vướng giữa “chữ tài và chữ tai”
Chắc hẳn, sẽ có những người luôn cố gắng trong công việc với suy nghĩ “muốn chứng minh năng lực tuyệt vời của bản thân và muốn thu hút sự chú ý từ người khác”. Đương nhiên, việc mong muốn “nhận được sự chú ý” là điều hoàn toàn đúng đắn và hợp lý. Nó sẽ trở thành nguồn động lực, giúp ta nuôi dưỡng ham muốn cống hiến, hết mình cho công việc.
Tuy vậy, nó cũng mang đến những điều tiêu cực. Ví dụ, khi nổi trội hơn trong một lĩnh vực nào đó so với những người khác, họ sẽ chuốc lấy sự ghen tỵ, thù hằn, bị đồn thổi những tin đồn thất thiệt không hay, dễ dàng bị ai đó đặt bẫy rồi hạ gục. Trong thực tế, khi chỉ toàn làm những việc nổi bật, có nhiều người trở nên lo lắng, trăn trở vì luôn phải hứng chịu những trò chơi khăm, đâm sau lưng của người khác. Chắc hẳn sẽ có người hối hận mà nghĩ rằng: “Nếu biết sẽ bị nói xấu, bị ghen ghét như thế này thì ngay từ đầu đã chẳng quá cố gắng nổi bật cho xong.” Vậy, trong tình huống đó, ta nên làm như thế nào?
Nói qua cũng phải nói lại, việc phát huy năng lực nổi bật của bản thân là một điều tốt. Vấn đề là ở sau đó. Khi trở nên vui vẻ, ta cũng tuyệt đối không được ra lệnh, tỏ thái độ trịch thượng với những người xung quanh. Điều quan trọng là đừng lấy thái độ be trên hay ngạo mạn để cư xử với mọi người.
Một điều quan trọng nữa là cho dù ta tham gia hoạt động nào cũng nên tỏ thái độ khiêm tốn, nói với mọi người rằng “tôi còn nhiều hạn chế” để nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của mọi người. Làm như vậy, chắc chắn sự tị nạnh, đố kị và những điều phiền muộn mà chúng ta có nguy cơ gặp phải sẽ giảm đi đáng kể.
●●●