Doanh nghiệp công nghệ tài chính (hay Fintech) đã trở thành một hiện tượng, một xu thế phát triển nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo các start ups, các nhà đầu tư cũng như Chính phủ nhiều nước trên thế giới. Fintech tác động mạnh mẽ tới hệ sinh thái tài chính - ngân hàng, trong đó, hệ thống ngân hàng truyền thống chịu tác động nhiều nhất, cả về nghiệp vụ và quản trị. Fintech tạo ra tác động tích cực như tăng mức độ phổ cập tài chính, tăng tự động hóa, giảm chi phí giao dịch, giúp nâng cấp và cải tiến dịch vụ, phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, giảm rủi ro. Tuy vậy, các tác động tiêu cực là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân hàng ở một số lĩnh vực, sự liên kết và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng bị suy giảm, rủi ro do tội phạm công nghệ trong lĩnh vực tài chính tăng cao. Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động đầu tư vào Fintech trên toàn cầu.
Biểu đồ 1.1. Thống kê đầu tư vào Fintech trên toàn cầu
Nguồn: Fintech Global
Theo thống kê của Fintech Global, sự gia tăng đầu tư vào Fintech đặc biệt mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2014 trở lại đây. Nếu như trong giai đoạn 2010 - 2013, lượng đầu tư vào Fintech dao động trong khoảng 2 - 4 tỷ USD thì đến năm 2017, con số này đã tăng lên gấp 10 lần đạt xấp xỉ 40 tỷ USD và đạt kỷ lục hơn 62 tỷ USD vào năm 2018. Điều này cho thấy lĩnh vực này sẽ tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
1.3.2.1. Thành tựu của hệ sinh thái Ant Financial
Ant Financial là một trong những Fintech lớn nhất thế giới với tầm nhìn chiến lược dựa trên: (i) Tập trung vào sức mạnh của Internet và Big Data, (ii) Trao quyền cho các tổ chức tài chính để hình thành một hệ sinh thái, (iii) Phục vụ khách hàng SME và cá nhân. Các ứng dụng nổi bật trong hệ sinh thái như:
- Quỹ thị trường Yu ’e Bao cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt: Yu’e Bao là quỹ lớn nhất trên thế giới với tổng tài sản khoảng 1.5 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 230 tỷ USD) và số lượng người dùng tích lũy khoảng 330 triệu,
tương ứng trung bình mỗi người dùng là 400.000 Nhân dân tệ (710 USD). Với lợi thế về công nghệ, Yu’e Bao cho phép trải nghiệm người dùng với tần suất cao, cùng với sự hỗ trợ từ ứng dụng Big Data giúp quản lý rủi ro thanh khoản cũng như phân tích các điểm mua lại của khách hàng trong tương lai.
- Nền tảng cho vay P2P Zhao Cai Bao: Bắt đầu từ năm 2014, nền tảng này cho phép các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ vay vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư với sự đảm bảo từ tổ chức tài chính (mỗi khoản vay được chia cho tối đa 200 nhà đầu tư). Trung bình một khoản vay là 70.000 Nhân dân tệ (tương đương 11.000 USD) với thời hạn từ 3-12 tháng và lãi suất hàng năm khoảng 3-5%.
- Cho vay tiêu dùng trực tuyến Hua Bei: Ra mắt vào tháng 12/2014, đến tháng 06/2018, dư nợ của Hua Bei đạt 160 tỷ Nhân dân tệ (25 tỷ USD). Số tiền cho vay tối đa lên tới 30.000 Nhân dân tệ (tương đương 4.750 USD), với thời hạn miễn lãi 50 ngày, và mức vay trung bình là khoảng 3.000 Nhân dân tệ (475 USD) cho mỗi người đi vay. Hua Bei đã có sự kết hợp ăn ý với các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba bằng cách thúc đẩy tiêu dùng một cách hiệu quả. Dữ liệu lớn từ các giao dịch qua Hua Bei cũng cho phép Ant Financial cung cấp các dịch vụ tài chính tùy biến hơn cho người dùng.
- Cho vay tiền mặt trực tuyến Jie Bei: Jie Bei là một sản phẩm cho vay tiền mặt trực tuyến do Ant Financial phát hành năm 2015. Đề nghị vay vốn được thực hiện trên nền tảng Alipay, với khoản vay chuyển vào tài khoản Alipay của người vay. Khoản vay dao động từ 1.000 - 50.000 Nhân dân tệ (khoảng 150-8.000 USD), với thời hạn vay thường lên đến 12 tháng tùy thuộc vào điểm tín dụng của người vay, mức cho vay trung bình là 700 Nhân dân tệ (110 USD) cho mỗi người vay. Tính đến giữa năm 2018, dư nợ cho vay của Jie Bei đã đạt đến 100 tỷ Nhân dân tệ (16 tỷ USD).
1.3.2.2. Thành công của Tencent (Trung Quốc)
Tencent sở hữu và vận hành Tenpay, cho phép người dùng chuyển tiền qua Wechat - một ứng dụng nhắn tin xã hội. Với 980 triệu tài khoản người dùng hoạt động hàng tháng tính đến 09/2018 (tăng 16 % so với cùng kỳ), ứng dụng nhắn tin di động Weixin của Tencent đã trở thành nền tảng đa năng mạnh mẽ, bao gồm tích hợp dịch vụ của bên thứ ba là thanh toán và dịch vụ tài chính.
Năm 2015, Tencent đã khai trương WeBank là ngân hàng trực tuyến đầu tiên của Trung Quốc. WeBank về cơ bản là nơi kết nối các khách hàng của ngân hàng với các tổ chức tài chính. Các dịch vụ chính bao gồm cung cấp các dịch vụ đầu tư như các quỹ thị trường tiền tệ, cho vay DNVVN, nông dân và cá nhân. Vào tháng 5/2015, WeBank ra mắt sản phẩm cho vay đầu tiên Weilidai cung cấp tín dụng vi mô với quy mô lên đến 200.000 Nhân dân tệ (30.000 USD) mà không cần đảm bảo hoặc ký quỹ với mức lãi suất hàng ngày là 0,05%o (khoảng 20 %o/năm). WeBank quảng bá dịch vụ của mình trên
WeChat và QQ là những ứng dụng truyền thông nổi bật. Tính đến tháng 6/2017, WeBank đã cho vay tổng cộng 2000 tỷ Nhân dân tệ (30 tỷ USD) với trung bình khoản vay là 8.000 Nhân dân tệ (1.250 USD).
1.3.2.3. Thành công của Amazon
Trên toàn cầu, Amazon đã mở rộng sự tham gia của mình vào tài chính bằng cách cho vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vi mô trên thị trường của mình. Kể từ khi ra mắt vào năm 2011, tính đến tháng 06/2017 Amazon Lending đã cho vay trên 3 tỷ USD. Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6 năm 2017, Amazon đã cho vay hơn 1 tỷ USD cho hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ với các khoản vay đặc trưng khoảng từ 1.000 USD đến 750.000 USD.
Phương tiện thanh toán toàn cầu của Amazon (Amazon Pay) cho phép người dùng thanh toán cho những điểm chấp nhận thanh toán của Amazon và cả không phải của Amazon. Gần 30 % các khoản thanh toán của Amazon dành cho người bán không bán hàng trên Amazon và tăng trưởng gần 110 % trong năm 2016 - 2017, kết thúc năm với 33 triệu khách hàng đã trả tiền giao dịch với các nhà bán lẻ không phải của Amazon. Trong thực tế, Amazon cũng cung cấp dịch vụ hậu cần cho các nhà bán lẻ này.
Sự mở rộng toàn cầu của Amazon đang gia tăng với hàng loạt vụ mua lại về trí tuệ nhân tạo/dữ liệu và điện toán đám mây lớn cũng như mua lại công nghệ lõi trong những năm gần đây như công nghệ thanh toán di động của GoPago và công ty thanh toán TextPayMe.
1.3.2.4. Thành công của Ví điện tử Google Tez
Google Tez là một ứng dụng ví điện tử dựa trên nền tảng UPI7, cho phép người dùng liên kết số điện thoại di động với tài khoản ngân hàng của họ để thanh toán cho hàng hoá trong các cửa hàng thực/trực tuyến và tạo thuận lợi cho chuyển đổi P2P. Các tính năng độc đáo của nó bao gồm (i) Chế độ "Cash Mode" đặc biệt cho phép người dùng thanh toán cho người dùng Tez gần đó mà không cần trao đổi thông tin cá nhân (Audio QR); (ii) Hợp tác của Google với các trang web thanh toán của bên thứ ba để tạo điều kiện thanh toán nhanh ngoài việc chuyển khoản ngân hàng thông thường bằng UPI; (iii) Bổ sung hỗ trợ kinh doanh để cho phép các điểm chấp nhận thanh toán bắt đầu các kênh Tez của riêng mình; và (iv) Giao diện thanh toán được nhúng trong cửa sổ tương tự như trò chuyện.
7 Nền tảng UPI (Unified Payments Interface: giao diện thanh toán hợp nhất) là hệ thống thanh toán số được thiết lập bởi Tổng Công ty Thanh toán Quốc gia của Ấn Độ (NCPI) vào tháng 08/2016 với mục tiêu đơn giản hóa các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng trên nền tảng ứng dụng di động. UPI cho phép tích hợp các tài khoản ngân hàng trên cùng một ví điện tử.
Tính năng “Cash Mode” của Google là một công nghệ độc quyền cho phép ứng dụng tự động ghép nối với người gửi/người nhận gần đó sử dụng âm thanh siêu âm mà không cần trao đổi thông tin cá nhân nhạy cảm - theo đó cho phép thanh toán ngay từ một tài khoản ngân hàng khác. QR âm thanh hoạt động trên hầu hết các điện thoại thông minh bằng loa và micro. Để thực hiện thanh toán bằng Audio QR, hai người dùng có thể mang điện thoại gần nhau, nhấn thanh toán hoặc yêu cầu thanh toán, nhập số tiền/mô tả, chọn hình thức thanh toán và sau đó tiến hành thanh toán bằng cách nhập PIN UPI của họ.
Google Tez đã chiếm 53% thị phần trong thị trường giao dịch UPI trong tháng 10/2017 và tăng lên 730%0 trong tháng 11. Tính đến tháng 12/2017, Google Tez đã có 12 triệu user hoạt động với khoảng 500 nghìn điểm chấp nhận thanh toán và xử lý được hơn 140 triệu giao dịch.