CÁC SAI PHẠM TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN

Một phần của tài liệu (Trang 57 - 62)

2012

Giai đoạn từ 2007 đến 2010 là giai đoạn tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao. Tăng trưởng luôn ở mức trên 20%, đặc biệt năm 2009 lên tới mức 37,53%. Các ngân hàng đua nhau tăng trưởng tín dụng, thời kỳ này tăng trưởng tín dụng, dư nợ là các thông số các nhà quản trị ngân hàng quan tâm. Sự phát triển tín dụng nóng, cùng với sự lỏng lẻo trong chất lượng kiểm soát nội bộ dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng mạnh từ năm 2010 đến nay. Nợ xấu các năm 2010 đến 2012 lần lượt là 2.6%, 3.4%, 4.08%. Đây là tỷ lệ tổng hợp dựa trên số liệu các ngân hàng công bố. Con số tỷ lệ nợ xấu các chuyên gia kinh tế dự báo có thể ở mức 12%, một tỷ lệ ở mức nghiêm trọng đối với cả hệ thống ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao, các nhà quản trị ngân hàng mới càng thấy sự cần thiết hơn bao giờ hết một hệ thống kiểm soát nội bộ bền vững. Và đi sâu vào phân tích nợ xấu, cũng là lúc hàng loạt các sai phạm trong ngành ngân hàng bị phanh phui. Việc lợi dụng chức quyền để cho vay sai qui trình, qui định Ngân hàng dẫn đến thất thoát lớn, hay như cán bộ ngân hàng cố tình lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngân hàng.liên tục bị đưa ra. Lúc này, nhiều nhà quản trị ngân hàng mới thấy được đằng sau sự phát triển của ngành ngân hàng trong nhiều năm gần đây, cũng tiềm ẩn

rủi ro đạo đức từ cán bộ nhân viên ngân hàng, đến giai đoạn khó khăn của nền kinh tế từ 2010 trở đi hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng đã bộc lộ.

Theo thống kê của Bộ Công An, ngành ngân hàng đã bị “điểm mặt” là lĩnh vực đứng đầu về tham nhũng khi có liên quan đến 9 trong tổng số 10 án tham nhũng được xử lý trong năm 2013.

Thống kê của Bộ Công an cho thấy các vụ phạm tội trong ngân hàng chỉ chiếm tỉ lệ 0,02% nhưng mức độ thiệt hại của các vụ án lại lên tới 60,2%. Từ năm 2009 đến nay, lực lượng công an đã điều tra hơn 100 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tham ô, vi phạm các quy định cho vay trong ngân hàng gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng và khoảng 3.000 lượng vàng. Đáng lưu ý là tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng đang có chiều hướng gia tăng với thủ đoạn và phương thức hoạt động ngày càng tinh vi. Đối tượng vi phạm là người ở ngoài ngành và cũng có khi kẻ chủ mưu chính là nhân viên ngân hàng. Chứng minh điều này, một lãnh đạo Bộ Công an cho biết trong số 30 vụ việc xảy ra gần đây, cơ quan công an đã khởi tố 117 bị can thì có đến 81 bị can là nhân viên ngân hàng.

Thực tế, các sai phạm được công bố trên các phương tiện truyền thông mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Các sai phạm như báo chí đưa tin chủ yếu là xuất phát từ các vụ án kinh tế, tranh ch ấp dân sự giữ a các cá nhân, tổ chứ c kinh tế với nhau mà cơ quan công an điều tra và phát hiện ra sự liên quan của các ngân hàng. Vì lý do nào đó như sợ ảnh hưởng uy tín ngân hàng, các ngân hàng hầu như ít đưa các vụ việc liên quan đến các sai phạm trong ngân hàng cho các cơ quan chức năng điều tra. Cách hành xử chủ yếu là tự xử lý nội bộ, xử lý dự phòng...Mộ t số trường h ợp đặc biệt mới cung cấp thông tin cho cơ quan công an điều tra làm rõ hành vi ph ạm tội.

Theo như số liệu thống kê trên phương tiện truyền thông trong năm 2012, có thể thống kê ước tính về số tiền thất thoát của một số ngân hàng liên quan đến dấu hiệu lừa đạo như sau:

Biểu 2.5: Thống kế sai phạm của một số Ngân hàng

ACB TienPhongBank Navibank M5Bii Agribank SeABank Vietmbank VIB Techcombank

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ tác giả Đan Thanh - Vietstock)

Tổng số tiền dính phải hàng loạt vụ lừa đảo từ khách hàng, nhân viên hay lãnh đạo ngân hàng, gây thất thoát một lượng lớn tài sản mà theo thống kê từ những thương vụ công khai ít nhất là hơn 12,000 tỷ đồng.

Gây chấn động mạnh nhất là vụ án Huỳnh Thị Huyền Như với thiệt hại trầm trọng nhất trong vụ án này thuộc về Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với gần 719 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này đã được một số lãnh đạo của ACB ủy thác cho 19 nhân viên ngân hàng gửi vào Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Vietinbank) để hưởng chênh lệch lãi suất, vi phạm quy định của Nhà nước về trần lãi suất. Và số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như “ẵm” trọn, 17 bị can bị đề nghị truy tố cùng bà Như, nhiều thành viên “chóp bu” của ACB phải từ nhiệm và bị khởi tố.

Cũng dính vào vụ án này, hai ngân hàng Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhongBank) và Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) bị chiếm đoạt lần lượt 550 tỷ và 200 tỷ đồng.

Còn Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam (MaritimeBank - MSB) cũng đã ủy thác đầu tư cho ba công ty gửi tiền vào Vietinbank hưởng lãi suất từ 18-23%/năm, cao hơn trần lãi suất NHNN quy định. Lợi dụng những sơ hở trong quá trình giao dịch, Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm đoạt gần 1,600 tỉ đồng của MSB. Tuy nhiên, đến tháng 09/2011, trước khi khởi tố vụ án, ba công ty trên đã vay tiền của một đơn vị khác để trả lại cho MSB toàn bộ số tiền bị chiếm đoạt.

Nằm trong top ngân hàng có nhiều vụ việc vi phạm nhất trong năm là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Thống kê sơ bộ những vụ lừa đảo chiếm đoạt tại Agribank được công bố rộng rãi trên báo chí, ít nhất gần 4,400 tỷ đồng của ngân hàng này cũng đã ra ra đi với hàng chục vụ việc. Điển hình, tại chi nhánh 3 - Agribank, các sếp của ngân hàng này đã nhận tiền của các doanh nghiệp để “giúp đỡ” ký duyệt các bộ hồ sơ khống xin vay vốn, tạo điều kiện cho những kẻ lừa đảo chiếm đoạt, lấy đi 112 tỷ đồng của ngân hàng. Bên cạnh đó, bằng chiêu thức khác, nhân viên Agribank - chi nhánh Bình Thạnh còn lợi dụng việc tiếp quỹ tại các máy ATM của ngân hàng âm thầm “rút ruột” 21 tỷ đồng và “nướng” sạch vào các trường đá gà, sòng bạc.

Đặc biệt, do hoạt động kinh doanh không có hiệu quả với rất nhiều sai phạm của Công ty cho thuê tài chính 2 - Công ty con của Agribank như huy động vốn sai nguyên tắc, vô trách nhiệm trong khâu thẩm định hồ sơ khách hàng, công ty này đã báo lỗ 3,000 tỷ đồng trong năm 2009. Theo kết quả kiểm toán Nhà nước năm 2011, toàn bộ số tiền khổng lồ trên đã bị thất thoát vì những sai phạm của Công ty cho thuê tài chính 2.

Chưa dừng lại ở đó, Agribank tiếp tục bảo lãnh cho công ty con này vay tiếp 400 tỷ đồng từ Bảo hiểm xã hội để trả nợ cho Agribank nhưng Bảo hiểm xã hội cũng hào phóng giải ngân đến 1,010 tỷ đồng trong tổng số 1,300 tỷ đồng cam kết cho vay. Đến tháng 10/2009, khi có 1 hợp đồng 200 tỷ đồng đáo hạn của Công ty cho thuê tài chính 2 không trả được lãi và nợ gốc, Bảo hiểm xã hội mới dừng việc giải ngân lại. Với số tiền 3,000 tỷ đồng bị thất thoát ở trên không phải là nhỏ đã đặt nghi vấn về trình độ chuyên môn cũng như đạo đức kinh doanh của chính những cán bộ ngân hàng của Agribank.

Đặc biệt nổi cộm là vụ bắt giam nguyên Tổng giám đốc Agribank - ông Phạm Thanh Tân về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Được biết, từ tháng 07/2011, ông Phạm Thanh Tân đã thôi giữ chức Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Agribank và nhận công tác tại Văn phòng NHNN theo điều động của Thống đốc NHNN. Liên quan đến vụ án này, Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam

(Lifepro Vietnam) đã được giải ngân hơn 3,000 tỷ đồng để thực hiện dự án Nhà máy Luxfashion. Tuy nhiên, đến tháng 08/2012, nhà máy này đã ngừng hoạt động và 3,000 tỷ đồng của Agribank cũng khó có đường quay về.

Cũng với nguyên nhân sai phạm của các cán bộ ngân hàng, 559 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã bị chiếm đoạt bởi khách hàng qua các thủ đoạn lập khống báo cáo tài chính để vay vốn của ngân hàng này. Sau đó lợi dụng việc kiểm tra, kiểm định, quản lý, giám sát tài sản thế chấp của cán bộ Techcombank có nhiều sơ hở, các đối tượng lừa đảo đã xin ngân hàng giải ngân và chiếm đoạt số tiền 559 tỷ đồng. Không chỉ kém về nghiệp vụ, nhân viên của Techcombank Thanh Hóa còn lừa đảo giả vờ báo máy ATM trục trặc để mượn chìa khóa rút tiền đem đi đánh bạc. Trong vòng 1 năm, hơn 4 tỷ đồng của Techcombank đã b ị biển thủ nướng vào các sòng bạc và không có thông tin về kết quả bồi thường cho Techcombank.

Tại Vietinbank - chi nhánh Đông Anh, số tiền 368 tỷ đồng bị chiếm đoạt . Cán bộ tại chi nhánh ngân hàng này đã bị khởi tố về hành vi vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng khi ký duyệt hồ sơ khống xin vay vốn của ngân hàng.

Trong tháng cuối cùng của năm 2012 nổi cộm lên vụ lừa đảo tại SeABank khi nguyên Phó Tổng giám đốc ngân hàng - bà Nguyễn Thị Hương Giang đã bị khởi tố vì lạm quyền trong thi hành công vụ, tự ý ký và phát hành 12 chứng thư bảo lãnh vượt quá thẩm quyền quy định, để ngoài hệ thống sổ sách, không có hồ sơ lưu, không thu phí với tổng giá trị phát hành hơn 310 tỷ đồng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Các chứng thư bảo lãnh trên đã quá hạn thanh toán nhưng các bên được bảo lãnh vẫn chưa thanh toán hoặc có biện pháp khắc phục.

Theo nguồn Báo Tiền phong, trong 5 tháng đầu năm 2013, ngành ngân hàng phát hiện 21 vụ tiêu cực, tham nhũng với số tài sản vi phạm hơn 682 tỷ đồng; 5.612 chỉ vàng và 50.000 USD. Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng đã thu hồi được hơn 8,2 tỷ đồng, xử lý 30 cán bộ liên quan.

Như vậy, với nhiều thủ đoạn tinh vi, tài sản của ngân hàng đã bị thất thoát nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh và danh tiếng của các ngân hàng. Đặc biệt, hầu hết các vụ lừa đảo trên đều có sự tiếp tay của chính cán bộ, nhân viên ngân hàng hay thậm chí là cấp lãnh đạo, điều này đánh dấu hỏi lớn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w