Phương pháp thu thập thông tin:

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ và giá trị tiên lượng của hs CRP huyết tương ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp (Trang 37 - 39)

2.4.3.1. Hỏi bệnh:

- Xác định thời gian đau ngực.

- Số cơn đau trong 24 giờ trước khi nhập viện - Tính chất cơn đau ngực.

- Tiền sử dùng Aspirin trong 7 ngày trước khi nhập viện.

- Khai thác các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành: tuổi, giới, mức độ vận động thể lực (theo WHO), tiền sử bệnh ĐTĐ, RLLP máu, hút thuốc lá, uống bia rựou, tiền sử bản thân mắc các bệnh tim mạch (THA, tiền sử NMCT, bệnh động mạch vành, tai biến mạch não, phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành…), tiền sử gia đình mắc các bệnh ĐMV sớm (Nam < 55 tuổi; Nữ < 65 tuổi ).

2.4.3.2. Khám lâm sàng:

Đo chiều cao, cân nặng, đo vòng bụng, vòng mông, đo nhịp tim, huyết áp, phát hiện các dấu hiệu suy tim trên lâm sàng (Phân loại theo NYHA), phân độ KILLIP ( với bệnh nhân NMCT cấp ).

2.4.3.3. Xét nghiệm:

Công thức máu, Máu lắng, CK, CK-MB, Troponin T/I, ProBNP, đường máu, điện giải máu, phức hợp lipid máu, ure máu, creatinin máu, SGOT, SGPT, điện tim đồ 12 chuyển đạo, siêu âm tim.

- Riêng với xét nghiệm định lượng nồng độ hs-CRP huyết thanh được lấy ở các thời điểm: nhập viện (hs-CRP 1), sau nhập viên 12 giờ (hs-CRP 2), sau nhập viện 24 giờ (hs-CRP 3) và sau nhập viện 48 giờ (hs-CRP 4).

+ Định lượng nồng độ CRP bằng phương pháp đo độ đuc siêu nhạy, với máy HiTaChi 717 và thuốc thử của hãng Randox. Nồng độ hs-CRP được biểu thị bằng đơn vị mg/dL. Giới hạn phát hiện thấp nhất của xét nghiêm là 0,1 mg/dL.

+ Mẫu máu thử là 2 ml không có chất chống đông, quay ly tâm tách lấy phần huyết tương và bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ C cho đến khi được đưa vào máy phân tích.

+ Nguyên tắc xét nghiệm: CRP trong huyết tương sẽ kết hợp với kháng thể kháng CRP có sẵn trong dung dịch thuốc thử. Phức hợp CRP-kháng thể kháng CRP làm dung dịch thử trở nên đục. Đo độ đục bằng máy quang phổ và quy đổi ra giá trị mg/dL.

2.4.3.4. Chụp và can thiệp động mạch vành:

Bệnh nhân được chụp ĐMV tại phòng chụp mạch, Viện tim mạch quốc gia, bằng máy chụp mạch Digitex α 2400 của hãng Shimadzu (Nhật Bản).

- Đánh giá kết quả: chúng tôi phân tích các thông số sau: + Số lượng ĐMV bị tổn thương.

+ Vị trí ĐMV bị tổn thương.

+ Mức độ tổn thương (mức độ hẹp) của ĐMV:

Hình 2.1: Sơ đồ minh hoạ cách đo mức độ % hẹp theo đường kính của ĐMV.

Mức độ hẹp (%) = (D1-D2)/D1

Vị trí D1: là vị trí ngay trước chỗ hẹp, không thấy thương tổn và được coi là bình thường của ĐMV trên phim chụp mạch..

Vị trí D2: là vị trí tổn thương hẹp nhất. Đánh giá mức độ tổn thương: 0: ĐMV bình thường 1: thành ĐMV không đều 2: hẹp nhẹ < 50% 3: hẹp vừa từ 50%- 70% 4: hẹp rất nhiều > 75% (> 95%: gần tắc) 5: tắc hoàn toàn

- Tất cả các kết quả thăm khám và xét nghiệm đều được ghi chép đầy đủ theo mẫu bệnh án riêng (xin xem phần: bệnh án mẫu).

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ và giá trị tiên lượng của hs CRP huyết tương ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w