ĐÁNH GIÁ CÁC HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC

Một phần của tài liệu (Trang 71 - 74)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN NAY SAU NHỮNG PHÂN TÍCH TRÊN

Hệ thống kiểm soát nội bộ trở nên kém hiệu quả đối với sai phạm xuất phát từ bộ máy thượng tầng Ngân hàng

- Đối với các sai phạm trong ngân hàng xuất phát từ lợi ích nhóm cổ đông, hay liên quan đến Hội đồng quản trị thì hệ thống kiểm soát nội bộ dù tốt thế nào cũng không thể ngăn chặn rủi ro. Một thành phần quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ chính là Ban kiểm soát.

- Một trong các nhiệm vụ của ban kiểm soát là giám sát và báo cáo việc tuân thủ pháp luật và điều lệ ngân hàng trong quản trị, điều hành ngân hàng cho Ban tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, cơ quan chức năng. Điều này có nghĩa, Đại hội đồng cổ đông và các cơ quan chức năng có quyền được biết thông tin từ Ban kiểm soát. Tuy nhiên, tại các ngân hàng hiện nay mọi thông tin cung cấp cho Đại hội đồng cổ đông, cơ quan chức năng đều phải tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trước khi cung cấp thông tin ra ngoài. Do vậy, tính chân thực và khách quan bị ảnh hưởng nhiều nếu có sự can thiệp của các lãnh đạo cấp cao trong ngân hàng.

Hạn chế trong việc quản lý và giám sát phân quyền, thiết lập cơ cấu tổ chức chưa hợp lý

- Số lượng cán bộ quản lý cấp trung và cấp trung gian chiếm số lượng lớn nhất trong cơ cấu cán bộ quản lý trong toàn ngân hàng. Với từng cấp quản lý khác nhau, phạm vi phân quyền nhiều ít cũng khác nhau. Do vậy, việc quản lý phân quyền và giám sát việc thực hiện quyền hạn của các cấp cán bộ quản lý vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy, ở các ngân hàng có vốn nhà nước điển hình là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, quyền hạn đối với các cấp cán bộ quản lý khá là cao so với mặt chung. Chắng hạn, thẩm quyền phán quyết cho vay lớn nhất với 1 khách hàng của Giám đốc chi nhánh lớn tại Ngân hàng này là 80-100 tỷ trong khi tại Ngân

hàng TMCP Quân Đội chỉ là 15 tỷ đồng. Theo như các phương tiện truyền thông trong thời gian gần đây đưa tin, có thể dễ nhận biết được số lượng vụ việc vi phạm, giá trị vi phạm lớn tập trung phần lớn vào hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Do vậy, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi về chất lượng kiểm soát nội bộ của Ngân hàng này.

- Do đặc thù hoạt động kinh doanh và mô hình tổ chức lớn, Ngân hàng thường phát sinh rất nhiều hoạt động và có rất nhiều phòng ban với chức năng khác nhau. Do vậy, bất kỳ vị trí nào trong cơ cấu tổ chức đều có thể phát sinh các rủi ro liên quan đến sai sót, cố tình sai phạm. Rất nhiều vụ việc tiêu cực trong ngân hàng cho thấy sự lỏng lẻo trong việc giám sát giữa các bộ phận trong cùng hệ thống và sự phát giác, báo cáo vi phạm lên các phòng ban kiểm soát. Bởi lẽ, mọi hoạt động của ngân hàng đều theo một qui trình cụ thể dựa trên nguyên tắc đa khâu. Như qui trình cấp tín dụng, để giải ngân một khoản vay sẽ qua 4 khâu: Đơn vị kinh doanh đề xuất tín dụng, Thẩm định phân tích, Cấp phê duyệt, Hỗ trợ thực hiện giải ngân. Do vậy, khi có sai phạm ở khâu nào thì các khâu khác có thể sẽ nắm được và khi đó cơ chế báo cáo vi phạm chưa được thiết lập rõ ràng thì rất khó để các đơn vị kiểm soát tiếp nhận được các báo cáo vi phạm.

- Hiện nay, mới chỉ số ít một số Ngân hàng Thương mại cổ phần lớn đã bắt đầu áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9000:2000, ISO 9001:2000; ISO 9001:2008 cho hoạt động Ngân hàng như Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam, Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng TMCP Á Châu.Đây là hệ thống quản lý chất lượng đã được tiêu chuẩn hóa. Việc thực hiện tốt các tiêu chuẩn trên, sẽ giúp Ngân hàng xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Mọi hoạt động trong ngân hàng đều có thể đo lường, đánh giá, điều chỉnh dễ dàng hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hệ thống ngân hàng sau giai đoạn những năm 2007 đến 2010 bùng nổ mạnh mẽ với sự tăng trưởng nóng về tín dụng và các chỉ tiêu lợi nhuận, đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức rất lớn kể từ năm 2011 đến nay.

Một loạt các Ngân hàng thương mại có tình trạng nợ xấu báo động, bị Ngân hàng nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Các ngân hàng có vốn điều lệ thấp, năng lực yếu kém bị buộc phải Sáp nhập, Hợp nhất, bán lại cho tổ chức tín dụng khác để lành mạnh hóa hệ thống tài chính. Hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng liên quan đến sai phạm của cán bộ nhân viên ngân hàng bị phanh phui trên các phương tiện truyên thông. Nhiều cán bộ ngân hàng cấp cao đến nhân viên ngân hàng vướng vào vòng lao lý, bị truy tố vì các tội danh tham nhũng, làm sai qui định pháp luật hay thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng...

Các vụ án điển hình lần lượt được các cơ quan báo chí và cơ quan công an công bố không khỏi khiến xã hội giật mình về mức độ thiệt hại. Trong tất cả vụ án liên quan đên sai phạm kinh tế, cơ quan chức năng điều tra thì số vụ án liên quan đến ngân hàng mặc dù chỉ chiếm 0.02% nhưng lại có mức độ thiệt hại lên tới 60.2%.

Thông qua phân tích về một số sai phạm điển hình trong vài năm gần đây, luận văn đưa ra một số nguyên nhân xảy ra các sai phạm liên quan đến đạo đức ngành ngân hàng và những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với loại rủi ro này nhằm làm cơ sở đề xuất giải pháp, kiến nghị với hệ thống các ngân hàng và các cơ quan ban ngành liên quan.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO ĐẠO ĐỨC

TRONG NGÂN HÀNG

Từ phân tích thực trạng về các tiêu cực trong ngân hàng và hạn chế hệ thống kiểm

soát nội bộ liên quan đến rủi ro đạo đức trong ngân hàng, trong phần này luận văn xin đưa ra phương hướng chung và một số giải pháp cụ thể để giảm thiểu loại rủi ro này. Đảm bảo sự phát triển lành mạnh và an toàn hơn cho hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w