Thang điểm nguy cơ TIMI

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ và giá trị tiên lượng của hs CRP huyết tương ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp (Trang 30 - 32)

Đáp ứng yêu cầu của một thang điểm đơn giản, dễ tính toán, dễ áp dụng, vào năm 2004, Antmann và cộng sự đã đưa ra thang điểm nguy cơ TIMI (Thrombolysis in Myocardial Infarction). Thang điểm này phân loại bệnh nhân vào 3 nhóm: nguy cơ thấp, vừa và cao [19]. Trong đó, bao gồm các yêu tố: tuổi, đặc điểm lâm sàng, thay đổi điện tâm đồ, men tim được thu nhận thông qua việc phân tích đa biến trong nghiên cứu TIMI 11B. Thang điểm này gồm 7 yếu tố:

1. Tuổi trên 65.

2. Có trên 3 yếu tố nguy cơ tim mạch (Tiền sử gia đình mắc bệnh ĐMV sớm, THA, ĐTĐ, tăng cholesterol, hút thuốc lá).

3. Có hẹp động mạch vành trên 50%. 4. ST chênh ≥ 0,05 mV.

5. Có trên 2 cơn đau thắt ngực trong vòng 24 giờ. 6. Đã dùng Aspirin trong vòng 7 ngày.

7. Có tăng men tim.

Với mỗi yếu tố nguy cơ, nếu có được tính là 1 điểm, không có là 0 điểm. Tổng số điểm là 7 điểm: 0-2: nguy cơ thấp, 3-4: nguy cơ vừa, 5-7:nguy cơ cao. Theo nghiên cứu này thì điểm TIMI càng cao thì càng liên quan đến tỷ lệ tử vong, tái nhồi mau cơ tim, tái thiếu máu cơ tim cần điều trị tái tạo mạch cấp cứu, và các biến cố tim mạch cấp tính khác xảy ra trong 30 ngày [19].

Biểu đồ 1.1. Liên quan giữa các biến cố tim mạch xảy ra trong 30 ngày với điểm TIMI.

Thang điểm này dựa trên nghiên cứu TIMI 11B (Heparin không phân đoạn). Và được công nhận có giá trị trong các nghiên cứu ESENCE (Rfficacy and Safety of Sybcutaneous Enoxaparin in Non-Q-wave Coronary Events) [19,40] và TACTICS (Treat Angina With Aggrastat [tirofiban] and Detemine Cost of Therapy with Invasive or Conservative Strategy)-TIMI 18 [46], TIMI-III [32,44], CURE (The Clopidogrel in Unstable angina to prevent Recurrent Events) [42, 43].

Thang điểm nguy cơ TIMI được đánh giá là thang điểm hiệu quả, đơn giản trong việc phân tầng yếu tố nguy cơ bệnh nhân ĐTNKÔD và NMCT không ST chênh lên.

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ và giá trị tiên lượng của hs CRP huyết tương ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp (Trang 30 - 32)