Một số kiến nghị với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước để tạo

Một phần của tài liệu 1277 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 120 - 126)

điều kiện phát triển Ngân hàng số

Để ngành ngân hàng Việt Nam chủ động và chuyển đổi thành công trong cuộc CMCN 4.0, vai trò của Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước trong kiến tạo và hỗ trợ đối với việc phát triển khoa học công nghệ trong cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là ngành ngân hàng rất quan trọng. Theo đó, để thúc

đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại trong ngành ngân hàng trong đó có LienVietPostBank, đề tài gợi mở một số kiến nghị cụ thể như sau:

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Triển khai cơ sở dữ liệu tập trung về dân cư, thông qua hệ thống này mỗi người dân sẽ có một định danh duy nhất. Hệ thống có thể nhận dạng thông qua hình thức sinh trắc học để người dân có thể sử dụng đăng ký các dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời cho phép ngân hàng được kết nối trực tiếp với các trung tâm dữ liệu về căn cước công dân của Chính phủ và các trung tâm thông tin tín dụng để có thể nhận biết khách hàng và phân tích lịch sử tín dụng của khách hàng trực tuyến. Hay cho phép sử dụng và công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, dữ liệu điện tử, chữ ký điện tử... Các ngân hàng hoặc công ty tài chính cần phải hiểu rõ khách hàng bằng cách sử dụng chương trình nhận diện khách hàng (Customer Identification Program - CIP) sử dụng nguồn văn bản, dữ liệu hoặc thông tin đáng tin cậy và độc lập để xác minh danh tính của khách hàng, địa chỉ tạm trú và thường trú, bản chất của cá thể kinh doanh, tình hình tài chính và các thông tin tương tự khác. Thông qua định danh khách hàng điện tử (e-KYC) bằng các hình thức phi giấy tờ truyền thống như sinh trắc học (mắt, khuôn mặt, vân tay), ảnh chụp bản mềm, e- KYC có thể giải quyết các vấn đề của tài chính truyền thống như (i) Giảm thời gian và chi phí nhân lực của việc nhận dạng khách hàng khi tới giao dịch, hoặc khi khách hàng chuyển sang một tổ chức tín dụng mới, khách hàng không phải khai lại nhiều lần một loại thông tin; (ii) Giảm chi phí và thời gian điền các mẫu đơn, giấy tờ giao dịch thông qua điện tử hóa chứng từ của khách hàng; (iii) Giảm chi phí công chứng, thuê luật sư đánh giá mức độ chính xác của các giấy tờ gốc và lưu trữ tại ngân hàng khi vay vốn, hoặc thực hiện các giao dịch; và (iv) Giảm nguy cơ rửa tiền khi cơ sở hạ tầng về định danh khách hàng được các tổ chức tín dụng cùng chia sẻ.

- Thúc đẩy việc giáo dục, phổ cập các kiến thức về giao dịch tài chính, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân về thanh toán trực tuyến, tạo sự chuyển biến căn bản về thanh toán không dùng tiền mặt nhằm thúc đẩy nhu cầu tiếp cận các dịch vụ Ngân hàng số tại Việt Nam.

- Nhà nước cần đẩy mạnh các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hạ tầng CNTT như nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí tạo điều kiện cho người dân toàn quốc có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc kinh doanh; xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh, tốc độ cao, không bị nghẽn mạch với giá cước phù hợp, có biện pháp hạn chế độc quyền viễn thông.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới để nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo môi trường tốt cho các ngân hàng phát triển cung ứng SPDV tài chính trên nền tảng công nghệ số. NHNN cùng với các Bộ, Ngành cần rà soát các quy định pháp luật, các chính sách về công nghệ để khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực tài chính, tạo dựng một sân chơi bình đẳng, minh bạch, các quy định phù hợp và chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết, giải quyết các vấn đề về bảo mật, sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng.

- NHNN xem xét nghiên cứu cơ chế cho phép các ngân hàng được lựa chọn và phát triển hệ thống đại lý, ban hành quy định về tiêu chuẩn, giới hạn, hạn mức... của đại lý. Đây là những điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp dịch vụ nộp tiền mặt vào ví điện tử, dịch vụ ngân hàng có giới hạn. Người dân mọi lúc, mọi nơi có thể đến các đại lý của ngân hàng để nộp tiền mặt vào ví hay tài khoản Ngân hàng số từ những món tiền nhỏ để

thanh toán các dịch vụ điện, nước, viễn thông, chuyển tiền, gửi tiết kiệm online... Đồng thời, hệ thống đại lý cũng là các điểm phát triển người dùng, hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng ví điện tử, Ngân hàng số; làm dịch vụ Ngân hàng số cho những người dân chưa có điện thoại di động thông minh hay chưa biết sử dụng. Giải pháp này giải quyết được hạn chế của ngân hàng về thời gian, không gian địa lý, về phương thức dịch vụ, tiết kiệm chi phí, thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng và đặc biệt là giúp cho ngân hàng có thể huy động tín dụng từ tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm, cho vay tiêu dùng nhỏ lẻ các tầng lớp người dân và góp phần hạn chế tín dụng đen. Đồng thời đây sẽ là động lực lớn để tạo cánh tay nối dài cho các ngân hàng đến mọi nơi trên toàn quốc, góp phần thúc đẩy nhanh, mạnh hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch thương mại, trả phí dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công có thu.

- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN cần tăng cường trách nhiệm phối hợp nghiên cứu, truyền thông về những phương thức, thủ đoạn gian lận, nắm bắt tình hình thực tế để kịp thời chỉ đạo các tổ chức nâng cao cảnh giác và phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật trong các giao dịch ngân hàng trực tuyến.

- Tổ chức các Hội thảo/Diễn đàn về Ngân hàng số, qua đó giúp các NHTM học hỏi, chia sẻ, là cầu nối để các NHTM hợp tác với các tổ chức khác đã nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật số và xây dựng/chuyển đổi thành công Ngân hàng số.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 phát triển vũ bão, chuyển đổi mô hình Ngân hàng số đã trở thành xu thế tất yếu trên thế giới và các ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ngân hàng số mở ra những cơ hội, triển vọng chưa từng có nhưng đi kèm với đó là không ít những thách thức mới khó khăn hơn trước. Phát triển Ngân hàng số không đơn thuần chỉ là thực hiện các dự án công nghệ mà là cả một quá trình chuyển đổi hình thái kinh doanh hoàn toàn mới. Do đó hệ thống các NHTM nói chung và LienVietPostBank nói riêng cần có kế hoạch dài hạn phù hợp, tập trung nguồn lực thực hiện đồng bộ các giải pháp thay đổi toàn diện mọi mặt hoạt động, giải quyết những vấn đề đặc thù trong chính nội tại ngân hàng, nhanh chóng đưa Ngân hàng số trở thành mô hình chủ đạo, phát triển an toàn và hiệu quả. Song song với nỗ lực từ bản thân Ngân hàng còn cần có sự ủng hộ, tạo điều kiện tối đa từ phía Chính phủ, các cơ quan quản lý và đặc biệt là sự thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dùng, quan tâm, đón nhận những xu hướng dịch vụ mới từ khách hàng - hạt nhân quan trọng của mọi hoạt động ngân hàng.

KẾT LUẬN

Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài “Phát triển Ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng như sau:

Thứ nhất, hệ thống lại quá trình phát triển mang tính nền tảng của cuộc CMCN 4.0, làm rõ khái niệm Ngân hàng số, chỉ ra những ưu điểm và sự cần thiết phải chuyển đổi sang mô hình hiện đại này. Trên cơ sở đó, khái quát về sự

phát triển Ngân hàng số tại các ngân hàng và tổ chức tài chính trên thế giới. Thứ hai, phân tích tình hình phát triển hoạt động Ngân hàng số tại LienVietPostBank, từ đó nhìn nhận những thuận lợi cũng như khó khăn, hạn chế để có những định hướng, giải pháp phù hợp cho việc phát triển và ngày càng hoàn thiện dịch vụ Ngân hàng số tại LienVietPostBank.

Thứ ba, trên cơ sở những cơ hội, thách thức khi phát triển hoạt động Ngân hàng số tại Việt Nam và định hướng phát triển của LienVietPostBank trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị đối với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy quá trình phát triển Ngân hàng số tại LienVietPostBank.

Trong quá trình nghiên cứu, dù đã rất nỗ lực nhưng do tính chất mới mẻ, phức tạp của vấn đề nghiên cứu, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và cần có các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo để có thể cập nhật và hoàn thiện các ý tưởng nghiên cứu một cách hiệu quả. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Brett King (2014), Bank 3.0 tương lai của ngân hàng trong kỷ nguyên số,

NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Chính phủ (2016), Quyết định số 2545/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

3. Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

4. IDG Việt Nam (2017), Báo cáo về Dịch vụ Ngân hàng: Hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam.

5. Lê Quốc Anh và Lê Thị Trâm Anh (2018), Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến hệ thống Ngân hàng Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc gia CMCN 4.0 và những đổi mới trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Quyết định số 488/QĐ-NHNN ngày 27/03/2017 của Thống đốc NHNN v/v ban hành Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin của các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2017 - 2020.

7. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (2014 - 2018), Báo cáo thường niên.

8. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (2016 - 2019), Báo cáo Kết quả kinh doanh Ví Việt.

9. Phạm Thị Hải Yến (2018), Thực trạng và giải pháp phát triển Ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

10. Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư (2018), Dự án Khảo sát và bình chọn Ví điện tử tiêu biểu Việt Nam năm 2018.

11. Tổng cục thống kê (2018), Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2018.

12. Vũ Hồng Thanh (2016), Ngân hàng số - hướng phát triển mới cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 21, tháng 12/2016.

Tiếng Anh

13. American Banker (2018), Digital banking.

14. Business Insider (2016), The Fintech Feport 2016: Financial Industry Trends and Investment.

15. Citigroup (2018), Bank of the future: The ABCs of Digital Disruption in Finance.

16. Gaurav Sarma (2017), What is digital banking.

17. IBM (2015), Becoming a Digital Bank is More Than Rebranding.

18. Klaus Schwab (2016), The Fourth Industrial Revolution.

19. McKinsey (2015), Digital Banking in ASEAN.

20. PwC (2017), Global Fintech Report 2017.

21. We are Social (2019), Vietnam Digital Landscape 2019.

Website

22. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, https://www.lienvietpostbank.com.vn/. 23. Ngân hàng TMCP Ngoại thương, https://www.vietcombank.com.vn/. 24. Ngân hàng TMCP Tiên Phong, https://tpb.vn/.

25. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, https://www.vpbank.com.vn/. 26. Ví Việt, https://viviet.vn/.

Một phần của tài liệu 1277 phát triển NH số tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 120 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w