6. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Mục tiêu phát triển chung đến năm 2020
Sứ mệnh: BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài
chính-ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi truờng làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.
Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có chất luợng,
hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt Nam và phấn đấu trở thành một trong 20 ngân hàng hiện đại có chất luợng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á
Giá trị cốt lõi: “Hướng đến khách hàng - Đổi mới Phát triển - Chuyên
nghiệp Sáng tạo - Trách nhiệm xã hội - Chất luợng, Tin cậy”
Định hướng giá trị sản phẩm dịch vụ: Dan đầu về giải pháp toàn diện
để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thường như các ngân hàng khác trên thị trường.
Mười mục tiêu ưu tiên:
i) Hoàn tất quá trình chuyển đổi BIDV thành NHTMCP đại chúng niêm yết; hoàn thành kế hoạch Cổ phần hóa BIDV (cấu phần bán chiến lược)
TT Chỉ tiêu Tăng trưởng ĩ Tăng trưởng quy mô (bình quân giai đoạn)
ĩ Tông tài sản ĩ9,5%/năm
2 Huy động vốn ĩ7%/năm
3 Dư nợ tín dụng ĩ7%/năm
ιT ^
Cơ cấu (đến cuối kỳ)
ĩ Dư nợ và đầu tư/TÔng tài sản 95%
76
lực điều hành các cấp tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.
ii) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng
bền vững.
iii) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết; cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực
kinh doanh chính.
iv) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.
v) Nâng cao năng lực Quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam. vi) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ 2
trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn.
vii) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động.
viii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động.
ix) Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc
77
Một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển của BIDV trong thời gian tới:
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển của BIDV giai đoạn 2018-2020
2 Huy động vốn dân cư/TÔng huy động vốn 55%
3 Dư nợ bán lẻ/Tông dư nợ 39%
4 Dư nợ trung dài han/TÔng dư nợ 6ĩ%
5 Thu dịch vụ ròng/TÔng thu nhập ĩ7%
ĩĩĩ Chất lượng an toàn (đến cuối kỳ)
ĩ Tỷ lệ nợ xâu <2% 2 Hệ số an toàn vốn CAR > 8% Ỹ " Hiệu quả ĩ ROA > 23% 2 ROE > 1,4%
(Nguồn: Nghị quyết phê duyệt chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020)
Để đạt được những mục tiêu định hướng như trên, đòi hỏi BIDV phải nâng cao hơn nữa năng lực quản trị của mình, trong đó có năng lực quản trị rủi ro tác nghiệp. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa những ưu điểm và khắc phục những vướng mắc, tồn tại để công tác QTRRTN được thực hiện một cách thuận lợi, dễ dàng hơn, có hiệu quả tốt hơn là hết sức
78 cần thiết cho hệ thống BIDV hiện nay.
3.1.2. Định hướng về quản trị rủi ro tác nghiệp
về mô hình tổ chức: Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ và quy chế hoạt động của Ủy ban quản lý rủi ro.
Về những sai sót/lỗi và thiệt hại liên quan đến RRTN: Giảm thiểu cả về số lượng và tính chất của các lỗi xảy ra trong QTRRTN. Hạn chế tối đa về những tổn thất mà RRTN có thể gây ra.
Bên cạnh việc kiện toàn hệ thống thông tin RRTN thì tiếp tụ hoàn thiện và đưa vào sử dụng thư viện dấu hiệu RRTN để phục vụ tốt cho việc phân tích, cảnh báo, có biện pháp phòng ngừa đối với RRTN.
Chủ động tiếp cận các Hiệp hội quản lý rủi ro như RMA, ORX (Hiệp hội trao đổi dữ liệu RRTN)... nhằm nghiên cứu ứng dụng các dữ liệu và kinh nghiệm QTRRTN.
Tham gia Ngân hàng dữ liệu tổn thất của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Lựa chọn nhà thầu tư vấn để nâng cao năng lực quản trị RRTN nhằm đáp ứng được yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay.
Đẩy mạnh công tác đào tạo. Đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực triển khai Basel II và Basel III tại BIDV.
3.2.GIẢI PHÁP
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tác nghiệp
Mô hình tổ chức bộ máy QTRRTN được ví như khung xương sườn, có vai trò ảnh hưởng to lớn đối với chất lượng công tác QTRRTN. Trên cơ sở Hiệp định Basel II-Ngân hàng Thanh toán Quốc tế-BIS và tài liệu tư vấn của nhà thầu TAII-ING bank, TAII mở rộng-Rabo Bank và Tài chính nông thôn 3-GBRW cùng với việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và học tập kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước cũng như mô hình bộ máy QTRRTN của các ngân hàng hiện đại trên thế giới, bộ máy QTRRTN đã từng bước
79
được hoàn thiện. Với 04 bộ phận trong bộ máy QTRRTN bao gồm: Hội đồng quản trị, Uỷ Ban Quản lý rủi ro, Tổng Giám đốc và Ban, phòng chức năng: Ban QLRRTT&TN (Tại Trụ sở chính), Phòng quản lý rủi ro (tại Chi nhánh) với chức năng, nhiệm vụ được phân định cụ thể rõ ràng, trong những năm gần đây công tác QTRRTN đã ngày càng hoàn thiện hơn.
Nếu như tại trụ sở chính, công tác quản trị rủi ro được thực hiện bởi 02 ban là Ban quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm về công tác quản trị rủi ro tín
dụng và Ban QLRRTT&TN chịu trách nhiệm trong công tác quản trị rủi ro tác nghiệp thì tại các chi nhánh rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp đều do phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm quản lý. Như đã phân tích ở trên, cùng với sự phát triển, cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng như nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, rủi ro hoạt động hay còn gọi là rủi ro
tác nghiệp ngày càng gia tăng, điều này đặt ra đòi hỏi là cần phải xây dựng một
bộ phận chuyên biệt để phụ trách công tác quản trị rủi ro tác nghiệp.
Vậy để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác QTRRTN, bộ phận Quản lý rủi ro tại chi nhánh cần được bố trí đủ nguồn nhân lực và tách thành bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp hay còn gọi là bộ phận quản lý rủi ro phi tín dụng. Việc phân tách thành 2 bộ phận chuyên biệt sẽ giúp cho công tác quản trị rủi ro tác nghiệp cũng như rủi ro tín dụng được chuyên môn hóa, sát sao và cặn kẽ hơn, làm tiền đề cho việc cải thiện chất lượng quản trị rủi ro tác nghiệp.
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị rủi ro
tác nghiệp
80
Công tác QTRRTN muốn đạt được chất lượng cao đòi hỏi đội ngũ cán bộ - nhân viên - những người “sở hữu” RRTN phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc. Giải pháp về con người xét dưới góc độ QTRRTN cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất cần lưu ý đó là việc nâng cao nhận thức cho tất cả các cán bộ nhân viên của BIDV, tại bất kỳ vị trí công việc nào về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của công tác QTRRTN. Chỉ khi mọi người đều nhận thức đúng đắn về RRTN, ý thức ngăn ngừa giảm thiểu RRTN ăn sâu vào trong suy nghĩ hành động của mình thì trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày số lượng lỗi tác nghiệp sẽ giảm dần, không chỉ giảm về tổng số lượng lỗi, mức độ nghiêm trọng của lỗi mà còn giảm cả về tỷ lệ lỗi tác nghiệp bình quân trong từng mảng nghiệp vụ.
Trong công tác đào tạo cán bộ mới tại tất cả vị trí công việc: Hiện nay, theo quy định của BIDV thì khi cán bộ mới tuyển dụng vào làm việc tại BIDV thì được cử đi đạo tạo tập trung lớp cán bộ mới tại Trường đạo tạo BIDV. Thông qua lớp đào tạo cán bộ mới thì các cán bộ nắm được những kiến thức tổng quan về BIDV, những nghiệp vụ cơ bản của vị trí mình sẽ làm việc. Trong tình hình hiện tại, khi mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung, trong đó đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp thì trong chương trình đạo tạo cán bộ mới rất cần thiết phải bổ sung thêm chuyên đề về rủi ro tác nghiệp để các cán bộ mới có cái nhìn tổng quan, nắm được sơ bộ về những rủi ro thường xuyên phát sinh trong công việc để có ứng xử phù hợp khi bắt đầu công việc.
Đối với công tác đào tạo cán bộ mới trực tiếp làm công tác QTRRTN: Đối với những cán bộ mới trực tiếp làm công tác QTRRTN thì bên cạnh việc đạo tạo tại đơn vị thì Trường đạo tạo cán bộ BIDV cần nghiên cứu xây dựng và tổ chức những khóa học về QTRRTN cơ bản và QTRRTN nâng cao; tổ
81
chức những buổi hội thảo để gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về QTRRTN. Ban QLRRTT&TN cần phát huy vai trò đầu tầu trong công tác đào tạo hoặc cử cán bộ đến đào tạo nghiệp vụ QTRRTN cho các cán bộ tại những chi nhánh mới được thành lập. Việc xây dựng mô hình, quy trình, quy định về QTRRTN trên cơ sở nghiên cứu, học tập kinh nghiệm QTRRTN của các ngân hàng hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng công tác QTRRTN thì việc cử cán bộ định kỳ tham quan, học tập kinh nghiệm QTRRTN là một trong những công việc cần được chú trọng triển khai thường xuyên. Những cán bộ làm công tác QTRRTN, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo trực tiếp phụ trách QTRRTN phải thực sự sử dụng thành thạo ngoại ngữ để có thể nghiên cứu các tài liệu nước ngoài cũng như lĩnh hội, truyền đạt kiến thức QTRRTN đến các cán bộ một cách hiệu quả nhất. Yêu cầu này đòi hỏi ban lãnh đạo cũng như Ban tổ chức cán bộ cần sớm nghiên cứu và đưa ra yêu cầu về trình độ ngoại ngữ chuẩn đối với các cán bộ phụ trách công tác QTRRTN.
3.2.3. Hoàn thiện các văn bản, quy trình, quy định
Công cụ dấu hiệu rủi ro chính được sử dụng trên cơ sơ khai thác dữ liệu tại chương trình báo cáo dấu hiệu rủi ro chính (một chương trình do Trung tâm công nghệ thông tin của BIDV xây dựng), theo đó các dấu hiệu rủi ro chính sẽ được tập hợp theo từng mảng nghiệp vụ và các đơn vị sẽ chiết xuất các báo cáo dấu hiệu rủi ro chính trong chương trình phục vụ công tác QTRRTN. Mặc dù các dấu hiệu rủi ro được cập nhật trong chương trình đã bao quát các mảng nghiệp vụ tương đối đầy đủ, tuy nhiên trên thực tế tại các đơn vị vẫn thường xuyên ghi nhận các dấu hiệu rủi ro mới phát sinh mà chưa có trong chương trình. Mỗi chi nhánh khác nhau lại thường xuyên phát sinh thêm những dấu hiệu rủi ro khác nhau. Có những dấu hiệu rủi ro nếu không được phổ biến, có biện pháp ứng phó kịp thời thì hậu quả sẽ gặp phải không lớn nhưng cũng có nhiều dấu hiệu rủi ro nếu không được phổ biến, cảnh báo
82
kịp thời trong hệ thống sẽ có thể dẫn đến hậu quả khó luờng. Theo quy định hiện tại thì các dấu hiệu rủi ro chính sẽ đuợc xem xét, điều chỉnh, bổ sung định kỳ 6 tháng/lần hoặc những khi có sự thay đổi lớn trong các quy trình nghiệp vụ có liên quan. Mặt khác, chuơng trình báo cáo dấu hiệu rủi ro chính do Trung tâm công nghệ thông tin của BIDV xây dựng, do vậy việc điều chỉnh, bổ sung các dấu hiệu rủi ro tác nghiệp vào bộ dấu hiệu trong chuơng trình là tuơng đối đơn giản, không tốn kém nhiều thời gian, nguồn lực cũng nhu chi phí của BIDV. Chính vì vậy, thay vì quy định cập nhật các dấu hiệu rủi ro mới phát sinh theo định kỳ 6 tháng/lần hay những khi có thay đổi lớn trong quy định quy trình nghiệp vụ BIDV có thể xem xét để điều chỉnh việc cập nhật các dấu hiệu rủi ro theo huớng: ngay khi có phát sinh các dấu hiệu rủi ro tác nghiệp mới các đơn vị có trách nhiệm báo cáo kịp thời tới Ban QLRRTT&TN để cập nhật kịp thời (cập nhật ngay đối với các dấu hiệu đuợc đánh giá là có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc cập nhật định kỳ hàng tháng đối với các dấu hiệu còn lại) vào chuơng trình báo cáo dấu hiệu rủi ro chính. Ngoài ra, đối với với các dấu hiệu đuợc đánh giá là có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng thì ngoài cập nhật trên chuơng trình thì cũng cần đua ra cảnh báo trên trang Web nội bộ để các chi nhánh cập nhật và phổ biến kịp thời đến các cán bộ.
Một số văn bản cần rà soát định kỳ để bổ sung và hoàn thiện nhu: văn bản quy định về quản lý RRTN, cẩm nang về quản lý RRTN, các văn bản về huớng dẫn nhận biết cảnh báo dấu hiệu rủi ro, văn bản huớng dẫn thu thập dữ liệu và rà soát báo cáo, xác định các hạn mức và quy trình về tổng hợp báo cáo đo luờng rủi ro, quy trình về huớng dẫn các biện pháp kiểm soát và xử lý rủi ro, các quy định và huớng dẫn về QTRRTN theo chuẩn Basel 2.
Về chế độ báo cáo QTRRTN, theo quy định hiện tại: các báo cáo định kỳ đuợc thực hiện định kỳ 03 tháng/lần. Để đảm bảo cập nhật kịp thời tình
83
hình rủi ro của toàn hệ thống, cung cấp thông tin hữu hiệu cho công tác QTRRTN, để các công cụ báo cáo thực sự là kênh thông tin hữu ích cho công tác QTRRTN của toàn hệ thống, việc xem xét rút ngắn thời gian thực hiện các báo cáo định kỳ này theo tháng cũng nên đuợc thực hiện.
3.2.4. Xây dựng và kiện toàn hệ thống thông tin rủi ro tác nghiệp
Để có thể xây dựng và kiện toàn hệ thống thông tin RRTN, Hội đồng quản trị; Uỷ Ban Quản lý rủi ro; Tổng Giám đốc; Ban QLRRTT&TN (tại Trụ sở chính) và Phòng quản lý rủi ro (tại Chi nhánh) cần quan tâm đến việc cập nhật thông tin trên chuyên trang của Ban theo huớng:
- Cập nhật thuờng xuyên và kịp thời thông tin, báo cáo đánh giá, phân tích về tình hình RRTN của toàn BIDV, hệ thống ngân hàng Việt Nam
và các
ngân hàng trên thế giới. Các thông tin này rất hữu ích không chỉ đối với các
cán bộ trực tiếp làm công tác QTRRTN mà còn đối với cả cán bộ đang công
tác tại các bộ phận nghiệp vụ của BIDV.
- Đua ra cảnh báo sớm đối với những dấu hiệu RRTN, sự cố RRTN mới. Các dấu hiệu RRTN, sự cố RRTN mới phát sinh cần đuợc đánh giá kỹ
luỡng về mực độ ảnh huởng, khả năng phát sinh tại các chi nhánh và có cảnh
báo kịp thời đối với các chi nhánh.
- Xây dựng diễn đàn hoặc chuyên mục hỏi/đáp trên chuyên trang của Ban QLRRTT&TN để các cán bộ có điều kiện trao đổi thông tin, học
hỏi kinh
nghiệm về RRTN trong toàn hệ thống. Cũng giống nhu diễn đàn hoặc