Chỉ tiêu về xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 57)

Những năm gần đây, nhất là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tình hình xuất khẩu có nhiều khởi sắc hơn so với giai đoạn trước. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng xuất khẩu khá cao trong năm 2007 và 2008, tương ứng là 21,9%, và 29,1%. Sau khi

giảm 8,9% vào năm 2009 do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, xuất khẩu tăng trở lại ở mức 25,5% năm 2010 và 34,2% năm 2011. Trong cả giai đoạn 2007- 2011, xuất khẩu đã tăng 2,4 lần, từ 39,8 tỷ USD lên 96,9 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 19,5%/năm, cao hơn chỉ tiêu 16%/năm trong kế hoạch 5 năm 2006-2010.

Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có rất nhiều khó khăn, nhưng tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của cả nước đạt hơn 200 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2011 và gấp 3,5 lần năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu/GDP đạt khoảng 81,7%, cao hơn mức kỷ lục 80,8% của năm 2011. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng GDP (lên đến 3,6 lần). Tỷ lệ xuất khẩu/GDP và hệ số tốc độ tăng đạt cao như trên đã cho thấy, xuất khẩu là lối ra, là động lực tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

Bên cạnh đó, nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng mạnh là do: (i) Thu nhập tăng, cộng với hiệu ứng thu nhập từ tài sản tăng; (ii) Giảm thuế quan đối với một số mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu; (iii) Nhu cầu sản xuất trong nước (kể cả của khu vực FDI, nhất là phương thức gia công - xuất khẩu còn khá phổ biến.

Biểu 2.2: Số liệu xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2005 -2013

Sau khi gia nhập WTO, nhập siêu hàng hóa tăng mạnh, đạt 14,2 tỷ USD vào năm 2007 và 18,0 tỷ USD năm 2008 (so với 5,1 tỷ USD năm 2006). Sau đó, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và các chính sách của Chính phủ, nhập siêu giảm xuống 12,9 tỷ USD vào năm 2009, và 9,8 tỷ USD năm 2011. Riêng năm 2012, lần đầu tiên sau gần 20 năm Việt Nam xuất siêu với 284 triệu USD.

Tính theo tỷ lệ kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa trên GDP, độ mở thương mại của Việt Nam đã tăng gần như liên tục, từ 130,4% năm 2005 lên 157,4% vào năm 2008. Sau khi sụt giảm vào năm 2009, độ mở thương mại tăng trở lại kể từ năm 2010 và đạt tới 166,1% vào năm 2011, năm 2012 đạt khoảng 182% cao nhất từ trước tới nay.

Kim ngạch xuất nhập khẩu chính là điểm sáng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến 2012.

2.2. MỘT SÓ DẤU MÓC NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU

2.2.1. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

Biêu 2.3: Biêu đô tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2008 - 2012

Trong giai đoạn tăng trưởng nóng, nhu cầu tín dụng thường rất cao. Tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng huy động. Đây là điều đã diễn ra trong giai đoạn năm 2008 và từ giữa năm 2009 đến giữa năm 2010. Đây là thời kỳ mà thị trường chứng khoán vẫn ở giai đoạn phát triển, có sức hút lớn và tập trung nhiều nguồn huy động từ nền kinh tế. Thị trường bất động sản giai đoạn này là thị trường màu mỡ với nhiều nhà đầu tư, cơn sốt về bất động sản khiến giá bất động sản tăng vọt từng ngày. Các khu đô thị, các dự án đua nhau mọc lên với sự hỗ trợ đắc lực từ nguồn tín dụng ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các chủ đầu tư dự án, các nhà đầu cơ bất động sản và ngược lại tăng trưởng tín dụng các Ngân hàng luôn đảm b ảo mức vượt kế hoạch.

Đến năm 2011 khi xuất hiện những bong bóng tài sản trên thị trường chứng khoán, tài chính và đặc biệt là bất động sản nên Chính phủ đã tiến hành kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo tinh thần của Nghị quyết 11. Mức tăng trưởng tín dụng tụt giảm nhanh chóng từ mức 32,4% năm 2010 còn 14,33% năm 2011 và 8,91% năm 2012. Lúc này các khoản tín dụng cho mảng chứng khoán và bất động sản lại trở thành gánh nặng với các Ngân hàng. Thị trường chứng khoán và Bất động sản khó khăn lại càng khó khăn khi các ngân hàng thắt chặt tín dụng, tích cực thu hồi dư nợ. Thêm vào đó, đầu tư công cắt giảm khiến nhu cầu sử dụng vốn giảm mạnh. Các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, phá sản. Tình trạng sở hữu chéo và cho vay các công ty con tràn lan được kiểm soát chặt chẽ càng làm giảm nhanh dư nợ tín dụng cả hệ thống Ngân hàng.

2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh, thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước, khi tình hình kinh doanh xấu đi, tình trạng nợ xấu mới thể hiện rõ nét và tăng nhanh. Nợ xấu có xu hướng tăng bắt đầu từ năm 2007 và đặc biệt được quan tâm chú ý từ cuối năm 2011.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nợ xấu chung (nhóm 3,4,5) của hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh từ mức 2,29% của năm 2010 lên mức 3,72% năm 2011, 8,82% vào cuối tháng 9 năm 2012 và cuối tháng 2 năm 2013 là 6%. Theo số liệu

của 08 NHTM đã công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý IV/2011, chỉ có VCB có tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ, còn lại đều có tỉ lệ nợ xấu tăng cao. Riêng Habubank, tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 2,39% năm 2010 lên 4,69% năm 2011.

Năm 2012, BIDV có tỷ lệ nợ xấu 2,7% trên tổng dư nợ, Vietcombank là 2,26%, Vietinbank 1,46%, Sacombank 1,89%, Eximbank 1,2%, MB 1,85%, Agribank 5,8% và SHB đang dẫn đầu là 8,53%.

Tốc độ gia tăng nợ xấu có chiều hướng chậm lại từ tháng 6/2012, cụ thể: Trong quý 1/2012, tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân của hệ thống ngân hàng khoảng 8%/tháng và có chiều hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, từ tháng 4/2012 nợ xấu có chiều hướng tăng chậm lại rõ rệt, đặc biệt từ tháng 6/2012 tốc độ tăng trưởng nợ xấu phổ biến không quá 2,5%/tháng, riêng tháng 12/2012 giảm 12,2%, đến 28/2/2013 nợ xấu chỉ còn 6%.

Tác động giảm nợ xấu có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tích cực tự xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro. Tính chung, trong năm 2012, tổng số nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro của hệ thống ước đạt khoảng 69 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ xấu không giảm đi tương ứng do có nợ xấu mới tiếp tục phát sinh.

Theo qui định Basel II, III tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 2%/tổng dư nợ. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam hiện đang khá cao. Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành rất nhiều qui định để kiểm soát để quản lý tình trạng nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại, như ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ (Có hiệu lực từ tháng 6 năm 2014) và thành lập VAMC (Công ty quản lý tài sản Việt Nam) để mua lại nợ xấu các ngân hàng để giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu.

Biểu 2.4: Tỷ lệ nợ xấu ngành giai đoạn 2007-2012

(Nguồn: Số liệu Ngân hàng nhà nước)

Nguyên nhân đẩy nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng nhanh thời gian qua có nhiều, song nổi lên một số nhóm nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút mạnh đã làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trong các năm 2011, 2012 và 3 tháng đầu năm 2013 chậm lại đáng kể, thậm chí có tháng tăng trưởng âm.

Thứ hai, trong một thời gian dài (2007- 2011), các TCTD đều theo đuổi chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, trong khi đó công tác quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của một số ngân hàng còn nhiều bất cập như công tác thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa tuân thủ đúng quy định. Công tác phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng, lĩnh vực kinh doanh chưa sát với thị trường để có biện pháp

ứng xử kịp thời. Việc đánh giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thực tế, nhận tài sản đảm bảo không đầy đủ tính pháp lý.

Thứ ba, cơ chế chính sách ở cả chính sách vĩ mô và phát triển ngành còn nhiều bất cập. Tiêu thức phân loại nợ chưa phản ánh đúng số nợ xấu, vướng mắc trong cơ chế xử lý tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu cũng là nguyên nhân làm tăng nợ xấu trong thời gian vừa qua.

Thứ tư, năng lực thanh tra, giám sát của NHNN trong thời gian qua còn hạn chế, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụ ng của các ngân hàng, nh ất là các vi ph ạm quy định về hạn ch ế cấp tín d ụng và việc đầu tư quá mức vào mộ t số lĩnh vự c mạo hiểm, tiềm ẩn rủi ro cao như bất động sản, ch ứng khoán, đầu tư ngoài ngành.

Thứ năm, việc làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Nhà nước đã tạo nên gánh nặng nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Theo thống kê có đến gần 70% nợ xấu ngân hàng là nợ của các doanh nghiệp Nhà nước. Mặt khác, khi đang gặp khó khăn về vốn, nhiều doanh nghiệp đã dùng nguồn vay ngắn hạn đầu tư dài hạn. Thực tế, việc sử dụng vốn sai nguyên tắc là con đường ngắn nhất dẫn tới nợ quá hạn, nợ xấu cho doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng.

2.3 VỊ TRÍ BAN KIỂM SOÁT TRONG BỘ MÁY TỔ CHỨC MỘT SÓ NGÂN HÀNG

Theo như hành Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN Ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Tổ chức tín dụng ngày 01/08/2006, Ban kiểm soát được thành lập trực thuộc Hội đồng quản trị, độc lập với hoạt động kinh doanh. Có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, quản lý trực tiếp Ban kiểm toán nội bộ, lên kế hoạch kiểm toán nội bộ định kỳ hàng năm trong toàn hệ thống.Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của 2 ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam hiện nay.

Nhìn vào sơ đồ bộ máy tổ chức của 2 Ngân hàng không thấy nhiều sự khác nhau về vị trí của Ban kiểm soát trong mô hình tổ chức. Các Ban kiểm soát đều thuộc Hội đồng quản trị , độc lập với các khối kinh doanh. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm phụ trách cơ quan kiểm toán nội bộ và điều hành mọi hoạt động, tiếp nhận thông tin phản ánh từ cơ quan kiểm toán nội bộ.

Nguyên tắc thiết lập, quyền hạn và trách nhiệm Ban kiểm soát tại các Ngân hàng cơ bản là giống nhau. Điểm khác nhau là môi trường kiểm soát ở mỗi ngân hàng như thế nào, hoạt động của ban kiểm soát có phải là vấn đề quan tâm lớn của các nhà quản trị cấp cao hay không,...Do vậy, hiệu quả từ công tác điều hành của ban kiểm soát tại từng Ngân hàng là khác nhau. Nhiều ngân hàng, công tác kiểm tra kiểm soát rất được đề cao nhưng cũng nhiều ngân hàng hoạt động kiểm tra kiểm soát chỉ là chiếu lệ.

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w