VẤN ĐỀ VỀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 38)

1.3.1. Quan niệm về rủi ro và rủi ro trong kinh doanh của các Ngân Hàng Thương Mại

1.3.1.1. Quan niệm về rủi ro

Trong cuộc sống hàng ngày, rủi ro có thể xuất hiện trên mọi lĩnh vực, mọi lúc, mọi nơi và không ngoại trừ một ai. Khi xã hội loài người càng phát triển, hoạt động của con người ngày càng đa dạng, phong phú, phức tạp thì rủi ro cũng xuất hiện ngày càng nhiều.

Trong kinh doanh, mối nguy cơ rủi ro là rất lớn vì các nhà kinh doanh không những gánh chịu các rủi ro chung như thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh,... mà còn gánh chịu cả về sự biến động của giá cả, nợ nần, thua lỗ. Vì vậy, vấn đề rủi ro rất được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu.

Có rất nhiều cách hiểu rủi ro khác nhau, cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất thế nào là rủi ro. Các trường phái và các tác giả đã đưa ra định nghĩa khác nhau về rủi ro. Nhìn chung có 2 quan niệm về rủi ro như sau:

Theo quan niệm truyền thống, có một số định nghĩa về rủi ro như sau:

Theo Từ điển tiếng Việt do trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản 1995 thì “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”.

Theo giáo sư Nguyễn Lân: “Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may mắn”

Theo tiến sĩ Hồ Diệu: “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút về lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”

Như vậy, theo quan niệm truyền thống, rủi ro được định nghĩa là những điều không may mắn xảy ra cho con người, làm mất mát, thiệt hại về tài sản hay phát sinh một khoản nợ. Quan niệm này cho rằng rủi ro chỉ gắn liền với mất mát, thiệt hại hay khó khăn.

Theo quan niệm hiện đại, có một số định nghĩa điển hình về rủi ro như sau: Theo Frank Knight thì “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”.

Theo Allan Willett “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi”.

Theo Irving Preffer “Rủi ro là tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”.

Như vậy, theo quan niệm hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Quan niệm này cho rằng rủi ro có thể mang đến tổn thất, mất mát, nguy hiểm cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội. Vì vậy, có thể nói, rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực.

Trong kinh doanh người ta thường đề cập đến 2 khái niệm rủi ro sau:

Rủi ro thuần túy là rủi ro chỉ mang lại những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm như hỏa hoạn, trộm cắp, tai nạn,..., làm phát sinh một khoản chi phí để bù đắp thiệt hại. Vì vậy, loại rủi ro này cần phải có biện pháp phòng tránh hoặc hạn chế.

Rủi ro suy tính (hay theo lý thuyết của A.M.Mowbray Blanchad Williams còn gọi là rủi ro mang tính đầu cơ) là rủi ro mà trong đó những cơ hội tạo ra thuận lợi gắn với những nguy cơ gây ra tổn thất, loại rủi ro này là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh và có tính hấp dẫn của nó.

Để có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, người ta thường phân loại rủi ro theo nguồn rủi ro (theo nguyên nhân), có những nguồn rủi ro như sau:

Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Nhóm rủi ro này do các hiện tượng thiên nhiên như động đất, núi lửa, bão lũ,..., gây ra. Những rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và tài sản.

Rủi ro do môi trường xã hội: Nhóm rủi ro này do sự thay đổi các chuẩn mực, hành vi con người, cấu trúc xã hội, các định chế,... gây ra.

Rủi ro do môi trường văn hóa: Là những rủi ro do thiếu hiểu biết về phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống, đạo đức của dân tộc, từ đó có cách hành xử không phù hợp.

Rủi ro do môi trường chính trị: Nhóm rủi ro này do sự bất ổn của môi trường chính trị. Môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rấ t nhiều rủ i ro cho các doanh nghiệp.

Rủi ro do môi trường luật pháp: Luật pháp đề ra các chuẩn mực mà mọi người phải thực hiện, tuy nhiên, xã hội luôn phát triển, nếu các chuẩn mực luật pháp không phù hợp với bước tiến của xã hội thì sẽ gây ra rủi ro. Ngược lại, nếu luật pháp thay đổi nhiều, không ổn định cũng gây ra khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Rủi ro do môi trường kinh tế: Mọi hiện tượng diễn ra trong môi trường kinh tế như tốc độ phát triển kinh tế, khủng hoảng, lạm phát, suy thoái kinh tế,..., đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độ ng củ a các doanh nghiệp, gây ra những rủi ro, b ất ổn.

Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: Trong quá trình hoạt động của mọi tổ chức, có thể phát sinh nhiều rủi ro. Rủi ro có thể phát sinh ở nhiều lĩnh vực như công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hóa tổ chức, tuyển dụng, đãi ngộ, quan hệ khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tâm lý của người lãnh đạo.

Rủi ro do nhận thức của con người: Một khi nhận diện và phân tích không đúng vấn đề thì tất yếu sẽ có kết luận và quyết định sai.

Tóm lại: Trong kinh doanh, rủi ro được hiểu là sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thể mang đến những tổn thất, thiệt hại, nguy hiểm, hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lợi nhưng cũng có thể đem đến những lợi ích, những cơ hội thuận lợi. Vì vậy, việc nghiên cứu rủi ro để có biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực và tìm kiếm những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh là điều hết sức cần thiết trong điều kiện kinh doanh ngày nay.

1.3.1.2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại

Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn có tiềm ẩn nguy cơ gặp phải rủi ro cao. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, rủi ro ngân hàng thường ít được đề cập đến. Khi rủi ro xảy ra, Nhà nước thường sử dụng các biện pháp hành chính để ngăn chặn như phát hành tiền, không cho các doanh nghiệp, cá nhân rút tiền... Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng mất khả năng thanh toán ở các doanh nghiệp xảy ra thường xuyên, việc cho vay không thu được nợ, quản lý ngân hàng không chặt chẽ, các ngân hàng bị thua lỗ, khách hàng đến rút tiền ào ạt, mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản là hiện tượng tất yếu.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là biến cố không mong đợi xảy ra gây thiệt hại, mất mát về tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá trình kinh doanh. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm những loại sau:

□ Rủi ro do bị ứ đọng vốn: Nguồ n vố n ho ạt động của NHTM chủ yếu là từ vốn huy động của công chúng. Khi vốn huy động của NHTM không chuyển sang được các tài sản có sinh lợi, từ đó không có lãi để trang trải lãi vay cho người gửi, các chi phí nghiệp vụ, quản lý... gây ra thua lỗ trong ho ạt động kinh doanh của các ngân hàng. Rủi ro này thường gặp ph ải trong trường hợp n ền kinh tế không ổn định, ngân hàng không có tín nhiệm đố i với khách hàng, hay do cơ cấu lãi su ất không phù hợp.

□ Rủi ro do thiếu vốn: Trường hợp ngân hàng không đủ ngân quỹ, các tài sản có lưu hoạt, cùng với việc gia tăng vốn từ các nguồn vốn khác khiến nó không đáp ứng được các nghĩa vụ chi trả và các ràng buộc về tài chính. Nguyên nhân của rủi ro này là do việc hoán chuyển kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn, do sự biến động mang tính chất thời vụ của người cần vay và người cần gởi, những biến động mang tính chất bất thường không dự đoán được. Từ đó, làm cho ngân hàng không nhận được tiền gởi, không thu được hay không mở rộng được các tài sản nợ để thực hiện các nghĩa vụ trên, từ đó gây mất lòng tin cho khách hàng, làm cho nhu cầu rút tiền ngày càng gia tăng. Để đối phó với trường hợp này, ngân hàng buộc phải thu hồi các khoản vay chưa đến hạn, bán lại các chứng khoán hay vay nóng các ngân hàng khác,..Tất cả những hoạt động này gây thiệt hại lớn cho ngân hàng, nếu trầm trọng, sẽ đưa ngân hàng đến bên bờ vực phá sản.

□ Rủi ro lãi suất: Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất của các khoản tiền vay được xem là giá cả của món vay, lãi suất được hình thành và chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan, như quy luật cung cầu, quy luật giá trị,... Vì vậy, lãi suất luôn biến động làm thay đổi tiền lãi, thu nhập của ngân hàng, có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ.

□ Rủi ro hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đồng tiền tính ra một đồng tiền khác. Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, sự biến động tỷ giá sẽ làm cho tài sản, thu nhập của ngân hàng bị đe dọa khi ngân hàng sở hữu chứng khoán bằng ngoại tệ hay cho vay bằng ngoại tệ.

□ Rủi ro thuần túy: Đây là những rủi ro không lường trước được, liên quan đến thiên tai, hỏa hoạn, động đất,... và liên quan đến đạo đức như lừa đảo, trộm cắp làm thiệt hại hay phá hủy tài sản của ngân hàng.

□ Rủi ro mất khả năng thanh toán: Đây là rủi ro riêng có của ngân hàng, nó liên quan đến sự sống còn củ a doanh nghiệp ngân hàng. Rủi ro này thường là hậu quả củ a mộ t hay nhiều rủi ro trên mà ngân hàng không lường được. Khi vốn tự có của ngân hàng không bù đắp được các khoản mất mát, thiệt hại thì sẽ dẫn đến vỡ nợ.

□ Rủi ro tín dụng: Khoản mục tín dụng thường chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoảng từ 1/2 đến 2/3 trong tổng tài sản có sinh lợi của ngân hàng và là khoản mục tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu (hơn 2/3) cho ngân hàng, nhưng cũng lại là khoản mục chứa đựng nguy cơ rủi ro cao và một khi xảy ra thì gây thiệt hại khá lớn cho các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w