Nội dung phát triển Ngân hàng số tại các Ngân hàng

Một phần của tài liệu 1277 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 32)

Các kênh kết nối với khách hàng

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, ngân hàng phải hiện đại hóa để có nhiều kênh kết nối với khách hàng như: Chi nhánh và các điểm giao dịch, Internet Banking, Mobile Banking, Kiosk, Website, Trung tâm chăm sóc khách hàng/Contact Center, kênh Mạng xã hội.... Ngân hàng cần có nền tảng vững chắc về công nghệ để đảm bảo các dịch vụ ngân hàng được cung cấp một cách dễ dàng trên nhiều kênh khác nhau với thông tin được xuyên suốt, chất lượng dịch vụ tương đồng giữa các kênh. Ngân hàng số sẽ thúc đẩy việc phát triển các kênh phân phối số, kết hợp với kênh quầy và số hóa kênh quầy (như hệ thống tự phục vụ tại quầy) nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Một yêu cầu cơ bản của Ngân hàng số khi triển khai nhiều kênh kết nối với khách hàng là các kênh đó phải có sự liên thông và đảm bảo tính đồng nhất về dịch vụ giữa toàn bộ các kênh mà khách hàng đã giao dịch. Trên thị trường hiện nay, các đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp ngân hàng cốt lõi đã đáp ứng được yêu cầu này dưới tên gọi Omni-Channel (đồng nhất các kênh) nhằm hỗ trợ ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ đa kênh và đồng nhất trải nghiệm người dùng.

Tự động hóa quy trình

Yêu cầu tự động hóa tối đa các quy trình cung cấp sản phẩm, quy trình tác nghiệp ngân hàng qua các kênh kết nối là đòi hỏi bắt buộc của Ngân hàng số. Các giải pháp mới cho phép các ngân hàng ứng dụng các công nghệ hiện đại như quản lý khoản vay (LOS - Loan Origination System), quản lý quy trình kinh doanh (BPM - Business Process Management),... trong việc xây dựng và điều chỉnh quy trình. Các ngân hàng trang bị các giải pháp hỗ trợ cho quá trình tự động hóa quy trình cung ứng dịch vụ để kết hợp với kênh phân phối số, cung cấp các sản phẩm công nghệ cao cho khách hàng. Với hệ thống ngân hàng cốt lõi mới trên thị trường hiện nay - Core Banking, nội dung tự động hóa được hỗ trợ thông qua các tính năng mới như thiết kế sản phẩm theo phân khúc khách hàng riêng biệt, quản lý việc cung cấp các sản phẩm này qua các kênh phân phối khác nhau.

Hỗ trợ ra quyết định

Để đơn giản hóa quy trình, cung cấp sản phẩm đúng đối tượng khách hàng trên các kênh khác nhau đòi hỏi hệ thống ứng dụng của ngân hàng phải xử lý được khối lượng lớn dữ liệu trong nội bộ ngân hàng cũng như dữ liệu ngoài hệ thống phục vụ cho việc ra quyết định. Do đó, hệ thống công nghệ của Ngân hàng số cần có khả năng xử lý dữ liệu nhanh hơn và chính xác hơn, dựa trên nguyên tắc quản trị rủi ro và sự lựa chọn của khách hàng. Tỷ trọng

các quyết định tự động trong kinh doanh dựa trên phân tích số liệu càng lớn thì mức độ số hóa càng cao.

Đổi mới sáng tạo về sản phẩm và kinh doanh

Trong quá trình xây dựng Ngân hàng số yêu cầu ngân hàng phải có những nghiên cứu để đổi mới, đột phá, tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ để đảm bảo sức cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng như cạnh tranh với các đối thủ công nghệ ngoài lĩnh vực ngân hàng (các công ty Fintech như Google, Apple...). Hiện nay cung cấp dịch vụ thanh toán trên Mobile là lĩnh vực mà các giải pháp Ngân hàng số phải hết sức quan tâm, để tạo sự khác biệt trong cạnh tranh cũng như chiến thắng các đối thủ tiềm năng - các công ty Fintech. Như vậy, ngoài việc đổi mới sáng tạo về sản phẩm cung cấp cho khách hàng, các ngân hàng cũng phải đổi mới sáng tạo trong cách quản lý kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu 1277 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w