Giới thiệu chung về HỘI SỞ NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG và

Một phần của tài liệu 1170 phân tích tài chính đối với khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại hội sở NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 37)

và Hoạt động thẩm định khách hàng vay vốn tại Ngân hàng

2.1.1. Giới thiệu chung về Hội sở ngân hàng Tiên Phong 2.1.1.1. Giới thiệu về ngân hàng Tiên Phong

- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008.

- Hội sở chính được đặt tại 57 Lý Thường Kiệt - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.

- Chủ tịch HĐQT: ông Đỗ Minh Phú - cựu Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI.

- Tổng giám đốc: ông Nguyễn Hưng. - Vốn điều lệ: 8.566 tỷ đồng.

- Tổng tài sản: 136.179 tỷ đồng. - Dư nợ cho vay: 76.295 tỷ đồng. - Huy động vốn: 76.138 tỷ đồng.

(Các thông tin cập nhật đến hết năm 2018).

- TPBank được đầu tư bởi 05 cổ đông lớn trong lĩnh vực Tài chính, Công nghệ thông tin, và Dịch vụ viễn thông là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore. TPBank cam kết mang đến khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài

chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả và đơn giản dựa trên nền tảng công nghệ cao.

- Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và các cổ đông liên quan nắm giữ 20% cổ phần của TPBank. Doji là công ty đứng top 3 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, doanh thu năm 2011 lên tới trên 30.000 tỷ đồng.

- Công ty cổ phần FPT là cổ đông sáng lập, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ trong hoạt động Ngân hàng. Khách hàng của TPBank cũng được hưởng nhiều ưu đãi thông qua các gói dịch vụ liên kết giữa TPBank và các đơn vị thành viên khác thuộc FPT

- Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) hỗ trợ lớn cho TPBank về tiềm lực tài chính và hệ thống đối tác rộng khắp, kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực quản trị tài chính.

- Công ty Thông tin Di động VMS (MobiFone) đóng vai trò chiến lược trong việc hỗ trợ các giải pháp về sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua kênh điện thoại di động (Mobile Banking) với chất lượng dịch vụ cao.

- Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore là thành viên của SBI Group. SBI Ven Holding Pte. Ltd có trụ sở chính ở Singapore, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính, quản lý tài sản, bất động sản. SBI Ven Holding Pte. Ltd là thành viên thuộc Tập đoàn SBI, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản, đồng thời sở hữu SoftBank - ngân hàng điện tử hàng đầu tại Nhật

2.1.1.2. Giới thiệu chung về Hội sở ngân hàng Tiên Phong

Hội sở ngân hàng TMCP Tiên Phong được đặt tại tòa nhà TPBank 57 Lý Thường Kiệt - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Tại đây là nơi làm việc của Ban Giám Đốc (Hội đồng quản trị, Hội đồng tín dụng, Ủy Ban tín dụng, Tổng giám đốc...) và các khối back-office tập trung (Khối pháp chế, khối tài chính, khối tín dụng, khối vận hành ...).

Mỗi khối gồm nhiều phòng ban với các chức năng khác nhau được phân công cụ thể qua các quy định, quy chế của ngân hàng.

Trong đó, phòng Tái Thẩm Định khách hàng doanh nghiệp thuộc Khối Tín Dụng là đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định các hồ sơ vay vốn của khách hàng doanh nghiệp vượt thẩm quyền phê duyệt của giám đốc chi nhánh trình lên từ các đơn vị kinh doanh (chi nhánh).

Với nhiệm vụ đánh giá, phân tích, tham mưu cho các chuyên gia phê duyệt chuyên trách tại Hội sở để đưa ra quyết định tín dụng phù hợp nhất, phân tích báo cáo tài chính của khách hàng là một trong những phần quan trọng nhất trong báo cáo thẩm định của mỗi chuyên viên tái thẩm định (trong đó có tác giả).

2.1.2. Hoạt động thẩm định khách hàng vay vốn tại Hội sở ngân hàng Tiên Phong

2.1.2.1. Quy trình thẩm định khách hàng vay vốn tại Hội sở ngân hàng Tiên Phong

Hồ sơ KHDN được trình từ ĐVKD lên các cấp phê duyệt tại Hội sở thông qua Phòng TTĐ KHDN- Khối Tín dụng được thực hiện theo quy trình chi tiết như sau:

Hội sở

dư nợ của TPBank dư nợ

Tổng dư nợ 26.384.530 76.295.00

0 Dư nợ cần chú ý và dưới

tiêu chuẩn (quá hạn 10- 90 ngày) 282.520 1,07 % 1.888.70 7 2,48 %

Dư nợ nhảy nhóm OD2 (quá hạn 90 - 180 ngày) 20.552 0,08 % 242.44 1 0,32 %

Dư nợ nhảy nhóm OD3 (quá hạn 180 ngày trở lên) 5.627 0,02 % 322.95 1 0,42 % Tổng nợ xấu 308.699 1,17 % 2.453.09 9 3,22 % 37

2.1.2.2. Kết quả thẩm định khách hàng vay vốn tại Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Theo thống kê của Khối tín dụng và báo cáo của trung tâm giám sát tín dụng - Khối quản trị rủi ro, đến thời điểm 31/12/2018 số lượng hồ sơ đã thẩm định là 3.694 hồ sơ. Trong đó, tổng dư và nợ xấu của các hồ sơ đã được thẩm định tại ngày 31/12/2018 như sau:

Bảng 2.1. Dư nợ, nợ xấu của các hồ sơ đã qua thẩm định tại hội sở ngân hàng Tiên Phong và trên cả hệ thống TPBank tại cuối năm 2018.

sở có chất lượng tín dụng tốt hơn và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn rất nhiều so với cả hệ thống TPBank. Có được kết quả trên là nhờ một phần đóng góp không nhỏ

từ công tác phân tích tài chính khách hàng của các chuyên viên tái thẩm định tại Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

2.2. Thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động thẩm định khách hàng vay vốn tại Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong

2.2.1 Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Theo quy chế thẩm định và xét duyệt tín dụng của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Tiên Phong, quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong được thực hiện như sau:

- Kiểm tra tính đầy đủ của các hồ sơ tài chính do ĐVKD cung cấp theo danh mục hồ sơ bắt buộc.

- Kiểm tra tính chính xác, minh bạch, hợp pháp và phù hợp theo quy định của Nhà nước và TPBank.

- Kiểm tra độ tin cậy của các hồ sơ tài chính.

- Thực hiện phân tích tài chính lần lượt theo các phương pháp và nội dung cụ thể.

2.2.2. Các phương pháp được sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp tại Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong

A. Phương pháp phân tích các khoản mục

Phân tích các khoản mục quan trọng trên bảng cân đối kế toán

Như đã nói bên trên, bảng cân đối kế toán là một báo cái tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Trong đó, khi phân tích bảng cân đối kế toán chúng ta cần quan tâm đến các khoản mục quan trọng như:

- Các khoản phải thu ngắn hạn: Phải thu khách hàng, trả trước cho người bán.

- Hàng tồn kho: Hàng tồn khó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang. - Đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn.

- Các khoản phải trả ngắn hạn: Phải trả người bán, người mua trả tiền trước, vay và nợ ngắn hạn.

- Các khoản phải trả dài hạn: Vay và nợ dài hạn, nợ dài hạn khác. - Vốn góp của chủ sở hữu.

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Trong đó, với mỗi khoản mục chúng ta cần tập trung đánh giá các nội dung sau

- Phân tích khoản phải thu

+ Chi tiết đối tượng phát sinh, các đối tác đầu ra nào là trọng yếu (phát sinh doanh số lớn trong năm).

+ Mức độ luân chuyển, khả năng thu hồi. + Loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động.

+ Mô hình kinh doanh, chính sách bán hàng và thu hồi công nợ. - Phân tích hàng tồn kho

+ Cơ cấu, danh mục hàng tồn kho (loại hàng nào là trọng yếu? hàng hóa có bị tồn đọng chậm luân chuyển không?).

+ Chi tiết xuất nhập tồn.

+ Chu kỳ kinh doanh, yếu tố mùa vụ. + Điều kiện kho bãi, chất lượng hàng hóa. + Phần mềm quản lý/theo dõi hàng tồn kho. - Phân tích tài sản cố định và đầu tư dài hạn

+ Cơ cấu tài sản dài hạn: máy móc thiết bị, đất đai, đầu tư góp vốn dài hạn.

+ Chất lượng tài sản cố định, công suất hoạt động, tính chất tài sản cố định.

+ Nguồn vốn hình thành: vốn tự có, vốn vay. + Hiệu quả, ảnh hưởng của đầu tư dài hạn. + Lý do tăng/giảm tài sản cố định.

- Phân tích các khoản phải trả

+ Cơ cấu các khoản phải trả.

+ Chính sách mua hàng, khả năng thay đổi trong tương lai. + Chi tiết phát sinh phải trả người bán.

+ Tuổi nợ và khả năng hoàn trả.

+ Khả năng tìm kiếm nhà cung cấp trên thị trường. - Phân tích vốn chủ sở hữu

+ Vốn thực góp, hình thức góp.

+ Bản chất các phần góp vốn kinh doanh, vốn khác của CSH. + Mức độ hợp lý giữa lợi nhuận sau thuế chưa phân phối với lợi

nhuận sau thuế trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Mức độ ổn định của các quuyx.

+ Khả năng tăng vốn trong tương lai - Phân tích Cân đối tài chính

+ Lý do mất cân đối vốn (nếu có).

+ Nếu bị mất cân đối vốn cần tìm hiểu nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn là nguồn vốn gì?

+ Biện pháp khắc phục và tính khả thi.

Phân tích các khoản mục quan trọng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Phân tích doanh thu

+ Mức độ tăng/giảm qua các thời kỳ, lý do tăng/giảm. + Mức độ hợp lý giữa số liệu trên BCTC với tờ khai VAT. - Phân tích chi phí

+ Tỷ trọng so với doanh thu.

+ Cơ cấu, tỷ trọng các chi phí đầu vào.

+ Mức độ tăng/giảm qua các thời kỳ, lý do tăng/giảm. - Phân tích lợi nhuận

+ Lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh hay hoạt động khác. + Tỷ suất lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế.

+ So sánh với các doanh nghiệp cùng quy mô, cùng ngành.

Các lưu ý khi phân tích các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Để việc phân tích báo cáo tài chính có hiệu quả và phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp, người phân tích cần đánh giá độ tin cậy của báo cáo tài chính (BCTC là BCTC có kiểm toán/thuế hay nội bộ? nếu là báo cáo nội bộ, vậy doanh thu trên BCTC có khớp với doanh thu VAT? nguyên nhân của sự chênh lệch (nếu có)?

BCTC phải có thuyết minh chi tiết, nếu không có phải thay bằng bảng chi tiết phát sinh các khoản mục trọng yếu như phải thu khách hàng, hàng tồn kho, phải trả người bán để phát hiện ra các rủi ro tiềm ẩn nếu có.

So sánh, đánh giá mức độ tăng/giảm tương đối, tuyệt đối qua các thời kỳ tương ứng (quý, bán niên, niên độ).

Lưu ý đến những số liệu phát sinh mang tính chất đột xuất trong kỳ trên BCTC.

B. Phương pháp phân tích các chỉ số

Đối với TPBank, một trong những yếu tố để ra quyết định có cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không là việc đánh giá khách hàng có khả năng thanh toán/trả nợ đủ và đúng hạn hay không.

Để trả lời cho câu hỏi này, ngân hàng có thể sử dụng công cụ rất mạnh là phân tích các chỉ số trên BCTC.

Các chỉ số chủ yếu cần phải đánh giá trên BCTC là:

Khả năng thanh toán

Trong một số trường hợp, khả năng thanh toán hiện hành (thay vì tính bằng số lần) sẽ được thể hiện dưới góc độ số tuyệt đối (đơn vị tính: VNĐ), được hiểu là vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Sức sản xuất của TSCĐ = Doanh thu thuần / Giá trị TSCĐ

Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận thuần / Giá trị TSCĐ

Khả năng sinh lời

= Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản

Đòn bẩy tài chính

= (LN thuần hoặc LNST) / Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn

Căn cứ Nghị định 206/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/12/2013, doanh nghiệp nhà nước (100% vốn) phải đảm bảo hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần.

Phương pháp phân tích các chỉ số trên BCTC là công cụ đầy sức mạnh trong việc phát hiện sớm các vấn đề.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là chỉ mang tính thời điểm, phản ánh quá khứ. Ngoài ra sẽ nguy hiểm nếu suy diễn và phản ứng chỉ theo một chỉ số nhất định.

Vì vậy, người phân tích BCTC cần chú ý các điều kiện áp dụng phương pháp phân tích chỉ số như sau:

+ Xem xét kết hợp nhiều chỉ tiêu và kết hợp phương pháp khác.

+ Có tầm nhìn tổng thể các khuynh hướng, các vấn đề đang xảy ra tại doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

+ Các chỉ tiêu cần phải được xem xét liên tục qua các kỳ báo cáo.

+ Cần liên hệ giữa các chỉ số, xác định nguyên nhân gây ra kết quả đó.

+ Đánh giá biện pháp khắc phục doanh nghiệp nêu ra có khả thi không.

Cần phải xem xét khuynh hướng biến động qua thời gian để đáh giá tỷ số đang xấu đi hay tốt lên. Do đó, khi phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp cần phải so sánh với các giá trị của những năm trước đó để tìm ra khuynh hướng phát triển của nó.

Ngoài ra, cần phải so sánh với tỷ số của các doanh nghiệp khác cùng ngành. Việc so sánh cho phép người phân tích rút ra những nhận định có ý nghĩa về vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sức mạnh tài chính của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó có thể đề ra những quy định phù hợp với khả năng của công ty.

3. Liri nhuận tủr hoạt động kinh doanh trirớc thay đỗi vốn Iiru động 08 4.050.156.251.246 4.496.910.323.232 - TTiay đôi các khoản phải thu 09 957.628.252.748 (657.118.510.738)

- Thay đổi hàng tồn kho IO 1.494,523,357 (7.632.270.976)

- Thay đối các khoản phài trả (khổng bao gồm lãi vay phải trả) 1 ỉ 819.294.516.713 1.667.491.686.592 - Thay đổi chi phí trà trước 12 (193.632,149.841) 272.515.456.536 - Tiền lãi vay đa trả 13 (1.160.187.558.072) ¢1.243.754.256.950)

- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14 - (116.595.472.277)

- Tièn thu khác từ hoạt dộng kinh doanh (♦) 15 3.246,418.442.030 1.601.853.808.555 - Tiên chi khác cho hoạt động kinh doanh (♦) 16 (4.839.439.305.365) (3,514.336.182.045) Liru chuyển tiền thuần tù’ hoạt động kinh doanh 20 2.881.732.972.816 2.499.334.581.929

3 1.129.651.188.49 1.104.722.309.787 3

4 (1.185.421.056.606)

(1.073.965.226.33 5)

Cần so sánh số liệu có cùng thời điểm và lưu ý tính mùa vụ. Ví dụ như so sánh cùng kỳ, so sánh 06 tháng đầu/cuối năm tài chính...

Hầu hết các doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng tạo ra sự khác biệt, nó được thể hiện trong công nghệ, đầu tư, rủi ro, đa dạng hóa sản phẩm và nhiều lĩnh vực khác. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải thiết lập một tiêu chuẩn cho chính nó. Các doanh nghiệp này sẽ có những giá trị khác nhau trong các tỷ số tài chính của chúng. Người phân tích cần phải chú ý những đặc điểm đặc thù này của doanh nghiệp.

C. Phương pháp phân tích lưu chuyển tiền tệ

Trong một bài báo vào tháng 08/1995 của tờ Individual Investor, Jonathan Moreland đưa ra bản đánh giá rất cô đọng về sự khách biệt giữa thu nhập và tiền mặt. Ông nói rằng “tính thanh khoản của công ty cũng quan trọng như khả năng sinh lời của nó” bởi chỉ số này cho biết liệu công ty có đủ tiền để hoàn thành nghĩa vụ nợ của mình hay không. Và xét cho cùng, công ty

Một phần của tài liệu 1170 phân tích tài chính đối với khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại hội sở NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w