88
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng trong các doanh nghiệp. Nếu đuợc thì tiếp tục cụ thể hóa đối với từng loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp; doanh nghiệp thuơng mại; doanh nghiệp dịch vụ; doanh nghiệp xây lắp,...
Hệ thống Luật, chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam cần đuợc xây dựng, cải cách phù hợp với thông lệ chung của quốc tế nhung đồng thời phải phù hợp với đặc điểm cơ chế quản lý kinh tế đặc thù của Việt Nam.
Nhà nuớc cần khuyến khích phát triển các dịch vụ tu vấn tài chính, kế toán, kiểm toán trong nền kinh tế thị truờng với hệ thống các văn phòng, công ty, trung tâm tu vấn có chất luợng cao đuợc phân bổ hợp lý trong cả nuớc giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực, chế độ, chính sách mới đuợc ban hành.
Nhà nuớc và các cơ quan chức năng cần xây dựng và đẩy mạnh các kế hoạch, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, có kinh nghiệm cao về kế toán, có đủ khả năng để đáp ứng đuợc nhu cầu quản lý trong lĩnh vực kế toán.
Tăng cuờng các cuộc hội thảo giữa các công ty, nhà máy thuộc cùng lĩnh vực, ngành sản xuất công nghiệp, để các nhà quản trị doanh nghiệp, các cán bộ chủ chốt có điều kiện giao luu, trao đổi cách thức tổ chức, quản lý, kiểm soát chi phí, sử dụng thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp... góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Nhà nuớc và các cơ quan chức năng cần có các quy định, chính sách để đua các Hội nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán đi vào đời sống hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thiết thực; xây dựng và phát triển các diễn đàn trao đổi về kinh nghiệm, kiến thức trong đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm toán, các nhà quản lý tài chính trong nuớc và ngoài nuớc để nâng cao nhận thức và kinh nghiệm cho nguời làm công tác kế toán.
89