Kiến nghị với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 108 - 112)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Với vị thế là công ty con của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, kể từ khi thành lập đến nay, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về mục tiêu hoạt động và chiến lược phát triển của ngân hàng mẹ, tuy nhiên đối với từng dịch vụ chứng khoán lại chưa có sự phối hợp hiệu quả. Để phát triển dịch vụ chứng khoán tại công ty, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên:

3.3.3.1Nâng cao năng lực tài chính cho BSC

-Thực hiện chuyển đổi mô hình sở hữu từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang hình thức cổ phần hóa, công ty sẽ có nhiều chủ sở hữu bao gồm cả thể nhân và pháp nhân hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, là

một động lực giúp công ty phát triển và hội nhập, có được nhiều ưu thế trong việc huy động nguồn vốn, nhờ đó nâng cao năng lực tài chính tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

Cho phép Công ty hợp tác với các đối tác chiến lược kinh doanh để có thể tận dụng được vốn, công nghệ tiên tiếp, tiếp thu kinh nghiệm quản trị điều hành và kinh nghiệm kinh doanh chứng khoán để tăng sức cạnh tranh và tăng trưởng lợi nhuận cho công ty.

3.3.3.2 Tạo cơ chế làm việc BSC thông thoáng hơn

Dưới sức ép cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường của hội nhập kinh tế sẽ kéo theo có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước có tiềm lực kinh tế, công nghệ cao, và nhiều kinh nghiệm trong quản lý điều hành. Để nắm bắt cơ hội kinh doanh tốt hơn, có những phản ứng linh hoạt đối với những biến động của thị trường, thông qua các văn bản hướng dẫn sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, phân cấp phân quyền kinh doanh chứng khoán, Ngân hàng BIDV tạo tính năng động, tự chủ, tự quyết trong công tác quản lý kinh doanh, đầu tư của Công ty BSC cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể khi thực hiện như việc:

-Chủ động trong công tác tổ chức cán bộ và đào tạo: chấm dứt hợp đồng đối với các nhân viên không đủ năng lực, không đảm bảo phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, toàn quyền chủ động trong việc sắp xếp và tổ chức cơ cấu bộ máy kinh doanh

Nâng mức ủy quyền trong hoạt động tự doanh cổ phiếu cho Công ty, hiện nay công ty được phép đầu tư 1 loại cổ phiếu không vượt quá 5 tỷ đồng.

3.3.3.3. Tạo điều kiện cho BSC trong mở rộng thị trường

-Tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận với khách hàng là các tổ chức có quan hệ với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần đang là khách hàng của Ngân hàng.

-Giúp Công ty BSC mở rộng mạng lưới hoạt động thông qua mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Trước mắt triển khai hệ thống đại lý nhận lệnh tại các thành phố lớn trên 3 miền đất nước, sau đó sẽ phát triển thành các cầu nối giữa công ty chứng khoán với các ban ngành, các doanh nghiệp và công chúng đầu tư trên các địa bàn này.

KẾT LUẬN

Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các công ty chứng khoán khác, việc phát triển thị phần môi giới, tăng vị thế của công ty là một yếu tố sống còn đối với BSC. Một trong những biện pháp góp phần tăng khả năng cạnh tranh của BSC đó là nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh chứng khoán tại BSC.

Dựa trên mục đích nghiên cứu, đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh chứng khoán tại Phòng Dịch vụ khách hàng Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam” đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nghiệp vụ môi giới chứng khoán và các dịch vụ khác tại Phòng DVKH Công ty chứng khoán BSC, làm cơ sở luận cho việc đánh giá thực trạng dịch vụ như đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ kinh doanh chứng khoán tại BSC.

Thứ hai, đề tài đã đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng các

dịch vụ kinh doanh chứng khoán tại Phòng DVKH tại BSC. Đồng thời, đề tài cũng ghi nhận những kết quả đạt được và những thiếu sót cần khắc phục về chất lượng của các loại hình dịch vụ này.

Thứ ba, trên cơ sở lý thuyết tại chương 1, phân tích thực trạng tại chương 2, đồng thời xuất phát từ mục tiêu, định hướng của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN, đề tài đã đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh chứng khoán tại Phòng DVKH BSC.

Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi hy vọng đóng góp vào việc nâng cao chất lượng kinh doanh chứng khoán nói riêng và sự phát triển của Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN nói chung. Tuy cố gắng, song những phân tích, kiến nghị và giải pháp luận văn đưa ra vẫn chưa đầy đủ và hoàn hảo. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm chân thành tới Tiến sỹ Mai Thanh Quế đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2007), Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007

2. Chính phủ (1996), Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996

3. Chính phủ (2007), Luật chứng khoán ngày 01/01/2007

4. BSC (2000), Báocáo hoạt động 2000 5. BSC (2001), Báocáo hoạt động 2001 6. BSC (2002), Báocáo hoạt động 2002 7. BSC (2003), Báocáo hoạt động 2003 8. BSC (2004), Báocáo hoạt động 2004 9. BSC (2005), Báocáo hoạt động 2005. 10. BSC (2006), Báocáo hoạt động 2006. 11. BSC (2007), Báocáo hoạt động 2007 12. BSC (2008), Báocáo hoạt động 2008 13. BSC (2009), Báocáo hoạt động 2009;

14. F.Rederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,

NXB Khoa học và kỹ thuật.

15. Ngân hàng Nhà nước (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/02/2008

16. Nguyễn Ngọc Hùng (1997), Giáo trình thị trường chứng khoan, NXB Thống kê, Hà Nội

17. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2005), Tài liệu “Thị trường chứng khoán và những vấn đề cơ bản trong việc vận hành tổ chức thị trường chứng khoán tại Việt Nam ”

18. TS. Bùi Thị Thanh Hương (2003), Vai trò công ty chứng khoán trong xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, 2003(02), 16-19

19. Võ Thành Hiệu - Bùi Kim Yến (1998), Thị trường chứng khoán và bước đầu hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội.

20. www.bsc.com.vn

100 101

Một phần của tài liệu (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w