ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP

Một phần của tài liệu 1168 phân tích tài chính doanh nghiệp CTY CP xây lắp i petrolimex luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 70 - 76)

CỔ

PHẦN XÂY LẮP 1 - PETROLIMEX

Phân tích tài chính có vai trò rất quan trọng trọng hoạt động quản lý tài chính của Công ty. Đó là việc sử dụng các phuơng pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của Công ty, giúp cho nguời sử dụng thông tin đua ra quyết định quản lý phù hợp. Để định huớng phát triển cho Công ty trong thời gian tới thì bên cạnh việc tháo gỡ những khó khăn và vuớng mắc còn tồn tại, Công ty còn định huớng chiến luợc phát triển kinh doanh.

2.3.1. Kết quả đạt được

Qua thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xây lắp 1, có thể đánh giá những kết quả đạt đuợc nhu sau:

Thứ nhất, Ban lãnh đạo Công ty đã phần nào nhận thức đuợc vai trò và tầm quan trọng của phân tích tài chính đối với sự phát triển của Công ty trong những năm qua, đã chỉ đạo các phòng ban chức năng sử dụng khá tốt việc phân tích tình hình tài chính chủ yếu trên kết quả tạo nguồn, kết quả hoạt động sản xuất. Thông qua phân tích, Công ty đã xác định đuợc những nguyên nhân và các yếu tố chủ quan cũng nhu khách quan ảnh huởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để đua ra các giải pháp khắc phục, từ đó thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong những năm tiếp theo.

Thứ hai, về tài liệu được sử dụng trong phân tích, Công ty đã có sự kết hợp giữa các thông tin bên trong và bên ngoài. về thông tin bên trong, Công ty đã sử dụng các nguồn thông tin được cập nhật thường xuyên, đáng tin cậy từ các báo cáo tài chính qua các năm, chế độ kế toán, số liệu thống kê liên quan được cung cấp bởi các phòng ban chức năng khác trong từng thời kỳ. về thông tin bên ngoài, Công ty cũng đã kết hợp phân tích các thông tin chung về nền kinh tế, thị trường.

Thứ ba, về phương pháp phân tích, Công ty đã sử dụng hai phương pháp cơ bản là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Tuy nhiên việc sử dụng các phương pháp này chưa thực sự triệt để và khoa học nhưng nhìn chung đã đem lại những hiệu quả nhất định: việc phân tích trở nên dễ dàng và dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng thông tin. Phương pháp tỷ số được Công ty sử dụng đã đưa ra được những chỉ tiêu tài chính cần thiết. Phương pháp so sánh cũng có sự kết hợp giữa so sánh dọc và so sánh ngang, tạo tính linh hoạt, các số liệu và chỉ tiêu được so sánh trong 3 năm liên tiếp (2011, 2012, 2013) cũng giúp người sử dụng thông tin có cái nhìn thông suốt về tình hình tài chính của Công ty.

Thứ tư, nội dung phân tích tài chính về cơ bản đã đưa ra những thông tin khái quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp: cơ cấu tài sản - nguồn vốn,... Đây là những chỉ tiêu mà hầu hết các đối tượng sử dụng thông tin cần quan tâm đầu tiên để biết nguồn vốn được hình thành từ đâu, được sử dụng như thế nào; Công ty có khả năng tự chủ tài chính hay không; hoạt động SXKD có mang lại hiệu quả hay không. Dù việc sử dụng các chỉ tiêu chưa thật sự triệt để nhưng về cơ bản vẫn mang tính hữu dụng đối với các đối tượng sử dụng thông tin.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Tồn tại

Từ thực tế phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xây lắp 1 trong những năm qua cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế:

Thứ nhất, thông tin sử dụng trong phân tích Công ty sử dụng đã kết hợp cả thông tin bên trong và thông tin bên ngoài nhưng do thiếu thông tin trong việc lấy

số liệu trung bình ngành và các doanh nghiệp cùng ngành khác nên việc phân tích ít nhiều giảm tính khách quan, chỉ dựa trên đánh giá chủ quan của Công ty. Việc so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ số tài chính của Công ty với các doanh nghiệp hay chỉ số trung bình ngành đóng vao trò rất quan trọng. Nó cho biết trong cùng thời kỳ,có thể doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhung so với ngành thì hiệu quả kinh doanh nhu vậy vẫn chua cao, hoặc vào thời điểm khó khăn chung của nền kinh tế, có thể doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nhung thua lỗ nhu vậy vẫn đuợc đánh giá là doanh nghiệp đã quản lý tốt, hạn chế đuợc rủi ro....Vì vậy, việc đánh giá về tình hình tài chính của Công ty chỉ đơn thuần dựa trên sự so sánh số liệu và chỉ tiêu giữa các năm với nhau mà chua đặt số liệu và chỉ tiêu đó bên cạnh một tiêu chuẩn nhất định để đánh giá đuợc khách quan hơn, kết quả phân tích vẫn chua đánh giá đúng đuợc thực trạng tình hình tài chính của Công ty đang diễn biến ra sao.

Thứ hai, hiện nay Công ty sử dụng phuơng pháp phân tích còn sơ sài, chua hoàn thiện. Cụ thể là Công ty chỉ dừng lại ở các phuơng pháp truyền thống là phuơng pháp so sánh và phuơng pháp tỷ số, chua áp dụng các phuơng pháp mang lại hiệu quả cao hơn, tránh đuợc tính đơn lẻ và rời rạc nhu: phuơng pháp Dupont, phuơng pháp thay thế liên hoàn, phuơng pháp phân tích mức độ ảnh huởng của các nhân tố. Trên thực tế, ngoài các phuơng pháp truyền thống nhu phuơng pháp so sánh và phuơng pháp tý lệ, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng kết hợp phân tích bằng phuơng pháp truyền thống và phuơng pháp hiện đại đem lại kết quả phân tích rất cụ thể và chi tiết, góp phần giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp đua ra quyết định kinh doanh chính xác đem lại kết quả

Thứ ba, nội dung phân tích hiện nay Công ty thực hiện chua đầy đủ, mới chỉ dừng ở phân tích một số chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán, các chỉ số tài chính mới chỉ tập trung ở các tỷ số về cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Một số chỉ tiêu tài chính cần thiết nhu tỷ số đánh giá khả năng thanh toán, tỷ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tỷ số đánh giá khả năng sinh lời, mức độ tạo tiền và tình hình luu chuyển tiền tệ, các tỷ số về quản lý nợ...., hiện nay Công ty

thực hiện không thường xuyên, chỉ khi nào các nhà quản lý cần mới bắt đầu phân tích. Như vậy, vô hình chung làm cho công tác phân tích thiếu tính liên tục, khi cần đem ra so sánh số liệu của một giai đoạn để xem xét xu hướng thì rất khó khăn và thiếu số liệu, đồng thời ít đóng vai trò trong việc ra quyết định của Ban Giám đốc trong kế hoạch, định hướng chính sách kinh doanh của Công ty trong năm kế hoạch.

Thứ tư, công tác phân tích còn diễn ra lẻ tẻ, chưa xác định được kế hoạch, mục tiêu phân tích nên việc phân tích không mang lại hiệu quả cao, phần nhiều mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy được tác dụng đối với việc ra quyết định quản lý tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả phân tích mới chỉ đưa ra các con số và nguyên nhân tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính mà chưa chỉ ra được biện pháp tài chính cần phải thực hiện trong kỳ tới để phát huy những lợi thế hiện có và hạn chế những yếu kém và rủi ro đang gặp phải. Do đó, lãnh đạo Công ty khó đưa ra được các quyết định kịp thời nếu gặp phải biến động xấu trên cơ sở kết quả phân tích.

2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại

2.3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Chế độ chính sách về quản lý tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam thường xuyên thay đổi, đặc biệt là chính sách về thuế và chế độ kế toán, chưa kể còn những quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn nhưng lại bắt buộc với doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng lớn tới các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, từ đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính được tính toán qua các năm, dẫn đến việc so sánh, nhận xét và đánh giá không chuẩn xác về tình hình tài chính của công ty, có thể đưa ra các quyết định sai lầm.

Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác phân tích tài chính đã đưa vào Việt Nam khá lâu song thực tế hiện nay các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học, thậm chí không phân tích. Các doanh nghiệp thực hiện công tác phân tích chủ yếu là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó không tạo được nề nếp, thói quen phân tích tài chính trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó các

doanh nghiệp trong nước đã thực hiện phân tích thì phần lớn còn mang tính hình thức, chưa đầy đủ nội dung phân tích.

Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cho từng quy mô doanh nghiệp chưa được xây dựng, cụ thể là chỉ tiêu trung bình từng ngành và chi tiết cho từng quy mô doanh nghiệp để làm cơ sở tham chiếu cho các doanh nghiệp trong ngành, nếu có chỉ là hoạt động thống kê của các Công ty chứng khoán dựa trên báo cáo tài chính của cac công ty niêm yết. Cũng có thể thấy, mặc dù doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng đã thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai các báo cáo tài chính nhưng hoạt động thống kê số liệu còn kém, không cập nhật thường xuyên; không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm tập hợp số liệu và tính toán để xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở tham chiếu cho các doanh nghiệp cùng ngành. Vì vậy công tác phân tích tài chính mới chỉ bó buộc trong một doanh nghiệp, chất lượng công tác phân tích còn kém và thiếu tính toàn diện.

2.3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Công ty chưa thực sự quan tâm đúng mực đến công tác phân tích tài chính, lãnh đạo Công ty mới chỉ coi phân tích tài chính như là một bộ phận nhỏ trong công tác tài chính - kế toán và được thực hiện kèm theo hoạt động quyết toán sổ sách kế toán vào thời điểm cuối năm. Kết quả phân tích chưa trở thành nguồn thông tin quan trọng để đưa ra các quyết định tài chính.

Thứ hai, đội ngũ cán bộ phân tích của Công ty còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chuyên môn. Đa số các cán bộ phân tích được đào tạo về chuyên ngành kế toán, đang làm công việc kế toán, chỉ thực hiện phân tích tài chính vào cuối năm theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng nên cả kiến thức và kinh nghiệm phân tích tài chính còn rất hạn chế. Mặc dù Công ty thường xuyên tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên trong Công ty được nâng cao trình độ bằng các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhưng lại chưa chú trọng đến công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác phân tích tài chính. Vì thế, công tác phân tích tài chính tại Công ty còn sơ sài và chưa hoàn thiện.

ứng được nhu cầu đặt ra. Do bộ phận phân tích của Công ty chưa được tổ chức thành một phòng chức năng độc lập mà vẫn còn nằm trong phòng Tài chính - Ke toán nên cơ sở vật chất có phần hạn hẹp. Công ty chưa có hệ thống nối mạng giữa các phòng ban chức năng để trao đổi và nắm bắt thông tin vì thế bộ phận phân tích không cập nhật được thường xuyên hoạt động của các phòng ban khác để sử dụng trong phân tích và dự báo. Vì vậy, hoạt động phân tích chưa kịp thời và kết quả chưa cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Công ty Cổ phần Xây lắp 1 - Petrolimex trong những năm qua tuy đã quan tâm đến vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp và đã bước đầu đi vào phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhưng vẫn còn ở mức độ hết sức căn bản, chưa đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Hiện nay, Công ty mới chỉ thực hiện phân tích một số chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu thuộc tài sản, nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán thông qua phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu tài chính quan trọng Công ty chưa thực hiện phân tích hoặc chưa phân tích thường xuyên, đồng thời thiếu sự hệ thống dẫn đến khó so sánh, ít đóng vai trò trong việc ra quyết định của ban quản trị và định hướng hoạt động của Công ty trong tương lai. Do đó, Công ty cần có giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính để phát huy vai trò thông tin một cách chi tiết, toàn diện tình hình tài chính của Công ty.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP I - PETROLIMEX

Một phần của tài liệu 1168 phân tích tài chính doanh nghiệp CTY CP xây lắp i petrolimex luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w