Kiến nghị với Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước, Sở giao dịch chứng

Một phần của tài liệu (Trang 103 - 106)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1 Kiến nghị với Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước, Sở giao dịch chứng

chứng khoán Hồ Chí Minh, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

3.3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý

Luật Chứng khoán đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, các văn bản hướng dẫn thi hành luật cũng được ban hành trong 6 tháng đầu năm 2007. Riêng đối với công ty chứng khoán, cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán. Đây là cơ sở pháp lý cho các công ty chứng khoán tái cơ cấu theo hướng tăng quy mô vốn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng phạm vi hoạt động. Tuy nhiên các văn bản pháp lý trên vẫn chưa cụ thể hướng dẫn được những vấn đề phát sinh từ thực tế để hướng các hành vi, chủ thể đi đúng hướng và đúng khuôn khổ của pháp luật. Vì vậy, cần phải có các văn bản pháp lý quy định một cách cụ thể và chi tiết hơn nữa về các vấn đề như:

-Quy định về hình thức giao dịch, chứng từ điện tử của ngành chứng khoán, quy định về giao dịch kỳ hạn (repo), cho vay cầm cố chứng khoán, vay đầu tư chứng khoán... là cơ sở cho các công ty chứng khoán triển khai hoạt động dịch vụ qua mạng và hội nhập với thế giới.

-Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động thị trường chứng khoán;

-Cùng việc hội nhập quốc tế và gia nhập WTO, thị trường chứng khoán sẽ mở cửa, cần xây dựng lộ trình cụ thể mở cửa thị trường chứng khoán như quy định sự tham gia góp vốn của nước ngoài, quy định chuyển tiền ra nước ngoài, quy định thanh toán bù trừ đa phương với các thị trường chứng khoán quốc tế đón đầu việc các công ty Việt nam niêm yết thị trường nước ngoài.

-Ban hành quy định tổ chức và hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm (CRA) nhằm hỗ trợ thị trường trái phiếu phát triển.

3.3.1.2 Thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các tổng công ty Nhà nước kết hợp thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán

Các tổng công ty nhà nước là các công ty có vốn lớn, có bề dày kinh nghiệm kinh doanh, hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề và đang trong quá trình cổ phần hóa để hội nhập thế giới theo lộ trình của WTO. Với mức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, và hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì việc niêm yết cổ phiếu của các tổng công ty có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, sẽ giúp chỉ số thị trường chứng khoán trở thành thước đo của nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra việc niêm yết này sẽ giúp cho rất nhiều chủ thể tham gia thị trường phát triển trong đó có hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán Việt Nam. Do đó, các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước cần tuyên truyền cho các tổng công ty thấy được lợi ích của việc niêm yết là một hình thức quảng cáo công ty, nâng cao thương hiệu, là một kênh huy động vốn,... để tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán Việt Nam..

3.3.1.3 Phổ biến kiến thức và tạo niềm tin cho Nhà đầu tư

Việc tăng hàng hóa cho thị trường chứng khoán phải được tiến hành đồng thời với việc tăng cầu về hành hóa. Lĩnh vực chứng khoán còn quá mới mẻ với số đông người dân Việt Nam mặc dù số người biết về chứng khoán chiếm tỷ lệ tương đối lớn nhưng sự hiểu biết này còn thiếu căn bản. Do đó, việc phổ biến kiến thức và tạo niềm tin cho công chúng đầu tư là nhiệm vụ không thể thiếu được trong sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Cần tăng cường hoạt động đào tạo và bổi dưỡng nghiệp vụ cũng như công tác tuyên truyền phổ cập rộng rãi kiến thức về thị trường chứng khoán.

Để đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động ổn định và phát triển, thì vấn đề xây dựng và củng cố niềm tin cho công chúng đầu tư cũng rất quan trọng.

-Cần quy định chặt chẽ việc quản lý tài sản đối với các công ty chứng khoán, các công ty chứng khoán cần quản lý tách biệt tài sản của công ty với tài sản của khách hàng.

-Cần thành lập một tổ chức chuyên đánh giá mức tín nhiệm của các công ty. Việc thành lập tổ chức này là hết sức cần thiết, ở tất cả các thị trường chứng khoán phát triển đều có tổ chức này. ở Việt Nam , trong giai đoạn đầu nên thành lập một tổ chức thuộc nhà nước chuyên nghiên cứu và đánh giá mức tín nhiệm của các công ty. Tổ chức này sẽ giúp công chúng có đầy đủ các thông tin về công ty hơn. Nhờ vậy, công chúng sẽ có sự lựa chọn và có thể ra các quyết định chính xác hơn.

Xây dựng hệ thống công bố thông tin một cách công khai, chính xác, kịp thời và có hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay, tâm lý e ngại phải công khai hóa thông tin đang tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp, kể cả các công ty có đủ điều kiện niêm yết. Đây thực sự là một rào cản vì một nguyên tắc cơ bản của thị trường chứng khoán là tính công khai. Để công chúng đầu tư có thể tin tưởng vào các doanh nghiệp, cần phải tạo cho doanh nghiệp Việt Nam thói quen công khai hóa tình hình tài chính, đặc biệt là các công ty niêm yết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư.

3.3.1.4 Đẩy mạnh quản lý thị trường chứng khoán

Để tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, bình đẳng hướng đến hiệu quả cao, các cơ quan quản lý cần quan tâm đến mọi mặt hoạt động của thị trường thông qua việc:

-Xây dựng các chuẩn mực tuân thủ cho từng đối tượng tham gia thị trường chứng khoán và ban hành các tiêu chuẩn giám sát thị trường đối với c ác chủ thể tham gia thị trường chứng khoán ví dụ về quản trị công ty niêm yết, công ty chứng khoán, nguyên tắc kinh doanh, quản trị rủi ro... Khi các chủ thể tham gia thị trường chịu một chế độ quản lý như nhau sẽ tạo nên môi trường cạnh tranh bình đẳng và công bằng.

-Nâng cao hiệu quả giám sát từ cơ quan quản lý và tăng cường vai trò, sự tham gia của công chúng đầu tư trong phát hiện các dấu hiệu vi phạm.

-Nâng cao chất lượng và tính độc lập của kiểm toán, đặc biệt là trong việc kiểm toán các công ty đại chúng.

- Công khai và minh bạch thông tin kịp thời, nâng cao các chuẩn mực về công bố thông tin bảo vệ công chúng đầu tư.

Một phần của tài liệu (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w