thành sản phẩm dưới góc độ tài chính
Thứ nhất, việc tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam:
- Công ty TNHH Thực phẩm Thiên Hương Phía Bắc cần tuân thủ chuẩn mực kế toán VAS số 02 về phân bổ chi phí sản xuất chung cố
73
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không được phân bổ được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Đồng thời, công ty cũng cần xác định “công suất bình thường” của các dây chuyền sản xuất từng đối tượng sản phẩm để làm cơ sở xác định chi
phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu: nếu chi phí vượt định mức thì không được đưa vào giá thành mà phải đưa vào giá vốn theo
quy định
của VAS số 02.
Thứ hai, về chứng từ kế toán:
Để phục vụ cho công tác kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được nhanh chóng, chính xác thì hệ thống chứng từ của công ty cần đảm bảo các yêu cầu:
- Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán một cách khoa học. Đây là một nội dung vô cùng quan trọng, tạo điều kiện cho các bộ phận có thể kiểm tra,
kiểm soát và điều hành hoạt động sản xuất.
Công ty cần xây dựng quy định một cách rõ ràng, cụ thể trình tự luân chuyển của từng loại chứng từ, của từng liên chứng từ, thời gian luân chuyển chứng từ tại từng bộ phận. Đồng thời, quy định rõ các loại chứng từ sử dụng cho từng bộ phận, từng loại nghiệp vụ, bàng cách xây dựng một bảng danh
74
Bên cạnh đó, công ty nên quy định thống nhất về quy cách, biểu mẫu của từng loại chứng từ. Đối với các chứng từ liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải quy định nội dung và phuơng pháp ghi chép cụ thể cho từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu kế toán quản trị, bên cạnh đó phải đảm bảo đuợc sự so sánh, đối chiếu giữa chi phí thực tế và dự toán, giữa mức tiêu hao thực tế và định mức chi phí.
Để giảm bớt công việc kế toán vào cuối tháng, cuối quý, cũng nhu cung cấp thông tin kế toán đuợc kịp thời, đề xuất công ty nên có quy định định kỳ (có thể là thứ 5 hàng tuần) nhân viên thống kê các phân xuởng phải chuyển chứng từ về phòng kế toán công ty để kịp thời tập hợp chi phí.
Để hiệu quả hơn nữa, bộ phận kế toán, kế toán viên phần hành chi phí sản xuất có thể phối hợp, huớng dẫn nhân viên thống kê phân xuởng lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh tại phân xuởng gửi kèm các chứng từ gốc theo từng khoản mục chi phí. Căn cứ vào hóa đơn chứng từ nhân viên thống kê xem xét phân loại khoản chi phí có liên quan đến đối tuợng nào đuợc sử dụng vào mục đích gì để phản ánh vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất. Định kỳ kế toán công ty chỉ cần căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất của phân xuởng và kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của chứng từ gốc để tiến hành hạch toán.
Thứ ba, về việc trích truớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Là một doanh nghiệp sản xuất nên không tránh khỏi dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hoạt động có những lúc bị hỏng, cần phải sửa chữa. Để đảm bảo không có biến động lớn về khoản chi phí này, Công ty cần trích truớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Để thực hiện việc này, cần có sự phối hợp giữa các bộ phận trong công ty. Ví dụ đối với máy móc, thiết bị: phân xuởng cơ điện rà soát, nghiên cứu lịch sử hoạt động của các TSCĐ, dây chuyền (ở những doanh nghiệp tuơng tự, hoặc tìm hiểu từ nhà cung cấp,...) để nắm đuợc các thông tin cơ bản của máy móc thiết bị: tần suất bị hỏng trong năm,
75
chi phí sửa chữa lớn trong năm,... và đề xuất những khoản chi phí sửa chữa lớn dự phòng cần có trong mỗi năm, báo cáo ban giám đốc. Từ đó, ban giám đốc công ty thống nhất chỉ đạo bộ phận kế toán thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ từng kỳ sản xuất trên cơ sở dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Việc hạch toán như sau:
- Căn cứ dự toán từ đầu kỳ, bút toán hạch toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ như sau:
Nợ Tài khoản 627
Có Tài khoản 352.
- Trong trường hợp chi phí thực tế sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ lớn hơn số trích trước thì hạch toán phần kinh phí tăng thêm như sau:
Nợ Tài khoản 627
Có Tài khoản 352.
- Trong trường hợp chi phí thực tế sửa chữa lớn TSCĐ nhỏ hơn số trích trước thì hạch toán phần kinh phí thấp hơn như sau:
Nợ Tài khoản 352
Có Tài khoản 627.
Thứ tư, hạch toán Kinh phí công đoàn:
Để hạch toán đúng bản chất chi phí phát sinh, hàng tháng, khi hạch toán Kinh phí công đoàn phải đóng theo quy định, kế toán Công ty TNHH Thực phẩm Thiên Hương Phía Bắc nên hạch toán theo từng đối tượng chi phí tương tự như hạch toán các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN theo lương. Cụ thể: Công ty hạch toán Nợ Tài khoản 641 là không đúng, vì lúc này, chi phí sẽ không tính vào giá thành sản phẩm.
Bút toán hạch toán Kinh phí công đoàn 2% khi tính chi phí nhân công trực tiếp như sau:
Nợ Tài khoản 622
76
Bút toán hạch toán Kinh phí công đoàn 2% khi tính chi phí nhân viên phân xưởng như sau:
Nợ Tài khoản 627
Có Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn.
Thứ năm, về kỳ tính giá thành sản phẩm: đề xuất kỳ tính giá thành theo tháng vì sản phẩm của Công ty thuộc dòng thực phẩm ăn liền; được sản xuất và tiêu thụ thường xuyên, liên tục.