Nghiên cứu các chủ đề trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như huy động vốn, tín dụng/cho vay và thanh toán... việc xác định và tổng hợp hệ thống tiêu chí/chỉ tiêu đánh giá là hết sức quan trọng, bởi từ đó có cơ sở thu thập thông tin, tình hình, số liệu có chọn lọc, từ đó phân tích, đánh giá và rút ra các kết quả, kết luận tạo cơ sở cho các đề xuất có tính khả thi, có khả năng vận dụng/ứng dụng trong thực tiễn.
Qua nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã công bố và những nội dung đã được phân tích, luận giải và tổng hợp trên đây, luận văn xác định và tổng hợp hệ thống tiêu chí/chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá “ cho vay tiêu dùng” sau đây:
1.2.3.1. Chỉ tiêu định lượng
a) Mức tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng
Quy mô tín dụng nói chung và CVTD nói riêng thường được đánh giá, xác định bởi dư nợ và doanh số cho vay/thu nợ, trong đó, dư nợ tín dụng/CVTD là số
tiền NHTM đang cho KHCN vay hoặc số tiền KHCN đang “nợ” NHTM tính theo 01 thời điểm. Doanh số cho vay/thu nợ KHCN là số tiền NHTM đã giải ngân hoặc thu nợ từ KHCN trong kỳ/năm. Trong mục này, luận văn tập trung trình bày về “dư nợ” về cách xác định và ý nghĩa, từ đó có thể vận dụng xác định cách tính và ý nghĩa các chỉ tiêu doanh số cho vay/thu nợ trong đánh giá CVTD.
* Công thức tính mức gia tăng doanh số CVTD theo số dư nợ tương đối (tốc độ tăng):
Mức gia tăng doanh số (%) KH VTD trong kỳ/năm so với kỳ/năm trước = Tổng số dư nợ CVTD cuối kỳ/năm nay - Tổng số dư nợ CVTD cuối kỳ/năm trước / Tổng số dư nợ CVTD năm trước x 100%
* Ý nghĩa chỉ tiêu: Mức gia tăng doanh số (%) KH VTD trong kỳ/năm so với kỳ/năm trước cho biết tốc độ tăng/giảm dư nợ cho vay KHTD trong kỳ/năm nay so
với kỳ/năm trước; Nếu Mức gia tăng doanh số (%) KH VTD trong kỳ/năm so với kỳ/năm trước >0, phản ánh tốc độ tăng dư nợ khách hàng VTD của NHTM kỳ/năm
nay cao hơn kỳ/năm trước, thể hiện sự phát triển cho vay và ngược lại, Mức gia tăng
doanh số (%) KH VTD trong kỳ/năm so với kỳ/năm trước <0, phản ánh tốc độ
dư nợ
khách hàng VTD năm nay có sự giảm sút so với kỳ/năm trước.
b) Thị phần cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân của ngân hàng
Số lượng dịch vụ cung ứng ra thị trường nhiều đối với từng loại dịch vụ, đối với tổng thể dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cũng có nghĩa thị phần dịch vụ của ngân hàng chiếm càng lớn. Đây là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển CVTD tại NHTM, cụ thể, NHTM có thị phần càng lớn và số lượng kênh phân phối đa dạng chứng tỏ SPDV càng được nhiều khách hàng biết đến, tin tưởng và sử dụng, điều này chứng tỏ SPDV CVTD có ưu điểm nổi trội, tiện dụng, lãi suất cao, giúp khách hàng nhận diện tốt,...
* Công thức xác định thị phần cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân của ngân hàng:
Thị phần cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân = Tổng số dư nợ CVTD của chi nhánh ngân hàng/ Tổng số dư nợ của chi nhánh ngân hàng x 100%
* Ý nghĩa chỉ tiêu: Khi giá trị Thị phần cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tăng lên phản ánh xu hướng phát triển về mặt chất lượng cho vay tiêu dùng KHCN
và ngược lại (Với tổng dư nợ chi nhánh ngân hàng không thay đổi).
c) Số lượng khách hàng cá nhân cho vay tiêu dùng
❖ Khách hàng cá nhân vay vốn
Khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân (KHCN) vay vốn nói riêng luôn là mục tiêu hướng tới và cần đạt được của các NHTM thông qua các hoạt động nghiệp vụ nên biến động tăng, giảm (+/-) số lượng KHCN trong kỳ nghiên cứu phản ánh sự phát triển/thu hẹp cho vay. Chỉ tiêu này được xác định theo số tuyệt đối và tương đối theo công thức như sau:
* Công thức xác định Tốc độ tăng trưởng (%) KH VTD:
Tốc độ tăng trưởng (%) KH VTD trong kỳ/năm so với kỳ/năm trước = Số lượng KH VTD vay vốn năm nay - Số lượng KH VTD vay vốn năm trước / Số lượng KH VTD vay vốn năm trước x 100%
* Ý nghĩa chỉ tiêu: Nếu kết quả các chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng (%) KH VTD trong kỳ/năm so với kỳ/năm trước tăng sẽ phản ánh/cho thấy NHTM đã phát triển
cho vay tiêu dùng (VTD) và ngược lại.
❖ về sản phẩm cho vay tiêu dùng
Với mục tiêu thúc đẩy hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro các NHTM luôn quan tâm thực hiện đa dạng hóa SPDV, trong đó có CVTD, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
* Công thức xác định chỉ tiêu theo số tuyệt đối như sau:
Mức (+/-) số lượng SP VTD trong kỳ/năm nay so với kỳ/năm trước = Số lượng
* Ý nghĩa: Kết quả tình chỉ tiêu Mức (+/-) số luợng SP VTD trong kỳ/năm nay so với kỳ/năm truớc > 0, thể hiện/cho thấy NHTM có sự về SP CVTD và nguợc lại là
sự thu hẹp vì đã có SP CVTD kết thúc vòng đời sản phẩm, không còn khách hàng
sử dụng và đã hoàn thành sứ mệnh, “vắng bóng” trên thị truờng.
Trong thực tiễn, chỉ tiêu này thuờng chỉ đuợc sử dụng theo số tuyệt đối, ít sử dụng số tuơng đối và nếu/khi sử dụng chỉ tiêu này theo số số tuơng thì cách xác định và ý nghĩa tuơng tự theo công thức trên.
d) Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay tiêu dùng
❖ Nợ quá hạn, nợ xấu cho vay tiêu dùng
Nhu đã phân tích và khẳng định tại một số mục trên, TD/CVTD dựa trên cơ sở tín tuởng và giữ chữ “tín” của 02 bên, cả NHTM và KHCN, đồng thời KHCN phải thực hiện hoàn trả và hoàn trả vô điều kiện khi đáo hạn theo thỏa thuận và đã ký kết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy do rất nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, trây ỳ không thực hiện nghĩa vụ của KHCN nên NHTM không thu đuợc nợ (gốc/lãi) khi đến hạn. Vậy là, phát sinh nợ quá hạn/nợ xấu tùy theo thời gian xác định/tính từ thời điểm chuyển nợ quá hạn/nợ xấu và nợ xấu có thời gian chua trả đuợc nợ nhiều hơn nợ quá hạn.
Nợ quá hạn và nợ xấu thuờng đuợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu các chủ đề duới góc độ “chất luợng”. Tuy nhiên, luận văn cho rằng có thể sử dụng chỉ tiêu này trong nghiên cứu về “phát triển” bởi lẽ xuất phát từ đặc điểm, mục tiêu hoạt động và quy định của luật pháp, các NHTM khi thực hiện /tăng truởng TD/CVTD luôn gắn với kiểm soát, bảo đảm chất luợng.
Nợ quá hạn, nợ xấu có thể xác định, tính toán theo số tuyệt đối hoặc số tuơng đối, cụ thể:
* Theo số tuyệt đối, công thức tính nhu sau:
Nợ quá hạn, nợ xấu cuối kỳ/năm = Số tiền vay khách hàng phải trả nợ ngân hàng khi đến hạn - Số tiền vay khách hàng trả ngân hàng khi đến hạn
quá hạn, nợ xấu cuối kỳ/năm / Dư nợ cuối kỳ/năm x 100%
* Ý nghĩa: Từ kết quả của Nợ quá hạn, nợ xấu cuối kỳ/năm và Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại thời điểm xác định, thường là cuối kỳ/năm cho thấy, nếu tăng
liên túc
qua các thời kỳ/năm hoặc tăng cao, đột biến thì các NHTM cần xem xét, phân tích
đánh giá xác định rõ nguyên nhân và thường tắt chặt, giảm phát triển/tăng
trưởng tín
dụng/cho vay và quan tâm đến công tác thu hồi nợ, nhất là nợ quá hạn, nợ xấu.
e) Trích lập dự phòng rủi ro cho vay tiêu dùng
Rủi ro luôn tiềm ẩn, rình rập trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nhất là khách hàng tiêu dùng. Vì vậy, các NHTM cần thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD) nhằm tạo nguồn tài chính để bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro. Thông thường, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được trích theo 02 loại, dự phòng rủi ro chung, tính cho tất cả các khoản vay và dự phòng rủi ro cụ thể tính trên cơ sở phân loại nợ. Theo thông lệ quốc tế và Việt Nam hiện nay đang áp dụng, phân loại nợ được chia thành 05 nhóm (từ nhóm 1 đến nhóm 5) theo chất lượng từ cao xuống thấp với tỷ lệ trích dự phòng rủi ro tương ứng với 05 nhóm nợ đó là 0%; 10%; 20%; 50%; 100%.
Như vậy, thông thường dự phòng rủi ro tiêu dùng càng cao phản ánh chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Theo đó so sánh dự phòng năm nay và dự phòng năm trước sẽ cho thấy sự phát triển hay giảm sút về mặt chất lượng cho vay khách hàng tiêu dùng.
f) Thu nhập từ cho vay tiêu dùng
Thu nhập từ hoạt động tín dụng nói chung và cho vay khách hàng tiêu dùng nói riêng được xác định cụ thể trên cơ sở số tiền NHTM cho khách hàng với lãi suất tương ứng và thời hạn cho vay.
tiêu dùng đúng, đủ, kịp thời và tăng lên là tín hiệu phản ánh cho vay khách hàng tiêu dùng có sự phát triển về mặt chất và nguợc lại. Tuy nhiên, cần luu ý rằng nếu các NHTM “chạy theo” thu nhập cho vay khách hàng tiêu dùng sẽ có thể là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro, giảm sút chất luợng cho vay khách hàng tiêu dùng trong tuơng lai trung và dài hạn.
Chỉ tiêu thu nhập từ cho vay khách hàng tiêu dùng có thể đuợc tính toán, so sánh giữa các thời kỳ/năm hoặc xác định thu nhập cho vay khách hàng tiêu dùng/1 đồng vốn vay, từ đó cho thấy sự phát triển hay giảm sút về mặt chất luợng cho vay khách hàng tiêu dùng.
1.2.3.2. Chỉ tiêu định tính
Phần trên bài nghiên cứu đã phân tích và luận giải rằng, khi cá nhân có nhu cầu về vốn/tiền để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt đời sông cho bản thân cũng nhu gia đình, họ/các cá nhân sẽ tìm đến các địa chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu đó và NHTM thuờng đuợc lựa chọn là một địa chỉ đáng tin cậy... Mặt khác cho thấy, mức độ đáp ứng nhu cầu của các NHTM đối với khách hàng nói chung và KHCN nói riêng khi sử dụng các dịch vụ hoặc VTD không giống nhau.
Vì vậy, sự hài lòng của khách hàng vay vốn là một tiêu chí đuợc sử dụng vì NHTM có khả năng đáp ứng, tạo sự hài lòng cao nhất đối với khách hàng sẽ thu hút đuợc nhiều khách hàng hơn và nhu vậy vừa phát triển đuợc vừa phát triển đuợc quy mô tín dụng.
Thông thuờng, để đo luờng, đánh giá sự hài lòng của khách hàng sẽ tiến hành điều tra khảo sát bằng phiếu điều tra (bảng hỏi) nhằm thu thập các thông tin hữu ích cho phân tích, đánh giá cho mục tiêu nghiên cứu.
a) Lãi suất và chi phí sản phẩm cho vay tiêu dùng
Sản phẩm CVTD là sản phẩm truyền thống của NHTM, trên 90% NHTM tại Việt Nam đều cung cấp các sản phẩm CVTD cơ bản nhu: cho vay mua nhà, mua oto, tín chấp, cầm cố giấy tờ có giá,....Chính vì vậy khách hàng là nguời có uu thế khi tự do lựa chọn các mức lãi suất uu đãi, chuơng trình giảm phí khác nhau từ các NHTM.
Để đánh giá sự phát triển CVTD tại NHTM, tiêu chí lãi suất và chi phí sản phẩm CVTD (phí phạt trả nợ truớc hạn, phí định giá, phí phát hành thẻ, phí mở tài khoản thấu chi, phí duy trì tài khoản,...) là tiêu chí định tính hàng đầu. NHTM phải cân nhắc và đua ra mức lãi suất phù hợp, vừa đảm bảo thu hút khách hàng, vừa đảm bảo chỉ tiêu kinh doanh, cân đối giữa lợi nhuận và chi phí bỏ ra. NHTM có lãi suất thấp, nhiều uu đãi, sẽ thu hút nhiều khách hàng đến tìm hiểu và đề xuất nhu cầu vay vốn, từ đó tăng doanh thu SP CVTD và tăng cuờng vị thể của NHTM trên thị truờng.
b) Phong cách, năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ
Mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội đều phải thông qua tác động của con nguời, nếu hoạt động của con nguời có hiệu quả, phát huy đuợc đầy đủ năng lực sẽ thúc đẩy nền kinh tế ở mức độ cao. Trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng cũng vậy, yếu tố con nguời đựơc coi trọng, sử dụng và bố trí nhân viên đúng nguời, đúng việc sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của ngân hàng. Đối với việc phát triển CVTD, phẩm chất và năng lực của nhân viên ngân hàng giữ vai trò chủ đạo và đóng góp khá tích cực vào việc tạo ra những dịch vụ ngân hàng có chất luợng cao.
Để đánh giá CVTD của NHTM có phát triển hay không, bên cạnh các chỉ tiêu định luợng, Khách hàng còn đánh giá qua phong cách, năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên NHTM trong việc tu vấn và tiếp xúc khách hàng. Trong môi truờng cạnh tranh gay gắt hiện nay, NHTM rất chú trọng trải nghiệm dịch vụ cung cấp cho khách hàng để không ngừng phát triển SPDV về chất và luợng.
Sản phẩm CVTD là dòng sản phẩm truyền thống và nền tảng ở nhiều NHTM, chính vì vậy, cán bộ nhân viên cần có sự hiểu biết chuyên sâu, nắm vững đuợc đặc điểm, lợi ích và uu thế của sản phẩm CVTD so với NHTM khác để từ đó tu vấn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Bên cạnh đó cán bộ nhân viên cần có tác phong chuyên nghiệp, phẩm chất đạo đức chuẩn mực, không có hành vi yêu cầu khách hàng trả thêm chi phí “hoa hồng, môi giới” để phê duyệt khoản vay,... tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ CVTD tại Chi nhánh.
c) Quy trình, thủ tục cho vay tiêu dùng
Quy trình cấp tín dụng nhanh chóng, thủ tục đơn giản dễ hiểu, thời gian phê duyệt trong 24 giờ,... là các thế mạnh mà NHTM thuờng quảng bá để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm CVTD của mình.
Một trong những yếu tố đánh giá sự phát triển của CVTD tại NHTM chính là tốc độ xử lý nhu cầu vay vốn của khách hàng, điều này không chỉ phản ánh qua thời gian, checklist hồ sơ khách hàng cần cung cấp mà còn thể hiện NHTM có sự nhất quán, chuyên nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ trong quy trình thẩm định và phê duyệt.
Chỉ tiêu quy trình, thủ tục cho vay tiêu dùng có thể đánh giá qua các mục chi tiết nhu: các thủ tục, giấy tờ và điều kiện khi vay tiêu dùng, mức độ đáp ứng nhu cầu vốn vay của Chi nhánh, mức độ đáp ứng nhu cầu vốn vay của Chi nhánh, thực hiện bảo đảm tiền vay (cầm cố, thế chấp, tín chấp), thời gian làm việc của Chi nhánh thuận lợi cho giao dịch vay vốn và tính đa dạng và tiện ích của sản phẩm cho vay tiêu dùng
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng
thương mại
1.2.4.1. Nhân tố chủ quan
Định hướng phát triển của NHTM
Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, nếu trong kế hoạch phát triển của mình các ngân hàng không quan tâm đến hoạt động này thì các khách hàng có nhu cầu vay vốn để tiêu dùng cũng sẽ không đuợc quan tâm. Nguợc lại, nếu Ngân hàng muốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì họ sẽ đua ra những chiến luợc cụ thể để thu hút những nguời có nhu cầu đến với mình. Và khi đó, cung cầu sẽ là điều kiện thuận lợi để hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.
Chính sách cho vay của NHTM
Một trong các phuơng pháp quan trọng nhất mà một ngân hàng có thể vận