ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG Tư VẤN TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu 0895 hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại CTY CP chứng khoán NH công thương luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 65 - 82)

2.3.1. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại VietinBankSc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể:

Mức độ phát triển của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của VietinBankSc trong giai đoạn 2015 - 2017 được thể hiện duy trì và phát triển quan hệ với nhiều đối tác là các Tập đoàn, Tổng công ty lớn đồng thời nỗ lực tìm kiếm, triển khai các giao dịch quy mô lớn gắn liền với các khách hàng có tên tuổi tạo bàn đạp vững chắc cho sự phát triển thương hiệu. Kết quả 33,3 tỷ đồng doanh thu tư vấn tài chính doanh nghiệp năm 2017 đã giúp Khối tư vấn TCDN của VietinBankSc có được vị thế vững chắc trong mảng tư vấn TCDN trên thị trường.

Đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán

Trong giai đoạn 2015 - 2017, VietinBankSc đã cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp cho hơn 150 doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình thành công, tăng vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán... Thông qua đó, VietinBankSc đã giúp doanh nghiệp hiểu hơn về thị trường chứng khoán, giúp thị trường chứng khoán phát huy được chức năng là kênh dẫn vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế.

Về số lượng hợp đồng tư vấn:

VietinBankSc luôn là một trong số những CTCK có số lượng hợp đồng lớn trong số các CTCK cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp trên thị trường. Năm 2017 là một năm khó khăn với hoạt động tư vấn với 78 hợp đồng hoàn thành, so với con số 136 hợp đồng của năm 2016, 107 hợp đồng của năm 2015. Tuy nhiên số lượng hợp đồng của nghiệp vụ tư vấn phát hành trái phiếu (nghiệp vụ mang lại phần lớn doanh thu cho bộ phận tư vấn) vẫn giữ được con số ổn định.

Về thời gian hoàn thành một hợp đồng tư vấn

Với kinh nghiệm hỗ trợ hàng loạt các doanh nghiệp lớn, VietinBankSc có thể cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp tốt nhất.

52

Khi doanh nghiệp có nhu cầu về dịch vụ, VietinBankSc luôn cam kết trợ giúp doanh nghiệp chuyển đổi một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

về doanh thu hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tu vấn tài chính doanh nghiệp vẫn tiếp tục giữ vững là hoạt động nòng cốt của VietinBankSc.

Điều này đã đuợc thể hiện qua doanh thu tu vấn năm 2015 đạt 77 tỷ đồng, năm 2016 đạt 24,4 tỷ đồng và năm 2017 là 33,3 tỷ đồng đóng góp lần luợt là 32,85%, 10,35% và 11,56% vào tổng doanh thu của VietinBankSc. Mặc dù với sự cạnh tranh gay gắt trên thị truờng khiến hoạt động tu vấn của VietinBankSc gặp nhiều khó khăn nhung bộ phận tu vấn tài chính doanh nghiệp của VietinBankSc đã nỗ lực để vuợt qua khó khăn và tạo nên sự khác biệt, kết thúc năm 2017 doanh thu tu vấn đạt 33,3 tỷ đồng, chiếm 11,56% doanh thu của VietinBankSc. Ngoài ra, VietinBankSc là CTCK hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ tu vấn phát hành chứng khoán, đặc biệt là tu vấn phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp.

Có thể nói, không chỉ giữ vững là một trong những công ty chứng khoán lớn mạnh nhất trong suốt thời gian thành lập cho đến nay, các sản phẩm dịch vụ tu vấn tài chính doanh nghiệp của VietinBankSc đã vuợt ra khỏi các sản phẩm truyền thống nhu tu vấn xây dựng phuơng án cổ phần hóa, bán đấu giá cổ phần, phát hành cổ phiếu, niêm yết... VietinBankSc là nhà tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ thu xếp vốn cho doanh nghiệp thông qua hoạt động tu vấn phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp.

về thị phần

VietinBankSc luôn nằm trong 10 các công ty chứng khoán có doanh thu tu vấn tài chính doanh nghiệp lớn nhất trên thị truờng.

Luôn phải cạnh tranh với rất nhiều công ty chứng khoán cùng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tu vấn tài chính doanh nghiệp, bên cạnh đó VietinBankSc còn phải chia sẻ thị phần với những công ty tài chính, công ty thẩm định giá và các Ngân hàng Đầu tu hàng đầu thế giới nhu JP Morgan, Credit Suisse... trên một quy mô TTCK khá nhỏ nhu Việt Nam. Tuy nhiên, VietinBankSc vẫn đạt đuợc kết quả hết sức khả quan.

Năm 2016, VietinBankSc đứng trong top 10 thị phần tư vấn tài chính doanh nghiệp. Năm 2017, mặc dù gặp khó khăn do thị trường sụt giảm nhưng VietinBankSc vẫn xếp trong top 10 và chiếm 3,0% thị phần tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp đã góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín của VietinBankSc trên thị trường chứng khoán.

Việc tư vấn thành công cho nhiều Tập đoàn, Tổng Công ty hàng đầu Việt Nam như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Bitexco, Tập đoàn Mặt trời (Sungroup), Tổng Công ty Thép Việt Nam... đã giúp VietinBankSc gây được tiếng vang và góp phần nâng cao thương hiệu, uy tín của VietinBankSc trong lĩnh vực tư vấn tài chính doanh nghiệp nói riêng và trên TTCK nói chung.

Đạt được những kết quả trên là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Chính sách phát triển thị trường chứng khoán của Chính phủ

Phát triển TTCK luôn được Chính phủ quan tâm và là mục tiêu hàng đầu trong những năm qua. Mục tiêu này đã được Chính phủ cụ thể hóa trong các văn bản: Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Quyết định số 252/2012/QĐ-TTg ngày 13/11/2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Quyết định số 366/QĐ- TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. Với các giải pháp tổng thể, dài hạn nhằm phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, phòng tránh được các rủi ro và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ rõ là phải tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa trị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP vào năm 2020, đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế,đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn và đào tạo nhà đầu tư cá nhân.

54

Ngoài ra, cơ sở pháp lý cho TTCK cũng dần được hoàn thiện. Cụ thể, năm 2006 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho TTCK qua việc Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11. Đến nay, hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán đã dần được hoàn thiện và tương đối đầy đủ, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các cơ quan Nhà nước như Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước... đã ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn về cổ phần hóa, bán đấu giá cổ phần, phát hành, niêm yết chứng khoán... Bên cạnh đó là các văn bản quy định về công bố thông tin, xử phạt vi phạm hành chính trên TTCK... đã giúp TTCK hoạt động ngày càng hiệu quả và minh bạch.

Như vậy, với sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ/ngành có liên quan, cũng như cơ sở pháp lý dần được hoàn thiện, TTCK Việt Nam đã có những điều kiện cần thiết ban đầu để phát triển trở thành một TTCK vững mạnh và chủ động hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế.

- Chính phủ đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Đề án “ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/05/2017 kèm theo Quyết định số 707/QĐ-TTg. Theo đó, các nhiệm vụ cơ bản được xác định bao gồm:

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với vị trí, vai trò và mục tiêu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ được giao; đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Hoàn thành cổ phần hóa 137 doanh nghiệp; phấn đấu đến hết năm 2020, Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp (chưa bao gồm các công ty nông, lâm nghiệp, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Công ty mua bán nợ Việt Nam và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, công ty thủy nông thực hiện sắp xếp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) theo Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020;

- Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện doanh nghiệp nhà nước: sắp xếp lại doanh nghiệp; nâng cao năng lực tài chính; đổi mới công tác quản trị, công nghệ; đổi mới tổ chức, quản lý nguồn nhân lực; cơ cấu sản phẩm, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động;

- Rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan. Tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương và tiếp tục rà soát đối với các dự án, doanh nghiệp khác

Đối với Công ty chứng khoán việc đẩy mạnh tái cơ cấu giúp phát triển các nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp cụ thể là nghiệp vụ tư vấn cổ phần hóa và tư vấn bán đấu giá cổ phần.

- Thị trường chứng khoán hồi phục và phát triển

Thị trường chứng khoán giai đoạn 2015 - 2017 đang dần hồi phục từ những biến cố thăng trầm bắt đầu từ năm 2015. Chỉ số VN-Index tại thời điểm cuối năm 2017 đạt con số 984,24 điểm, tăng 69,98% so với thời điểm kết thúc năm 2015, từ 579,03 điểm lên 984,24 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 43,53%, từ 81,42 điểm tại thời điểm cuối năm 2015 lên 116,86 điểm khi kết thúc năm 2017.

Bên cạnh sự hồi phục của chỉ số, quy mô giao dịch của thị trường cũng bắt đầu hồi phục khi thanh khoản của thị trường hồi phục. Vốn hóa thị trường tính đến hết năm 2015 đạt hơn 1.298,53 nghìn tỷ đồng (chiếm 34,5% GDP) cho đến hết năm 2017 đạt gần 3.360 nghìn tỷ đồng (chiếm 74,6% GDP) .Thanh khoản của thị trường bắt đầu được hồi phục từ năm 2015 đến năm 2017, giá trị giao dịch bình quân đạt 2.971 tỷ đồng tăng 357,1% so với năm 2011.

56

Biểu 13: Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên giao dịch giai đoạn 2012 - 2017

Nguồn: Tổng hợp từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thể nói, TTCK hồi phục trong giai đoạn này đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cổ phần hóa, phát hành và niêm yết của các doanh nghiệp. Các Công ty bắt đầu triển khai cổ phần hóa và phát hành bởi trong bối cảnh giá các cổ phiếu bắt đầu tăng lên và dòng tiền lại chảy vào thị trường, việc phát hành thành công và có thặng dư vốn có thể thực hiện được thành công. Song song với đó là việc đẩy nhanh việc niêm yết của các doanh nghiệp. Mặc dù về mặt tài chính khi doanh nghiệp niêm yết, giá cổ phiếu không ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp cũng như lợi ích của cổ đông trong doanh nghiệp.

Đối với Công ty chứng khoán, tất cả các nghiệp vụ kinh doanh đều gắn liền với sự biến động của TTCK. Khi TTCK hồi phục, thanh khoản tăng lên sẽ giúp hoạt động môi giới phát triển, đồng thời hoạt động tự doanh cũng gặp nhiều thuận lợi. Không nằm ngoài quy luật chung, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp cũng gặp nhiều thuận lợi khi nhu cầu cổ phần hóa, phát hành, niêm yết tăng mạnh.

- Thị trường chứng khoán ngày càng phát huy tốt vai trò huy động vốn cho nền kinh tế

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 20 năm, đây tuy là một quãng thời gian ngắn so với lịch sử chứng khoán thế giới nhưng TTCK đang dần trở thành kênh huy động vốn quan trọng hàng đầu đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Qua việc huy động vốn thị trường chứng

khoán đã góp phần quan trọng giúp Chính phủ và các doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn để đầu tu phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm gánh nặng tín dụng cho hệ thống ngân hàng. Trong giai đoạn 2012 - 2017, cung ứng vốn từ thị truờng chứng khoán tăng bình quân khoảng 33,4%/năm, gấp đôi so với tốc độ tăng truởng cung ứng vốn từ hệ thống tổ chức tín dụng (16,6%/năm).

Biểu 14: Lượng vốn huy động thông qua thị trường chứng khoán

Nguồn: Tổng hợp từ UBCKNN

Sự quan tâm của các doanh nghiệp và nhà đầu tu đối với thị truờng chứng khoán Với vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, TTCK ngày càng nhận đuợc sự quan tâm của các doanh nghiệp và nhà đầu tu. Điều này đuợc thể hiện qua việc số luợng công ty niêm yết và mức vốn hóa thị truờng tăng qua các năm.

- Tăng mạnh trong số lượng công ty niêm yết:

Nếu nhu tại phiên giao dịch đầu tiên (ngày 20/7/2000), chỉ có 02 cổ phiếu đuợc niêm yết là REE và SAM thì đến cuối năm 2017 đã có 731 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 sàn và 679 cổ phiếu đăng ký giao dịch (ĐKGD) trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, ĐKGD đạt gần 959 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cuối năm 2016.

Thủ tuớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 51/2014/QĐ-TTg quy định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK của Doanh nghiệp nhà nuớc, trong đó quy định trong vòng trong thời hạn tối đa một (01) năm kể từ ngày đuợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa phải bổ sung hồ sơ để hoàn tất thủ tục niêm yết tại các sở giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị truờng

58

chứng khoán, cùng với đó là Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/06/2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Đây là một quyết định thể hiện quyết tâm chính trị rất cao để phát triển thị trường chứng khoán và tính đến hết năm 2017, số lượng công ty niêm yết trên cả ba sàn giao dịch (HNX, HSX và Upcom) đã đạt con số trên 1000 doanh nghiệp niêm yết.

Biểu 15: Số lượng các công ty niêm yết trên TTCK giai đoạn 2000 - 2017

Nguồn: Tổng hợp từ SGDCKHN và SGDCKHCM

- Vốn hóa thị trường tăng mạnh qua các năm

Sự trưởng thành của TTCK Việt Nam còn được thể hiện sinh động qua mức vốn hóa thị trường qua các năm. So với cách đây 17 năm, quy mô thị trường đã tăng hơn rất nhiều lần từ 1 nghìn tỷ đồng năm 2000 đã tăng lên 3.360 nghìn tỷ đồng năm 2017, vốn hóa thị trường trong 6 năm đầu tiên dưới 1% GDP, nhưng trong giai đoạn 2015 - 2017 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt năm 2017 đạt 74,6% GDP. Năm 2017 chứng

Một phần của tài liệu 0895 hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại CTY CP chứng khoán NH công thương luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 65 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w