nuôi dưỡng khả năng tư duy linh
hoạt
Từ trước đến nay, người Nhật vốn dĩ luôn có suy nghĩ vô cùng linh hoạt.
Trong Trà đạo, có một cụm từ là Mitate, nghĩa là ứng dụng một thứ vào lĩnh vực khác hoàn toàn với mục đích sử dụng vốn có của nó. Chẳng hạn như Sen no Rikyu (1522-1591), ông tổ của nghệ thuật trà đạo, đã sử dụng hồ lô để đưa vào trang trí trong nghệ thuật này. Thời bấy giờ, hồ lô chỉ được dùng làm bình đựng nước và việc cắm hoa vào đó không phải ai cũng nghĩ ra.
Nhưng Rikyu đã nghĩ rằng “thứ dùng thứ này để cắm hoa chẳng phải là sẽ rất thú vị hay sao?” và ông nhanh chóng hiện thực hóa ý tưởng ấy. Nếu không có tư duy linh hoạt, chắc chắn sẽ không thể nghĩ được như vậy. Nếu cứ nghĩ rằng hồ lô chỉ có thể dùng để đựng nước, thì ý tưởng dùng hồ lô để cắm hoa đã chẳng được sinh ra.
Hiện nay, cũng có rất nhiều người dùng vỏ lon rỗng để xây dựng nên các công trình nghệ thuật như thành trì, lâu đài... Tôi cho rằng, đó cũng chính là Mitate. Bởi lẽ, ta luôn có xu hướng suy nghĩ theo quan niệm cố hữu rằng vỏ lon là thứ bỏ đi, là những đồ không có tác dụng gì. Nếu không có tư duy linh hoạt, ta sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện sử dụng chúng để tạo ra các công trình nghệ thuật và biến ý tưởng này thành sự thật.
Cứ như vậy, việc tạo thói quen suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau về sự vật xung quanh, kiểu như “nếu thử sử dụng nó vào một mục đích khác thì chắc hẳn sẽ rất thú vị”
cũng là một cách giúp ta nuôi dưỡng khả năng tư duy linh hoạt.
●●●