Xử lý số liệu:

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ và giá trị tiên lượng của hs CRP huyết tương ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp (Trang 39 - 40)

Tất cả các số liệu thu được từ nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y học trên máy vi tính bằng chương trình phần mềm SPSS 16.0 để tính toán các thông số thực nghiệm.

Kết quả được biểu thị dưới dạng:

+ Trị số trung bình ± độ lệch chuẩn: đối với các biến liên tục. + Phần trăm (%): đối với các biến logic.

Để phân tích mối liên quan giữa sự biến đổi hs-CRP với các chỉ số khác, chúng tôi chia đối tượng nghiên cứu ra làm 3 nhóm:

1. Nhóm I: nhóm những bệnh nhân bị HCMVC có nồng độ hs-CRP nhập viện < 1,0 mg/dL.

2. Nhóm II: nhóm những bệnh nhân bị HCMVC có nồng độ hs-CRP nhập viện ≥ 1.0 mg/dL và ≤ 3,0 mg/dL

3. Nhóm III: nhóm những bệnh nhân bị HCMVC có nồng độ hs-CRP nhập viện > 3,0 mg/dL

Chúng tôi dùng test "t" hoặc χ2 để so sánh sự khác biệt khi so sánh sự khác biệt giữa các nhóm một về một số đặc điểm như: tuổi, giới, hút thuốc lá, số mạch bị tổn thương, type tổn thương….

Sử dụng phép phân tích đa biến để so sánh sự khác biệt giữa ba nhóm khi có trên 2 thông số yêu cầu nghiên cứu.

Tìm hiểu sự liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch với hs-CRP, chúng tôi dùng tỷ suất chênh (Odds ratio) với khoảng tin cậy (confidence interval) 95%.

Phân tích đa biến tìm hiểu những yếu tố liên quan tới biến kết quả được biểu diễn bằng nguy cơ tương đối RR (Relative Risk) với khoảng tin cậy 95% (95% CI).

Đánh giá sự tương quan hai thông số theo hệ số tương quan r (Pearson correlation), có ý nghĩa theo từng mức độ

Đánh giá diễn biến sống còn (Survival analysis) của quần thể nghiên cứu bằng phương pháp Kaplan – Meier được biểu diễn dưới dạng đồ thị.

Kết quả được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ và giá trị tiên lượng của hs CRP huyết tương ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp (Trang 39 - 40)