Tình hình cho vay

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNSÀI GÒN - HÀ NỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 47)

Dưới đây là tổng kết dư nợ cho vay qua các năm

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay qua các năm của Chi nhánh

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 3067.2 100 3583.4 100 4003.6 100 Theo thời hạn Ngắn hạn 2442.72 79.64 2964.55 82.73 3240.11 80.93 Trung,dài hạn 624.4 8 20.36 618.85 17.27 763.49 19.07

3,583.4 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 16.92%. Năm 2014, dư nợ tín dụng đạt 4,003.6 tỷ đồng tăng 11.7% so với năm 2013.

- Dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng khá mạnh cụ thể năm 2012 là 2,442.72 tỷ đồng (chiếm 79.64%) năm 2013 đạt 2,964.55 tỷ đồng (chiếm 82.73%) và năm 2014 đạt 3240.11 tỷ đồng (chiếm 80.93%). Ta thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn khá cao luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ, điều này cho thấy các khoản cho vay của ngân hàng vẫn chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Việc ngân hàng vẫn đang duy trì cơ cấu cho vay như vậy là bởi vì nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn chủ yếu là nguồn tiền gửi tiết kiếm của dân cư với kì hạn ngắn, do đó để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả thì ngân hàng vẫn duy trì tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn trong danh mục cho vay của ngân hàng mình.

-Dư nợ trung, dài hạn tăng năm 2012 đạt 624.48 tỷ đồng (chiếm 20.36%) sang năm 2013 giảm xuống còn 618.85 tỷ đồng, đến năm 2014 tăng trở

36

lại đạt 763.49 tỷ đồng (chiếm 19.07%). Nguyên nhân của sự sụt giảm từ năm 2012-2013 là do sự biến động kinh tế vào thời điểm này rất khó lường do đó để đảm bảo an toàn khả năng thanh khoản thì ngân hàng phải giảm cho vay trung dài hạn và tăng cho vay ngắn hạn.

Các chỉ tiêu trên phản ảnh thực trạng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng SHB Ba Đình đạt chất lượng và hiệu quả cao. Trên cơ sở nguồn vốn tăng trưởng và ổn định, chi nhánh đã tăng cường cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của khách hàng, thực hiện mở rộng đối tượng cho vay, khai thác nhiều dự án đầu tư, cơ sở vật chất và cải tiến kỹ thuật , chú trọng việc nghiên cứu tìm hiểu kỹ tình hình kinh doanh, tình hình của khách hàng vay vốn để nhằm đảm bảo an toàn vốn của chi nhánh, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình sáp nhập, song Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Ba Đình đã nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, cụ thể như sau:

■Lợi nhuận ■ Thu nhập Chi phí

Biểu đồ 2.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng SHB chi nhánh Ba Đình ( Từ năm 2012 đến 2014)

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng SHB CN Ba Đình năm 2012,2013 & 2014)

Qua biểu đồ trên ta thấy thu nhập, chi phí và lợi nhuận của chi nhánh luôn duy trì ở mức ổn định và hợp lý, chi nhánh luôn có lãi và chi phí đuợc quản lý hiệu quả so với nguồn thu nhập.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SHB - Chi nhánh Ba Đình tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng - một trong những nghiệp vụ rủi ro nhất nhung lại là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong hoạt động Ngân hàng. Các hoạt động khác tuy ít rủi ro nhung lợi nhuận kinh doanh mang lại cho Ngân hàng không lớn. Doanh thu hoạt dộng tín dụng chiếm tỷ trọng rất cao từ 96% - 99%. Tuơng ứng với điều này là tỷ trọng chi phí trong hoạt động tín dụng cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 74% năm 2012 đến 88% năm 2013 và ...năm 2014. Bảng cơ cấu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SHB - Chi nhánh Ba Đình sau đây thể hiện rõ điều này.

80 70 60 50 40 30 20 10 0

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

■Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ■Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối ■Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ ■Lợi nhuận khác

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của SHB - Ba Đình

(Nguồn: Báo cáo SHB CN Ba Đình từ năm 2012 đến năm 2014)

Lợi nhuận qua các năm từ 2012 đến 2014 của Ngân hàng SHB - Chi nhánh Ba Đình theo chiều huớng dần đuợc cải thiện. Cụ thể tăng từ 65 tỷ đồng trong năm 2012 lên 72 tỷ đồng trong năm 2013 và ở mức 80.7 tỷ đồng năm

38

2014. Lợi nhuận trong hoạt động tín dụng cũng tăng lên đáng kể. Đạt được những thành quả trong hoạt động tín dụng không những do chính sách điều hành của ngân hàng và còn do nhiều tác động tích cực từ tình hình nền kinh tế của Việt Nam và chính sách của Ngân hàng nhà nước trong thời gian qua.

Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế. Hoạt động tín dụng nói chung của toàn hệ thống Ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề bởi những biến động kinh tế vĩ mô của Thế giới cũng như của Việt Nam. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Xét riêng trong quy mô của Ngân hàng SHB - Chi nhánh Ba Đình, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu, do đó trong điều kiện xấu của nên kinh tế khi hoạt động tín dụng ít nhiều bị ảnh hưởng thì lợi nhuận mang lại từ nghiệp vụ này cũng bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Bên cạnh đó quá trình sáp nhập Ngân hàng SHB - Ngân hàng HBB cũng ảnh hưởng không nhỏ. Từ tháng 02/2012 thông tin sáp nhập giữa hai Ngân hàng đã làm cho các khách hàng gửi tiền của HBB - SGDHN cũ, sau là Ngân hàng SHB - Chi nhánh Ba Đình ồ ạt rút tiền gửi, ảnh hưởng đến thanh khoản của hệ thống. Hoạt động cho vay chịu ảnh hưởng rất nhiều từ hoạt động tiền gửi, vì chỉ có huy động được đầu vào thì mới có nguồn để cho vay. Chính việc ồ ạt rút tiền gửi của Khách hàng trong giai đoạn này làm cho các khách hàng đã được phê duyệt giải ngân trước đó bị tạm ngừng giải ngân, dẫn đến tâm lý không hài lòng về dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng. Các khách hàng tốt, có dư nó lớn tại chi nhánh đã lần lượt chuyển sang các Ngân hàng khác để tiếp tục ổn định hoạt động kinh doanh. Cũng do việc sáp nhập với HBB mà chất lượng tín dụng của SHB sụt giảm mạnh.

Sang đến năm 2013, hoạt động tín dụng của chi nhánh dần đi vào ổn định cùng với nỗ lực tiếp thị lại các khách hàng nói trên. Tuy gặp những khó khăn nhất định bởi một số khách hàng vẫn bị ảnh hưởng bởi sự không hài lòng đối với dịch vụ tín dụng trước đó cũng như cơ chế cho vay ở Ngân hàng mới chưa thật sự ưu đãi, làm cho Khách hàng cảm thấy chưa thật sự hài lòng nhưng nhờ uy tín

và mối quan hệ của các chuyên viên nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết thì không những giữ lại đuợc những khách hàng cũ, bên cạnh đó còn tăng truởng thêm đuợc mức tín dụng.

Năm 2014 là một năm khởi sắc của Ngân hàng SHB - Chi nhánh Ba Đình khi mà nền Kinh tế Việt Nam dần khôi phục với nền kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát đuợc kiểm soát ở mức thấp, lãi suất cho vay liên tục giảm, dòng vốn tín dụng chảy mạnh, đặc biệt là trong những tháng cuối năm khiến niềm tin nguời tiêu dùng tăng, đầu tu của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình sáng sủa hơn. Quy mô vốn của doanh nghiệp mới thành lập cao hơn năm 2013 và gần 15.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, mức sinh lời cũng phục hồi dần, nhu cầu vốn tăng mạnh và chất luợng tín dụng đuợc cải thiện.

2.3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẬI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.3.1 Khái quát về hoạt động cho vay đối với DNNVV tại SHB Ba Đình

2.3.1.1 Sơ lược về các sản phẩm cho vay DN tại Chi nhánh Ba Đình

Các Doanh nghiệp, đặc biệt là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn là khách hàng tiềm năng của Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội nói chung và Chi nhánh Ba Đình nói riêng, vì vậy, ngân hàng đã rất chú trọng trong việc phát triển các sản phẩm hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn nhằm đáp ứng một cách đa dạng nhu cầu của từng loại hình doanh nghiệp về vốn kinh doanh. Cụ thể các sản phẩm cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nhu sau:

> Cho vay theo món: đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng về vốn và sử dụng vốn luu động cho các doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp có nhu cầu vốn ít, thời vụ đến doanh nghiệp có nhu cầu vốn cao, thuờng xuyên.

> Cho vay bằng cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá: giải pháp cho doanh nghiệp rút vốn nhanh, tận dụng thời cơ trong kinh doanh bằng các chiết

40

khấu, cầm cố các giấy tờ có giá, tỷ lệ chiết khấu cao lên đến 100% giá trị giấy tờ có giá.

> Cho vay bằng chiết khấu Bộ chứng từ xuất nhập khẩu: doanh nghiệp sẽ không phải chờ đợi nguồn tiền từ nuớc ngoài để bổ sung vốn luu động phục vụ sản xuất kinh doanh, đây là một giải pháp hữu hiệu giúp cho DN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể thu đuợc tiền ngay khi giao hàng với nhiều tiện ích vuợt trội.

> Cho vay dựa trên hàng tồn kho và các khoản phải thu: đây chính là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về tài sản đảm bảo khi vay, giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng tiệp cận với nguồn vốn ngân hàng.

> Cho vay theo hạn mức thấu chi: bằng cách cho DN chi vuợt mức số tiền có trong tài khoản tiền gửi thanh toán ở hạn mức cao, lãi suất cạnh tranh và thời hạn phù hợp với nhu cầu, hình thức cho vay này giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn tạm thời trong chi tiêu cho hoạt động sản xuất nhu chi trả tiền luơng, điện nuớc, nguyên vật liệu...

> Cho vay tài trợ dự án: không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tín dụng, mà các dự án đầu tu của doanh nghiệp sẽ đuợc tu vấn và hỗ trợ tối đa về mặt chuyên môn bởi đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, am hiểu rộng và nhiệt tình.

> Tài trợ nhà phân phối: thông qua các chuơng trình hợp tác giữa SHB và các nhà cung cấp có uy tín, các nhà phân phối đuợc tài trợ vốn ngắn hạn để thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, nhờ đó, các nhà cung cấp một mặt hạn chế đuợc rủi ro trong thanh toán, thu đuợc tiền hàng nhanh chóng, đẩy nhanh vòng quay vốn, mặt khác tăng cuờng mối quan hệ với nhà phân phối. Đối với nhà phân phối, lợi ích mà sản phẩm này mang lại là thủ tục vay vốn đơn giản, phuơng thức rút vốn linh hoạt, nhanh gọn do thời gian phê duyệt nhanh chóng, tài sản đảm bảo linh hoạt (có thể là hàng tồn kho, tín chấp) bên cạng lãi suất và phí dịch vụ phù hợp.

Việc đặc biệt quan tâm đến những khó khăn và am hiều nhu cầu của các doanh nghiệp để đua ra những sản phẩm đa dạng về cách thức cho vay đã chứng tỏ tầm quan trọng của cho vay doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV tại ngân hàng.

2.3.1.2 Quy chế và chính sách cho vay đối với DNNVV của NHTM CP Sài Gòn Hà Nội - chi nhánh Ba Đình

- Nguyên tắc cho vay: DNNVV cam kết bảo đảm sử dụng nguồn vốn vay hợp pháp, đúng mục đích., có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng thời hạn quy định; phải thẩm định, kiểm tra DNNVV truớc, trong và sau khi cho vay.

- Điều kiện cho vay: DNNVV có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; DNNVV có vốn tự có và khả năng tài chính đảm bảo trả nợ gốc và lãi trong thời hạn cam kết; có dự án đầu tu, phuơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; thực hiện đúng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của ngân hàng.

- Chính sách cho vay:đinh huớng phát triển cho khối KHDN N nhỏ và vừa thuộc các ngành uu tiên phát triển, tài sản đảm bảo tốt, hạn chế cấp tín dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, xem xét kỹ đối với cho vay các dự án đầu tu, đảm bảo các khách hàng có quan hệ hoạt động hiệu quả, đủ khả năng trả nợ; quy định cụ thể mức lãi suất cho vay đối với từng đối tuợng khách hàng theo xếp hạng tín dụng và theo từng thời kỳ cụ thể; bảo đảm tiền vay cũng tùy theo xếp hạng tín dụng và loại tài sản đảm bảo.

2.3.1.3 Quy mô hoạt động cho vay DNNVV

Truớc tiên, chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan vai trò của hoạt động cho vay DNNVV đối với Chi nhánh thông qua các số liệu về tỷ trọng cho vay DNNVV trong tổng cho vay, du nợ đối với DNNVV trong tổng du nợ tại chi nhánh . Có nhu vậy mới có thể đánh giá chính xác thực trạng chất luợng cho vay và những tác động tới hoạt động của Chi nhánh. Cụ thể ta xem xét các số liệu sau đây:

Tổng cho vay 3,067.2 100 3,583.4 100 4,003.6 100

Công nghiệp xây dựng 55,75 59,76 62,05

Dịch vụ 28,94 27,15 24,45

Tổng 100 100 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu qua các năm từ Chi nhánh Ba Đình)

Có thể thấy, cho vay DNNVV tại Chi nhánh Ba Đình chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ. Cụ thể, tính tại thời điểm 31/12/2012, cho vay DNNVV là 157,100 tỷ đồng, tương đương với 43,2%. Điều này chứng tỏ rằng các DNNVV là một trong các nhóm khách hàng quan trọng của chi nhánh đối với hoạt động cho vay. Sang tới năm 2013, con số % này tăng lên 44,8% do như bài viết đã phân tích nhiều ở trên, tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc, lãi suất cho vay chung trên thị trường ở mức thấp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn vay. Tình hình cho vay lại càng khởi sắc hơn trong năm 2014, khi mà lượng cho vay DNNVV tính tại 31/12/2014 đã là 1,821.6 tỷ đồng, chiếm tới 45,5% trong tổng cho vay của chi nhánh.

Do tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh là khá lớn nên dư nợ cho vay cũng cao ở mức tương ứng. DNNVV không chỉ có thể mang lại cho Ngân hàng một con số lợi nhuận lớn mà cũng có thể đưa ngân hàng đối mặt với rủi ro của nợ quá hạn. Vì vậy, các chính sách đưa ra đối với các DNNVV là hết sức quan trọng với Chi nhánh, đảm bảo rằng Chi nhánh sẽ không mất đi cơ hội tăng lợi nhuận từ cho vay các DNNVV mà cũng không bị vướng vào rủi ro quá lớn khi cho vay các doanh nghiệp này.

Để đánh giá sâu hơn về thực trạng cũng như nguyên nhân của hoạt động cho vay DNNVV bài viết sẽ đi sâu phân tích về cơ cấu dư nợ DNNVV phân theo ngành kinh tế, từ đó sẽ có cơ sở để xác định mục tiêu phương hướng hoạt động để khai thác tối đa các tiềm năng trong thời gian tới.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế trong hoạt động cho vay DNNVV tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Ba Đình

Thời điểm 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

Đơn vị Tỷ đông % Tỷ đông % Tỷ đông %

Tông dự nợ 1,32 5 ĨÕ0" 1,605.40 100" 1,821.60 100" - Nợ nhóm 1 1,086.5 0 82 1,404.73 875 1,703.20 93.5 - Nợ nhóm 2 172.2 5 13^ 128.43 8 ^ 54.6 5 T - Nợ nhóm 3 13.2 5 T 5 16.0 T 9ĨT 05^ - Nợ nhóm 4 13.2 5 T 5 16.0 T 2 18.2 T - Nợ nhóm 5 39.7 5 3^ 4 40.1 28 3 36.4 ĩ Nợ quá hạn 238. 5 18 200.68 128 118.40 68 Nợ xấu 66.2 5 5 72.2 4 4.5 63.7 6 3.5

(Nguồn: Tổng hợp số liệu qua các năm từ Chi nhánh Ba Đình)

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNSÀI GÒN - HÀ NỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 47)