Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 1168 phân tích tài chính doanh nghiệp CTY CP xây lắp i petrolimex luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 40)

1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tình trạng tài chính doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Muốn vậy, ta cần xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính. Cụ thể như sau:

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan

Đây là những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội, tự nhiên,... Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến phân tích tài chính chỉ có thể khắc phục được một phần.

Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước đóng vai trò là khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Những khuyết điểm trong tính hợp lý, tính đồng bộ hay tính tiêu cực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nước có thể gây khó khăn, tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như với hoạt động phân tích tài chính. Hệ thống luật của Việt Nam đã và đang được hoàn thiện, tuy nhiên chưa được hoàn chính. Các văn bản dưới luật còn nhiều chồng chéo và tính ổn định của văn bản luật chưa cao. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tác động của lạm phát

Chủ động kiềm chế lạm phát được coi là ưu tiên số một trong nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam. Lạm phát có thể ảnh hưởng làm sai lệch thông tin tài chính được nghi nhận trên báo cáo tài chính khiến việc tính toán và phân tích trở nên sai lệch. Chẳng hạn như, lạm phát sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị dòng tiền, làm cho dòng tiền ở các năm khác nhau sẽ có một thời giá tiền tệ khác nhau. Điều này làm cho việc so sánh, phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch. Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.

Tác động của lãi suất

Lãi suất cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu lãi suất huy động của các ngân hàng tăng cao sẽ dẫn tới việc tiếp cận nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn và chi phí lãi vay cũng ảnh hưởng lớn đến kế hoạch doanh thu - lợi nhuận của các doanh nghiệp. Bên cạnh những khó khăn kéo dài và chi phí sản xuất tăng cao, việc chưa có biện pháp hữu hiệu để hạ lãi vay ngân hàng, điều này dẫn đến các doanh nghiệp bị thu hẹp cơ hội phục hồi sau khủng hoảng kinh tế.

Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là

cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

1.2.3.2.Các nhân tố chủ quan

Chất lượng thông tin sử dụng

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì. Vì vậy, có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính.

Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.

Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.

Trình độ cán bộ phân tích

Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu,

thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của nguời phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng nhu nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là nguời làm cho các con số “biết nói”. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.

Quy trình, nội dung và phương pháp phân tích

Điều này có ảnh huởng rất lớn tới công tác phân tích tài chính. Một quy trình, nội dung và phuơng pháp phù hợp, khách quan, khoa học và đầy đủ là cơ sở đảm bảo thực hiện tốt công tác phân tích tài chính. Nguợc lại, một quy trình, nội dung và phuơng pháp thẩm định bất hợp lý, sơ sài chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả phân tích tài chính không cao và doanh nghiệp khó có thể dựa vào đó để đua ra quyết định chính xác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển và hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động của thị truờng tiền tệ đã có những thay đổi đáng kể. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, bên cạnh các cơ hội đầu tu có đuợc, các doanh nghiệp Việt Nam còn chịu ảnh huởng ngày càng sâu rộng từ thị truờng tài chính thế giới. đồng thời, còn chịu cả sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nuớc và nuớc ngoài. Truớc tình hình đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mình nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu thông tin của nhà quản trị và các đối tuợng quan tâm đến doanh nghiệp (nhà quản lý, nhà đầu tu, những nguời huởng luơng của doanh nghiệp...). Việc phân tích tài chính doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhu thông tin trên báo cáo tài chính, phuơng pháp phân tích, chỉ tiêu phân tích.. Do đó, nhà phân tích cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn và khoa học để đua ra những số liệu phân tích có ý nghĩa thiết thực cho việc quản lý và đua ra các chiến luợc kinh doanh có hiệu quả cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP I - PETROLIMEX

Một phần của tài liệu 1168 phân tích tài chính doanh nghiệp CTY CP xây lắp i petrolimex luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w