Năng lực chuyên môn cán bộ

Một phần của tài liệu (Trang 68 - 71)

Vu án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam:

Như Báo Công an thành phố đã đưa tin, tháng 8-1998, Công ty Phương Nam được thành lập với vốn điều lệ khoảng 300 tỷ đồng do ông Lâm Ngọc Khuân làm Chủ tịch hội đồng quản trị. Theo báo cáo Công ty Phương Nam, năm 2003, từ một nhà máy có kim ngạch xuất khẩu hơn 21 triệu USD đến năm 2007, Công ty Phương

Nam đạt đến 91 triệu USD. Năm 2011, công ty đứng vào top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiêu biểu của cả nước. Ông Khuân trở thành đại gia, cho xây biệt thự hàng chục tỷ cạnh công ty để khách hàng có nơi ăn ngủ đàng hoàng. Đầu năm 2012, ông Khuân đột ngột vắng mặt tại địa phương. Vài tháng sau, ông Khuân cùng gia đình đi Mỹ chữa bệnh. Ngày 9-8-2012, ông Khuân có thư gửi bảy ngân hàng là chủ nợ công ty cáo bệnh đang chữa trị ở Mỹ, xin chủ nợ thông cảm nhờ ngân hàng tìm phương hướng giải quyết nợ nần. Công ty Phương Nam đang để lại món nợ 1.600 tỷ đồng: Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng gần 342 tỷ đồng, NH thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín gần 147 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang (Lienvietpost Bank) hơn 329 tỷ đồng, Vietinbank 8 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP An Bình hơn 80 tỷ đồng... Nhiều cá nhân cũng bị ông Khuân nợ hàng chục tỷ đồng.

Theo sổ sách doanh thu, hàng tồn kho của công ty lên đến 700 tỷ đồng nhưng thực chất khoảng 260 tấn tương đương với 22 tỷ đồng. Các ngân hàng trên giải ngân hồ sơ vay không kiểm tra kỹ và đã giải ngân hàng trăm tỷ đồng. Nguyên nhân Công ty Phương Nam nợ đầm đìa là do sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn đầu tư vào các hạng mục tài sản cố định kém hiệu quả, không sinh lợi nhuận dẫn đến mất cân đối trong tổng tài sản. Với số nợ trên 1.600 tỷ đồng, mỗi năm công ty phải trả lãi khoảng 200 tỷ đồng. Ngoài ra còn nhiều chi phí khác đã làm cho doanh nghiệp ngày càng lún sâu vào nợ nần. So sánh giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, Công ty Phương Nam bị mất cân đối khoảng 860 tỷ đồng.

Để thu hồi khoản nợ này, LienVietPostBank cùng một số ngân hàng tiến hành tái cấu trúc Công ty Phương Nam, đồng thời tiến hành cơ cấu lại khoản nợ xấu của đơn vị này. Ngân hàng LienVietpostBank đã bố trí 6 cán bộ trực tiếp tham gia các hoạt động điều hành và kiểm soát rủi ro tại Phương Nam, trong đó có một nguyên Phó tổng giám đốc được cử làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Phương Nam. Hậu quả đã dần dần được khắc phục nhưng không ít lãnh đạo và nhân viên ngân hàng vẫn đang bị tạm giữ, điều tra và chờ khởi tố .

Nhìn nhận minh họa trên cho thấy:

- Việc thế chấp hàng tồn kho, về mặt nguyên tắc phải là hàng hóa sờ tận tay nhìn tận mắt. Việc một lượng hàng tồn kho trị giá 22 tỷ đồng nhưng lại được kê trong sổ sách tới 700 tỷ đồng thì cần phải đặt ra dấu hỏi đối với việc khả năng quản lý hàng hóa của các ngân hàng. Thực tế, dù có nhận thế chấp bằng hàng tồn kho hay không thì việc kiểm tra kho và tình hình tiêu thụ kho đều có thể đem lại dấu hiệu cảnh bảo rủi ro cho ngân hàng. Trường hợp trên có 2 khả năng có thể xảy ra. Một là, đội ngũ cán bộ ngân hàng hạn chế về kỹ năng nhận diện rủi ro cũng như qui trình quản lý hàng tồn kho. Hoặc là vì quá tin tưởng khách hàng, buông lỏng trong khâu quản lý kiểm soát sau cho vay dẫn đến không nhận biết sớm rủi ro.

- Theo đánh giá của tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa (Thành viên tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia) cho rằng: So với 5 - 10 năm trước, trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng hiện nay tốt hơn rất nhiều nhờ vào công nghệ corebanking (hệ thống quản trị ngân hàng tập trung). Gắn liền với công nghệ corebanking là hệ thống quản lý ngân hàng hiện đại vì vậy các ngân hàng thời gian qua quan tâm nhiều hơn đội ngũ nhân lực. Trình độ cán bộ ngân nhìn chung là tốt nhưng việc phát huy tác dụng cần phải xem xét thêm. Thường ngân hàng nào có năng lực quản trị, năng lực quản lý rủi ro tốt thì trình độ cán bộ ngân hàng cũng được tăng lên và duy trì mức khá cao. Còn những ngân hàng bị các cổ đông lớn chi phối thường các quyết định tín dụng không đảm bảo được chuẩn mực về quản trị rủi ro, các cán bộ ngân hàng này thường không phát huy được hết khả năng và trình độ. Điều này là lý do, rất nhiều cán bộ ngân hàng dính vào vòng lao lý vì tội danh: Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

- Cần phải nói thêm, có một thời kỳ hệ thống ngân hàng phát triển quá nhanh. Để theo kịp tốc độ mở rộng hệ thống mạng lưới ngân hàng, các ngân hàng luôn phải tìm kiếm, bổ nhiệm nhân sự hay lôi kéo cán bộ từ ngân hàng khác. Với chức vụ giám đốc tại các ngành khác có thể mất từ 10-15 năm kinh nghiệm, thì tại ngân hàng trong giai đoạn này chỉ cần 2-3 năm có kết quả kinh doanh tốt thì đã có thể được bổ nhiệm các vị trí quản lý. Các ngân hàng chủ yếu tập chung vào các nhân sự có khả năng kinh doanh mà chưa coi trọng đến khâu đào tạo cán bộ, cũng như siết

chặt quản lý kỷ luật về đạo đức và luật pháp nên không tránh khỏi những rủi ro đạo đức, rủi ro vận hành.

Một phần của tài liệu (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w