hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại
Trong công tác phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn, các ngân hàng thương mại thường sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau dựa vào các nguồn thông tin tối đa có thể thu thập được. Trong đó các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là so sánh, sử dụng các tỷ lệ, đánh giá các nhân tố trọng yếu, Dupont, phương pháp đồ thị biệt đồ...
1.3.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp giúp tìm hiểu sự thay đổi và chiều hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính. Thường được xét trong 3 năm gần nhất, nội dung so sánh bao gồm so sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch. Các bước thực hiện như sau:
+ So sánh ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính.
+ So sánh dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu.
Thông thương, khi phân tích báo cáo tài chính, chúng ta nên kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng và giá trị hoạt động của doanh nghiệp vừa thấy được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Điều này sẽ giúp rất nhiều trong việc so sánh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành.
1.3.2. Phương pháp Dupont
Ngoài hai phương pháp trên, ta có thể sử dụng thêm phương pháp phân tích Dupont. Đây là một phương pháp tách một chỉ số thành nhiều chỉ số liên quan đến nhau. Nó sẽ cho người phân tích thấy được những yếu tố cụ thể tác động đến ROA, ROE, giúp ngân hàng tìm ra được nguyên nhân thực sự dẫn đến kết quả đạt được của ROA, ROE.
1.3.2. Phương pháp tỷ số
Ở phương pháp này, ta sẽ đánh giá tình hình tài chính thông qua tỷ số được lập bởi quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính.
Ý nghĩa của phương pháp này là giúp ta giải thích các mối quan hệ kinh tế, có cái nhìn toàn diện về tình trạng tài chính của doanh nghiệp và cho biết các mối quan hệ trọng yếu... các nội dung mà nếu chỉ dùng các phương pháp trên thì không thể xác định được.
Người phân tích có thể chia các tỷ số thành các nhóm như khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời. Ngoài ra cần chú ý các thông tin phi tài chính khi phân tích t ỷ số (sự kiện pháp luật, kinh tế xã hội...).
Việc biến đổi của các nhóm tỷ số theo các thời kỳ là điểm cần lưu ý vì nó phản ánh xu thế của khách hàng và giúp người đọc có được bức tranh tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.