Hoàn thiện quy trình và thủ tục hành chính cho vay

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNSÀI GÒN - HÀ NỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 73 - 74)

1. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY DNNVV TẠI SHB BA

3.2.2.Hoàn thiện quy trình và thủ tục hành chính cho vay

Tính chuẩn xác trong mỗi bước trong quy trình cho vay quyết định tới sự thành bại của hợp đồng xét về hiệu quả cho vay và khả năng thu hồi nợ. Hiện nay, quy trình cho vay tại Chi nhánh được thực hiện theo quy trình tín dụng chung do ban lãnh đạo chi nhánh ban hành, bao gồm các giai đoạn cơ bản như sau:

Giai đoạn 1: thẩm định và xét duyệt cho vay: bước đầu tiên là chuyên viên quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp. Ở bước này, cần thực hiện một cách cụ thể, chi tiết và chính xác nhất việc thu thập hồ sơ, thông tin khách hàng theo chuẩn của ngân hàng bởi nó ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thẩm định cho vay. Tại bước này, cần có sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong đánh giá khả năng tài chính và tính khả thi của kế hoạch sản xuất

58

hay dự án được trình lên vay vốn. Công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong giai đoạn này cũng cần được chú trọng vì nó một phần ảnh hưởng tới quyết định cho vay hay không và cho vay bao nhiêu.

Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ, ký kết hợp đồng cho vay: trường hợp cấp trên đã đồng ý phê duyệt thì công tác hoàn thiện chỉ là các thủ tục hành chính cần thiết vì vậy dù không thể bỏ qua hay rút ngắn giai đoạn nhưng cũng cần đơn giản hóa là nhanh chóng giải quyết các thủ tục hành chính để tiến hành giải ngân tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn một cách sớm nhất có thể tránh làm ảnh hường tới công việc kinh doanh.

Giai đoạn 3: Giải ngân: cần có sự theo dõi cụ thể của chuyên viên tín dụng trong công tác giải ngân nhằm hạn chế tới mức tối đa sự nhầm lẫn hay sai sót nào.

Giai đoạn 4: Quản lý, kiểm tra và thu hồi nợ: ở giai đoạn này, cán bộ tíndụng đảm nhận hợp đồng cho vay cần có sự kiểm tra giám sát theo dõi thường xuyên quá trình sử dụng vốn vay, tình hình khoản vay, tình hình tài chính của khách hàng để có thể phát hiện rủi ro nếu có một cách sớm nhất và trình lên ban giám đốc đưa ra phương án xử lý kịp thời. Tính cập nhật và chính xác trong bước này ảnh hưởng lớn tới chất lượng của món vay vì vậy cần được hết sức chú trọng.

Giai đoạn 5: Xử lý tín dụng nợ xấu: khi phát sinh nợ quá hạn cần trình lên cấp trên để họp bàn phương án xử lý. Trường hợp nợ thành nợ xấu thì được xử lý bằng cách chuyển sang công ty xử lý nợ và quản lý tài sản của ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội là AMC hoặc bằng cách khác theo đề xuất của khối quan trị rủi ro.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNSÀI GÒN - HÀ NỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 73 - 74)