Ghi nhớ trong tâm “không đua tranh với người khác” để trở nên

Một phần của tài liệu Như mây bình thản như nước thong dong: Phần 1 (Trang 70 - 71)

tranh với người khác” để trở nên

nhân đức

Đạo Đức kinh có đưa ra hai điểm khi nói về cách sống như nước.

● Trở thành người ban phát phước lành cho người khác.

● Sống không đua tranh.

Trong Đạo Đức kinh, khi nói về ý thứ hai, “sống không đua tranh”, tác giả có đưa ra một câu nói thế mày: “Bất tranh tạo đức”. Câu này nghĩa là, sống không đua tranh với người khác sẽ làm nên một con người nhân đức, cao quý. Điều đó được lý giải trong thực tế rằng, dù có nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng ý kiến với người khác, ta cũng không cần phải phân bua rõ ràng để xem ai đúng ai sai. Cho dù ý kiến của đối phương có sai khác thế nào, thì điều quan trọng là luôn giữ tâm thái ôn hòa để nói chuyện nhẹ nhàng với họ. Thêm nữa, khi ta tiếp nhận ý kiến của đối phương, ta cũng sẽ cởi mở hơn với họ và có thể xây dựng mối quan hệ sâu sắc sau này. Ngay cả đối với đồng nghiệp tại nơi làm việc, ta cũng đừng cố gắng tranh đấu hơn thua, tài giỏi, mà hãy ưu tiên trước nhất cho việc cùng nhau hợp tác và nỗ lực.

Cứ như thế, nếu cố gắng theo phương châm “sống không đua tranh”, chúng ta có thể trở thành những con người đức độ, nhân từ. Ta sẽ được người xung quanh đánh giá cao, được cho là một người nhân đức.

Kết quả lớn nhất mà lối sống này đem lại là những mối quan hệ xã hội của ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn và ngay cả bản thân ta cũng có thể sống thanh thản, yên bình hơn. Việc không đua tranh với người khác sẽ dần đem lại cho chúng ta niềm hạnh phúc tràn đầy trong tim.

●●●

Một phần của tài liệu Như mây bình thản như nước thong dong: Phần 1 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)