Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác

Một phần của tài liệu Như mây bình thản như nước thong dong: Phần 1 (Trang 68 - 69)

người khác

“Người ấy đang cần gì? Có phải người đó đang muốn mình làm việc gì đấy cho anh ta không?”

Có một cách để đoán trúng được tâm lý của đối phương. Đó chính là đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Đó chính là việc thử hoán đổi lập trường của mình với người khác, đứng từ lập trường của người khác để suy nghĩ.

Chẳng hạn, khi một đồng nghiệp bị cấp trên mắng, nếu ta không đứng từ lập trường của người đồng nghiệp bị mắng kia, chắc chắn ta sẽ không thể hiểu được sự chán nản của người đó.

Khi không hiểu được trạng thái cảm xúc, tâm lý của người đó, ta sẽ không thể đưa ra những lời an ủi hay động viên, khích lệ phù hợp. Và bởi không hiểu được, nó hoàn toàn trở thành chuyện của người khác, không hề liên quan đến mình, ta sẽ trở nên thờ ơ, không quan tâm. Chắc chắn việc này trái với phương châm “sống như nước ban phát phước lành đến cho mọi người” như trong Đạo Đức kinh.

Vì thế, trong các tình huống như vậy, việc thử tưởng tượng rằng “nếu mình cũng bị sếp mắng giống như cậu đồng nghiệp đó, mình sẽ có cảm giác thế nào?” là một điều vô cùng quan trọng. Chính vì đứng từ lập trường của đối phương, tưởng tượng cảm giác của đối phương, mà ta nhận ra được mình có thể làm gì cho người đó. Cách thức hướng tới đối phương bằng sự sẻ chia, đồng cảm chính là cách mang những điều tốt đẹp đến cho đối phương.

Cuối cùng, chắc chắn ta sẽ nhận được sự mến mộ từ nhiều người và trở thành người được mọi người coi là cần thiết.

●●●

Một phần của tài liệu Như mây bình thản như nước thong dong: Phần 1 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)