5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Xây dựng một chiến lược cạnh tranh phù hợp với tình hình thực tế
thực tế của Thị trường Chứng khoán Việt Nam
Sau 10 năm phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, song cũng còn một số tồn tại cần giải quyết nhất là những vấn đề phát sinh từ quá trình hội nhập quốc tế. Do vậy xây dựng chiến lược phát triển thị trường trong giai đoạn mới cần phải tính tới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế vừa qua. Đồng thời cũng phải đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo với những chiến lược về kinh tế xã hội. Dựa trên nền tảng đã được xây dựng như hệ thống văn bản pháp luật bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tế thị trường, khung pháp lý đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho việc nâng cao vai trò của TTCK với tư cách là một kênh huy động vốn ngày càng quan trọng. Thông qua việc mở rộng quy mô thị trường niêm yết, thu hẹp thị trường tự do, đặt nền tảng cho việc tái cấu trúc TTCK. Mục tiêu chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2010-2020 là phát triển về quy mô, chất lượng hoạt động cho TTCK, duy trì trật tự an toàn cho thị trường. Mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường. Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Nâng cao khả năng cạnh tranh
và hội
nhập thị trường tài chính quốc tế.
Là một trong những thành viên của thị trường chứng khoán, việc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán không thể chỉ hiểu đơn giản qua việc cạnh tranh sống còn mà còn được hiểu như sự tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng trong phạm vi quản lý trên TTCK. Do đó, các công ty chứng khoán phải nghiên cứu các sản phẩm có những
đặc tính khác biệt, nhưng sự cảm nhận về sự khác biệt đó là do nhu cầu, sự cảm nhận của từng nhóm khách hàng, hay đơn giản là do vị trí địa lý của sản phẩm đó, trong rất nhiều trường hợp khách hàng mong muốn có sự khác biệt về sản phẩm hơn là sự khác biệt về giá. Do vậy, để thành công, Công ty chứng khoán BSC cần hướng tới cạnh tranh động, công ty cần có sự đầu tư thích hợp vào việc nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm mới. Trong trường hợp cạnh tranh ít khắc nghiệt hơn và sản phẩm mới không thể thay thế hoàn toàn sản phẩm cũ, ít nhất trong một thời gian ngắn, hoặc có sự xuất hiện sản phẩm khác tương tự, có thể cạnh tranh với sản phẩm đó, doanh nghiệp tiên phong vẫn có thể được lợi từ bước đi chiến lược của mình như quá trình xây dựng thương hiệu, danh tiếng, tích lũy nguồn vốn, kiến thức thị trường nhiều hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác ra đời sau.