tùng các đoàn

công tác

của chính phủ trong các chuyến học tập kinh nghiệm về quản lý RRTN

ở các

ngân hàng và tổ chức tài chính nuớc ngoài.

- Qua các mối quan hệ của mình chính phủ có thể mời lãnh đạo các ngân hàng lớn, có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm, lãnh đạo các tổ

chức tài

chính quốc tế hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản

lý rủi

ro tác nghiệp đến Việt Nam phổ biến kinh nghiệm của họ cho các ngân hàng

Việt Nam học tập

- Chính phủ và bộ ngành có liên quan cần tiếp tục rà soát để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đồng bộ các văn bản pháp lý điều chỉnh mô hình tổ

chức, hoạt động nghiệp vụ, thu chi tài chính của các Ngân hàng thuơng mại;

nhu luật các Tổ chức tín dụng quy định về tổ chức hoạt động của Ngân hàng

thương mại, quy định về giao dịch đảm bảo... nhằm tạo ra một hành lan

g pháp

lý an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thuơng mại.

- Chính phủ cũng cần tiếp tục nỗ lực, đưa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm khắc phục nhanh chóng tình trạng nền kinh tế tiền mặt. Mặc dù

95

vẫn là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Chính phú cũng cần nghiên cứu đua ra các giải pháp để nâng cao tính minh bạch của các chủ thế trong nền kinh tế, có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng hội nhập với nền tài chính thế giới.

- Kinh doanh ngân hàng càng phát triển, càng hiện đại thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng cao,

chính vì

vậy trong những năm gần đây, tình hình tội phạm công nghệ cao, đặc

biệt là

tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng nhiều, hoạt động trên

phạm vi rộng với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, theo dây chuyền xuyên

quốc gia, xâm phạm nghiêm trọng đến tài sản của khách hàng. Chính

phủ cần

hợp tác tốt với cảnh sát quốc tế trong việc điều tra tội phạm liên quan đến

hoạt động ngân hàng, đối với cả tội phạm nguời Việt Nam bỏ trốn ra nuớc

ngoài hay nguời nuớc ngoài sang Việt Nam.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Sau khi phân tích thực trạng QTRRTN tại BIDV, phân tích các hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của BIDV, nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các ngân hàng thuơng mại trên thế giới và tại Việt Nam, tôi xin nêu ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam nhu sau:

- Ngân hàng nhà nuớc sớm ban hành hệ thống văn bản huớng dẫn chung về công tác QTRRTN của các Ngân hàng thuơng mại để có cơ sở cho

96

ro tác nghiệp trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của công tác QTRRTN để các ngân hàng có thái độ đúng mực hơn đối với công tác này vì hiện nay chỉ có một số ít ngân hàng có triển khai công tác QTRRTN, trong khi rủi ro từ các hoạt động tác nghiệp là có thật, đã được các ngân hàng trên thế giới nhận biết, có biện pháp quản lý từ rất lâu.

- Nhanh chóng xúc tiến việc thành lập ngân hàng dữ liệu chung của ngành Ngân hàng để theo dõi dữ liệu về RRTN của các ngân hàng tại Việt

Nam, để vừa thực hiện mục đích quản lý các ngân hàng, đồng thời các ngân

hàng có thể khai thác thông tin của ngân hàng bạn để rút ra bài học kinh nghiệm cho mình, tránh lặp lại sai sót của ngân hàng bạn.

- Đưa tiêu chuẩn về hiệu quả QTRRTN vào một trong những tiêu chí đánh giá năng lực của các ngân hàng bên cạnh các chỉ tiêu truyền thống đã

sử dụng trước đây như: tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro tín

dụng, vốn tự có...đồng thời nghiên cứu áp dụng gắn liền giữa yếu tố chất

lượng, hiệu quả của công tác QTRRTN khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

xem xét cấp hạn mức, xác định giá (lãi suất) tái cấp vốn, tái chiết khấu

khi các

ngân hàng thương mại có nhu cầu vay tái cấp vốn, tái chiết khấu.

- Sau khi công tác QTRRTN được triển khai đồng bộ, rộng khắp trong toàn lãnh thổ Việt Nam, từng bước Ngân hàng nhà nước Việt Nam

97

ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng đảm bảo giám sát, thanh tra công tác QTRRTN tại các ngân hàng về việc thực hiện các quy định của Ngân hàng nhà nước trong việc QTRRTN, trong việc cung cấp thông tin RRTN cho ngân hàng dữ liệu RRTN.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, tham gia hội thảo, học hỏi kinh nghiệm về quản lý rủi ro tác nghiệp của các hiệp hội quốc tế, các

ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới để phổ biến đến các ngân hàng

Việt Nam.

- Tổ chức hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng trong nước đã triển khai áp dụng công tác QTRRTN và cá ngân hàng chưa

thực hiện công tác QTRRTN, ngân hàng đã triển khai thực hiện QTRRTN

trước đến ngân hàng thực hiện sau.

- Có thể thiết lập bộ phận (Cục hoặc Ủy ban) quản lý rủi ro tác nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để việc quản lý rủi ro tác nghiệp

được chuyên nghiệp hơn, tách biệt hơn.

- Thành lập trung tâm thông tin tác nghiệp, tương tự như Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), nhằm cập nhật, lưu trữ thông tin rủi ro tác nghiệp

của các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam để giúp các ngân hàng

tra cứu, sử dụng thông tin về rủi ro tác nghiệp, phục vụ tốt hơn cho yêu cầu

98

dự phòng cho rủi ro tín dụng được Ngân hàng nhà nước quy định rõ ràng, cụ thể và thường xuyên có sự rà soát, xem xét bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế. Còn đối với rủi ro tác nghiệp,cho đến thời điểm hiện tại thì chưa có văn bản quy định, hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước đối với việc trích lập và sử dụng dự phòng cho rủi ro tác nghiệp. QTRRTN chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu RRTN chứ không thể xóa bỏ hoàn toàn RRTN. Chính vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng nhà cần sớm xây dựng các văn bản hướng dẫn về việc trích lập và sử dụng dự phòng RRTN.

- Ngân hàng nhà nước cần tích cực tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng trong nước về công tác QTRRTN cũng tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế, các hiệp hội quốc tế về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng giúp cho các NHTM trong nước có thể thu thập, học hỏi kinh nghiệm về lĩnh vực này của ngân hàng các nước trong khu vực và trên thế giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với tầm nhìn đến 2020 BIDV phấn đấu trở thành 1 trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á [7]. Để đạt được điều này thì ưu tiên hàng đầu của BIDV xác định là “Nâng cao năng lực Quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam”. Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác QTRRTN, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cùng với những đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để góp phần ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác QTRRTN, làm tiền đề để nâng cao năng lực quản trị rủi ro của BIDV.

99

KẾT LUẬN

Rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro bao trùm lên các loại rủi ro, nó có tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của NHTM. Quản lý rủi ro tác nghiệp hiện đang là vấn đề nóng, quan trọng và cấp thiết, tuy vậy nó vẫn đuợc xem là khá mới mẻ ở Việt Nam, chua đuợc quan tâm chú trọng nghiên cứu, xem xét để đua ra những giải pháp toàn diện nhằm phòng ngừa, khắc phục, giảm thiểu nhu các loại rủi ro khác. Nhận thấy QTRRTN là vấn đề quan trọng và cấp bách, đặc biệt là với xu thế phát triển nhu hiện nay, trong môi truờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tôi đã mạnh dạn đua vấn đề QLRRTN vào nghiên cứu nhằm mục đích để xây dựng một cách có hệ thống, để nắm rõ cơ sở lý luận cho công tác QLRRTN, từ lý luận đến thực tiễn hoạt động tại BIDV đua ra các giải pháp nhằm hoàn thiện QTRRTN tại BIDV tôi công tác, đồng thời đua ra những kiến nghị đề xuất đối với BIDV, NHNN và các Bộ ngành có liên quan góp một phần nhỏ xây dựng BIDV nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung nhằm giảm thiểu rủi ro, phát triển bền vững ngành ngân hàng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Với mục tiêu của đề tài đặt ra, Luận văn đuợc viết bao gồm 3 chuơng cơ bản và hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa và phát triển hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thuơng mại Việt Nam.

Thứ hai, đi sâu vào phân tính thực trạng và chất luợng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV giai đoạn 2015-2017.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất luợng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV.

Thứ tư, đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nuớc và các Bộ, ban ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện

100

và nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng thương mại nói chung trong đó có BIDV.

Tôi rất hy vọng trong các nhóm giải pháp nêu trên, các giải pháp về hoàn thiện bộ máy QTRRTN, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chế tài xử phạt trong QTRRTN, giải pháp về con người, hoàn thiện các văn bản, quy trình, quy định sẽ là những giải pháp chiến lược, ưu tiên thực hiện để có thể nhanh chóng cải thiện và nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV.

Tuy đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện cơ sở lý luận cho QTRRTN, cố gắng đưa ra các giải pháp mang tính toàn diện với mong muốn áp dụng không chỉ tại BIDV mà còn với các NHTM, nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn hẹp, bên cạnh đó thông tin, số liệu thu thập được cũng không thể tránh khỏi thiếu sót vì tính bảo mật, do vậy đề tài của tôi sẽ có những thiếu sót nhất định. Tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chỉnh sửa của Quý thầy cô và những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn và được áp dụng vào thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. [1] BIDV(2016, 2017), Tài liệu đào tạo rủi ro tác nghiệp, BIDV - Hội sở

chính

2. [2] BIDV (2017), Báo cáo dấu hiệu và sự cố rủi ro tác nghiệp năm 2015,

BIDV - Hội sở chính

3. [3] BIDV (2017), Báo cáo dấu hiệu và sự cố rủi ro tác nghiệp năm 2016,

BIDV - Hội sở chính

4. [4] BIDV (2017), Báo cáo dấu hiệu và sự cố rủi ro tác nghiệp năm 2017,

BIDV - Hội sở chính

5. [5] BIDV (2017), Chính sách quản lý rủi ro tác ngiệp, BIDV- Hội sở chính

6. [6] BIDV, Báo các đánh giá công tác quản trị RRTNBIDV2015 - 2017,

BIDV - Hội sở chính.

7. [7] BIDV, Báo cáo thường niên BIDV2014-2017. BIDV - Hội sở chính 8. [8] BIDV, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDV năm 2015,

2016, 2017, BIDV - Hội sở chính.

9. [9] BIDV (2017), Cẩm nang tài liệu tham khảo Basel 2 trong quản trị rủi

ro, BIDV - Hội sở chính.

10.[10] Nguyễn Thủy Hằng (2015) - “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ tài chính ngân hàng Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội .

11.[11] Trần Thị Minh Thanh (2014) “Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh. Luận

nhánh Sở giao dịch 2. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh

13.[13] Nguyễn Việt Hà (2015) “Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Trường Đại học kinh tế.

14.[14] Võ Nhị Hoàng My (2011) “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phương Đông” Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

15.[15] Trịnh Quốc Trung (2016), Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng

theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình.

Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM.

16.[16] Thanhnien.vn, Lâm Viên, Vụ 32 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm biên mất (https://thanhnien.vn/thoi-su/vu-32-ti-dong-trong-so-tiet-kiem-bien- mat-bat-giam-nu-quai-sieu-lua-924717.html)

17.[17] Nguyễn Văn Tiến, đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 2002

18.[18] Vfpress.net, Mai Trang, Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động của một số NHTM trên thế giới, (http://diendan.vfpress.vn/threads/kinh- nghiem-quan-tri-rui-ro-hoat-dong-cua-mot-so-nhtm-tren-the-gioi-va- bai-

hoc-cho-viet-nam.22010/)

19.[19] website www.bidvportal.vn và bidv.com.vn. Ban quản lỷ rủi ro thị trường và tác nghiệp BIDV

20.[20] Thị trường tài chính tiền tệ số 20 (413): Quản trị rủi ro tác nghiệp tại NHTM tại Việt Nam- tháng 10/2014 (https://tailieu.vn/doc/quan-tri- rui-ro-tac-nghiep-tai-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-1894518.html)

21.[21] PGS. TS. Trần Huy Hoàng (2007), Giáo trình ”Quản trị rủi ro

22.[22] Thông tư 41/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài..

23.[23] Thông tư 13/2018/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài.

24.[24] Thông tư 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 24/11/2014 và thông tư 19/2017/TT-NHNN ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

25.[25] BIDV(2016, 2017), Tài liệu hướng dẫn chuẩn Basel 2, BIDV - Hội sở chính.

Một phần của tài liệu (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w