Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 1195 phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh hoài đức luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 38)

Thứ nhất, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều đầu tiên và mang tính quyết định đến quy mô cho vay của ngân hàng, đó chính là nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bởi vì, cho vay là một quan hệ hai bên giữa nguời đi vay và nguời cho vay nên nếu các DNNVV không có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng cũng không thể phát triển đuợc hoạt động này. Một đặc trung của DNNVV chính là khả năng tài chính hạn chế, vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuờng xuyên bị thiếu hụt, và nhu cầu vay vốn ngân hàng luôn tồn tại khách quan cùng với quá trình hoạt động kinh doanh của DNNVV.

Thứ hai, tính minh bạch về tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bất kỳ một ngân hàng thuơng mại nào cũng đều mong muốn mở rộng quan hệ tín dụng với doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, doanh thu ổn định. Vì khi ngân hàng đồng ý cho vay là đã chấp nhận gắn lợi ích của mình với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, muốn vay đuợc vốn, doanh nghiệp phải chứng minh đuợc mình có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả nợ đúng hạn.

24

Nếu một doanh nghiệp sử dụng hệ thống kế toán chuẩn, lập báo cáo tài chính rõ ràng minh bạch thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Còn nếu doanh nghiệp không chứng minh đuợc tính minh bạch về tài chính cũng nhu không đáp ứng đuợc yêu cầu về hệ thống sổ sách kế toán thì sẽ gây ra nghi ngờ cho cán bộ ngân hàng về tính trung thực đối với mục đích vay vốn, gây khó khăn cho việc xin vay vốn. Trong khi đó, nhu đã đề cập ở phần trên, chế độ kế toán của DNNVV chua đuợc thực hiện nghiêm túc, chuyên nghiệp, các báo cáo tài chính phần lớn không đuợc kiểm toán. Đây là một bất lợi của DNNVV so với các doanh nghiệp lớn khi đi vay vốn ngân hàng.

Thứ ba, trình độ quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trình độ của đội ngũ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa đuợc thể hiện ở khả năng điều hành doanh nghiệp, khả năng quản lý cán bộ nhân viên, quản lý chi phí, nguyên vật liệu, cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, công tác tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị truờng... Trình độ của đội ngũ quản lý rất quan trọng vì nó cho biết doanh nghiệp đó có đang đuợc dẫn dắt bởi bộ máy quản lý có năng lực hay không. Năng lực quản trị điều hành của chủ doanh nghiệp tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp. Khả năng điều hành tốt, xây dựng đuợc dự án kinh doanh khả thi sẽ tạo niềm tin cho ngân hàng khi quyết định cho vay. Hơn nữa, năng lực quản trị tốt cũng cũng quyết định việc quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, thực tế các DNNVV với trình độ quản lý hạn chế là yếu tố gây khó khăn khi thuyết phục ngân hàng cho vay vốn.

25

Trong quá trình xét duyệt hồ sơ xin vay vốn của các doanh nghiệp, ngân hàng thuơng mại luôn quan tâm tới việc xem xét tính khả thi của những dự án, phuơng án sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đua ra. Dự án đầu tư chính là bản kế hoạch chi tiết về việc doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng như thế nào, là căn cứ để sau này ngân hàng kiểm tra xem doanh nghiệp có sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích xin vay hay không. Các DNNVV lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh còn mang tính áp đặt của chủ doanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm, chưa khoa học và bài bản. Nội dung của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư thiết lập sơ sài, các chỉ tiêu để tính mức độ khả thi, tính sinh lời của dự án không đầy đủ. Vì vậy, doanh nghiệp rất khó thuyết phục được ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn để đầu tư dự án, phương án kinh doanh của mình. Đây cũng là một lý do khiến các DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn vay trung, dài hạn.

Một phần của tài liệu 1195 phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh hoài đức luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w