Institute of Internal Auditors (IIA) là tổ chức nghề nghiệp dành cho kiểm toán viên nội bộ, thành lập năm 1941 có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Sự ra đời của IIA đã chính thức đánh dấu sự hữu hiệu của hoạt động KTNB trên thế giới. IIA có sự hiện diện và được công nhận tại hơn 190 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, hiện đang là tổ chức thiết lập,xây dựng hệ thống chuẩn mực cho công tác thực hiện và triển khai hoạt động KTNB trên thế giới. Thông lệ thực hành và các Chuẩn mực KTNB Quốc tế (IPPF) do Uỷ ban Chuần mực Kiểm toán nội bộ Quốc tế (IIASB) được áp dụng rộng rãi trên thế giới, là kim chỉ nam cho hoạt động KTNB. IIA là tổ chức duy nhất cấp bằng chuyên môn KTNB quốc tế (CIA-Certified Internal Auditor).
Theo IIA, KTNB là một chức năng độc lập trong nội bộ đơn vị. KTNB có được tính độc lập cao nhất khi báo cáo hành chính cho người chịu trách nhiệm cao nhất, trong việc điều hành đơn vị (CEO) và báo cáo trách nhiệm chuyên môn cho cơ quan giám sát định hướng (HĐQT) thông qua một chức năng chuyên trách như Uỷ
ban kiểm toán (UBKT). UBKT cần phải có các thành viên độc lập và có chuyên môn về kế toán kiểm toán. UBKT cũng chịu trách nhiệm giám sát các chức năng liên quan đến rủi ro, tuân thủ, kế toán và kiểm toán của đơn vị. Hội đồng quản trị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm và quyết định lương thưởng của vị trí Trưởng KTNB. Trưởng KTNB và các nhân sự KTNB phải có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng chuyên môn cùng các chứng chỉ và bằng cấp cần thiết. KTNB thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán và tư vấn liên quan đến KSNB, quản lý rủi ro và quản trị trong đơn vị. KTNB không tham gia vào các hoạt động kiểm soát hoặc trách nhiệm quản lý trong các quy trình hoạt động hàng ngày của đơn vị để đảm bảo tính độc lập khách quan.
Ở Mỹ, Chính phủ không đưa ra một yêu cầu pháp lý nào đối với KTNB tại các DN mà hội đồng quản trị hoặc ban Giám đốc DN dựa vào các chuẩn mực KTNB của Viện KTNB Mỹ ban hành, để thiết lập và vận hành bộ máy KTNB của họ. Năm 2002, sau sự sụp đổ của hai CTNY Enron và Worldcom, Đạo luật Sarbanes Oxley ra đời và được chỉnh sửa năm 2004, đặt ra quy định về việc các CTNY phải lập ra Báo cáo kiểm soát nội bộ, trong đó đề cập đến các vấn đề liên quan đến các vấn đề về kiểm tra, kiểm soát. Đạo luật này cũng quy định Ban Giám đốc DN không có quyền chỉ định kiểm toán độc lập mà quyền này thuộc về ủy ban kiểm toán. Điều đó có nghĩa là, trong Luật của Mỹ chỉ quy định đến việc lập ủy ban kiểm toán trong Hội đồng quản trị chứ không bắt buộc lập bộ phận KTNB. Tuy nhiên, do vai trò quan trọng của KTNB, phần lớn các CTNY đều tổ chức KTNB. Trưởng KTNB thường do UBKT gồm các thành viên độc lập thuộc HĐQT bổ nhiệm và quản lý, giám sát về trách nhiệm chuyên môn, trong khi KTNB báo cáo quản lý hành chính cho CEO. KTNB tuân thủ khung IPPF của IIA bao gồm sứ mệnh, định nghĩa, quy tắc đạo đức, các chuẩn mực và hướng dẫn liên quan. Khu vực tư nhân áp dụng rộng rãi khung KTNB COSO, ERM và các nguyên tắc quản trị của OECD tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho KTNB hoạt động hiệu quả và mang lại giá trị cao.
Ở Pháp, KTNB chính thức được công nhận năm 1960. KTNB của Pháp phát triển rất nhanh ngay sau đó. Một vài hướng dẫn KTNB của một số CTNY lớn như
công ty viễn thông Alcatel được coi như cẩm nang kiểm toán của rất nhiều CTNY khác hoạt động cùng ngành. Năm 1965, thành lập Viện Kiểm toán viên nội bộ của Pháp, sau trở thành Viện nghiên cứu kiểm toán viên và kiểm soát viên nội bộ vào năm 1973. Trong các quy định luật pháp của nước này, không bắt buộc thành lập KTNB mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu quản lý và điều hành của từng DN.
Hoạt động KTNB xuất hiện khá muộn tại Châu á nhưng không vì thế mà KTNB ở châu lục này kém phát triển. Phần lớn các nước Châu á đều tổ chức KTNB theo hướng dẫn của IIA như tại Nhật, Singapore, Malaysia. Đặc biệt, tại Singapore và Malaysia tính chuyên nghiệp trong thực hiện kiểm toán được thể hiện rất tốt. KTNB của các CTNY tại các nước này đều có Quy chế KTNB được xây dựng chi tiết. Hơn thế nữa, phần lớn các KTVNB đặc biệt là trưởng KTNB đều có chứng chỉ KTVNB do Hiệp hội KTVNB của quốc gia hoặc của IIA cấp.
Ở Singapore, KTNB không mang tính bắt buộc nhưng được hầu hết các DN niêm yết và tư nhân áp dụng theo Quy chế QTDN được các cấp có thẩm quyền ban hành. Quy chế QTDN được áp dụng theo nguyên tắc “tuân thủ hoặc giải trình”, theo đó các công ty không thành lập KTNB sẽ phải giải trình trong các báo cáo thường niên. Khu vực tư nhân áp dụng rộng rãi khung KTNB COSO, ERM và các nguyên tắc quản trị của OECD tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho KTNB hoạt động hiệu quả và mang lại giá trị cao. KTNB tuân thủ khung IPPF của IIA bao gồm sứ mệnh, định nghĩa, quy tắc đạo đức, các chuẩn mực và hướng dẫn liên quan thông qua một hiệp hội nghề nghiệp là phân nhánh của IIA tại Singapore. Trưởng KTNB thường do UBKT gồm các thành viên độc lập thuộc HĐQT bổ nhiệm và quản lý, giám sát về trách nhiệm chuyên môn trong khi KTNB báo cáo quản lý hành chính cho CEO.
Ở Indonesia, KTNB mang tính bắt buộc cho những CTNY, công ty đại chúng và các ngân hàng, các DNNN các cấp, các đơn vị có vốn hoặc chủ yếu hoạt động công ích và các công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. KTNB được thiết lập và vận hành phù hợp với Quy chế QTDN Chuẩn được ban hành cho các
DN và cho ngân hàng. Năm 2015, Indonesia ban hành một quy chế QTDN Chuẩn cho các DNNN tạo điều kiện thuận lợi cho KTNB khu vực Công. KTNB tuân thủ khung IPPF của IIA và có điều kiện tiếp cận chứng chỉ CIA của IIA thông qua một Hiệp hội nghề nghiệp là phân nhánh của IIA đuợc thiết lập tại Indonesia. Truởng KTNB thuờng do UBKT gồm các thành viên độc lập thuộc HĐGS bổ nhiệm và quản lý, giám sát về trách nhiệm chuyên môn trongkhi KTNB báo cáo quản lý hành chính cho Hội đồng điều hành (Board of Directors).
Mỗi một quốc gia có một cách thức tổ chức bộ máy KTNB riêng, tổ chức bộ máy KTNB phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhu: Yêu cầu quản lý của từng thời kỳ, phạm vi hoạt động, đặc điểm lĩnh vực kinh doanh, yêu cầu về pháp lý. Có thể kể đến một số cách thức tổ chức bộ máy KTNB nổi bật sau:
a. Tổ chức kiểm toán nội bộ theo phạm vi hoạt động của KTNB.
Có hai mô hình cơ bản để tổ chức KTNB: Tập trung và phân tán.
- Mô hình tập trung: thuờng đuợc hiểu là chỉ tổ chức KTNB tại bộ máy hoạt động cấp cao nhu công ty mẹ hoặc tại văn phòng điều hành của tổng công ty hay tập đoàn mà không tổ chức KTNB tại các đơn vị thành viên cấp duới. Mô hình này đòi hỏi các KTV của văn phòng điều hành thay công ty mẹ thuờng xuyên di chuyển đến
các doanh nghiệp thành viên khác nhau, địa diểm khác nhau để thực hiện kiểm toán.
- Mô hình phân tán: KTNB đuợc thành lập ở cả công ty mẹ và các đơn vị thành viên. Về mặt lý thuyết, tổ chức KTNB theo cách này có thực hiện đuợc tuy nhiên trong thực tế tính khả thi thuờng không cao. Mô hình nàybị giới hạn bởi chi phia kiểm toán, số luợng KTV, kiểm soát hoạt động kiểm toán...
Hai cách thức tổ chức KTNB trên là xu huớng tổ chức phổ biến tại nhiều công ty. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm công ty, tổng công ty hay các tập đoàn có thể tổ chức theo mô hình hỗn hợp, có nghĩa là một công ty có thể sử dụng cả hai mô hình trên.
b. Tổ chức kiểm toán nội bộ dựa trên quy mô của bộ phận kiểm toán.
kiểm toán mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Có thể kể đến hai mô hình tiêu biểu
sau: Bộ phận KTNB hoặc giám định viên kế toán.
- Bộ phận KTNB
Bộ phận có thể gọi là ban (hay phòng) KTNB có số luợng lớn các KTVNB, KTNB đuợc tổ chức theo hình thức này sẽ có số luợng và cơ cấu thành viên phụ thuộc vào quy mô của đơn vị, nhiệm vụ của từng thời kỳ cụ thể. Bộ phận KTNB có thể thực hiện các công việc do Hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán, hoặc do Tổng giám đốc giao cho. Khi tổ chức KTNB theo mô hình này, bộ phận KTNB còn có thể đuợc giao nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện quy chế KTNB; thực hiện kiểm toán theo quy chế. ưu điểm của hình thức tổ chức này là phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động với phạm vi rộng, đa nghành, quá trình phân cấp quản lý phức tạp. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi chi phí vận hành cho bộ phận KTNB lớn, vè thuờng đuợc nhà quản lý cân nhắc rất nhiều khi so sánh với hình thức tổ chức thứ hai là giám định kế toán viên.
- Giám định viên kế toán hoặc giám sát viên nhà nước:
Giám định viên kế toán là các kiểm toán viên chuyên nghiệp có chứng chỉ, có đăng ký hành nghề và đuợc thuê làm KTNB tại doanh nghiệp. Thậm chí ở một số nuớc trong các doanh nghiệp nhà nuớc KTNB có thể đuợc thựchiện bởi các giám sát viên nhà nuớc và các giám sát viên này có thể đuợc biên chế trong bộ máy kiểm toán nhà nuớc. Để đáp ứng đuợc yêu cầu, mỗi giám định viên kế toán phải nhu một từ điển sống với vốn kiến thức chuyên sâu về tài chính kế toán, kiến thức pháp luật về kiến thức quản trị.
Giám định viên kế toán hoặc giám sát viên nhà nuớc là mô hình tổ chức đuợc vận dụng phổ biến trong các doanh nghiệp thành viên quy mô nhỏ của tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên có vốn nhà nuớc chi phối và các doanh nghiệp hoạt động đơn ngành. Mô hình này phát huy đuợc thế mạnh nghề nghiệp của các chuyên gia giỏi. Tuy nhiên, do công việc KTNB cũng do một số ít chuyên gia có trình độ đảm nhiệm nên cần chú trọng đảm bảo tính khách quan trung
thực của kiểm toán viên bằng các biện pháp bổ sung như kiểm tra chéo, hoán đổi vị trí công tác định kỳ hoặc duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB.
c. Tổ chức kiểm toán nội bộ theo cấu trúc tổ chức
Bộ máy KTNB có thể được tổ chức theo cách tiếp cận sau: dựa trên cơ sở các loại kiểm toán hay lĩnh vực kiểm toán, dựa trên cơ sở sự thích hợp với cơ cấu tổ chức của công ty, theo lĩnh vực địa lý, theo cách kết hợp những phương pháp đã đề cập trước đó với những nhân viên chủ chốt. Các cách thức tiếp cận này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp theo mức độ cần thiết.
Sơ đồ 1. 1 Tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ dựa trên quy mô của bộ phận Kiểm toán
Nguồn: Trích KTNB của TOPICA
Bộ máy KTNB có thể được tổ chức theo từng loại hình kiểm toán được thực hiện bởi KTNB. Theo quan điểm của kiểm toán hiện đại, một bộ phận kiểm toán có thể được chia theo từng loại hình kiểm toán và có thể chia nhỏ các lĩnh vực đó để phân cấp tiếp. KTNB hiện đại thường chia thành ba loại hình kiểm toán khi bố trí bộ máy tổ chức là kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và hoạt động kiểm toán hệ thống thông tin. Ngoài ra, theo yêu cầu quản lý đặc biệt của từng doanh nghiệp có thể tổ chức bộ phận kiểm toán đặt biệt theo (sơ đồ 1.2). Cách thức tổ chức theo loại hình kiểm toán dựa trên kết quả đạt được sau mỗi cuộc kiểm toán của kiểm toán viên, thực tế là mỗi kiểm toán viên sẽ làm hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất khi kiểm toán viên được giao trách nhiệm thẩm tra cho một lĩnh vực kiểm toán riêng biệt phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cá nhân.
ưu điểm lớn nhất của cách thức tổ chức này là tạo ra sự chuyên môn hóa trong công việc, những vấn đề riêng biệt của công ty có thể đuợc nghiên cứu sâu hơn và chuyên môn đặc biệt có thể đuợc triển khai một cách bài bản và hiệu quả nhất khi bàn đến. Nhuợc điểm lớn nhất của hình thức này là sự trùng lặp công việc trong quá trình thực hành kiểm toán ở các đơn vị khác nhau. Khi thực hiện theo lĩnh vực kiểm toán, chi phí đi lại của kiểm toán viên sẽ tăng lên, thời gian thực hiện kiểm toán sẽ bị mất nhiều hơn.
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ theo cấu trúc tổ chức
Nguồn: Trích KTNB của TOPICA
d. Tổ chức KTNB theo cấu trúc song song với khối chức năng
Trong các đơn vị có quy mô lớn, lĩnh vực hoạt động đa dạng thì cần giao trách nhiệm KTVNB theo những lĩnh vực hoạt động riêng biệt theo cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, tổng công ty hay tập đoàn. Các nhóm KTVNB có thể đuợc giao kiểm toán theo từng “khối chức năng” trong tổ chức của doanh nghiệp nhu khối
thực hiện chức năng kinh doanh, khối thực hiện chức năng nhân SỰ...TỔ chức bộ máy KTNB theo cách thức này có thể được khái quát theo sơ đồ 1.3 như sau:
Sơ đồ 1.3 Tổ chức bộ phận KTNB theo chức năng song song với cấu trúc doanh nghiệp
Nguồn: Trích KTNB của TOPICA
Cũng tương tự như cách thức tổ chức trên, lợi ích lớn nhất của cách thức này là tạo ra tính chuyên môn hóa trong công việc, các KTV có kiến thức sâu hơn về hoạt động của đối tượng được kiểm toán và có sơ sở để phát triển chuyên môn kể cả trong lĩnh vữ đặc biệt. KTV có cơ hội phát triển mối quan hệ với các cấp quản lý, tăng cường khả năng trao đổi thông tin trong ngành hay trong khối chức năng mà KTV phụ trách.
Tuy nhiên cách thức tổ chức này cũng có những nhược điểm là sự trùng lặp trong công việc kiểm toán, tăng chi phí đi lại và làm lãng phí thời gian. Ngoài ra, KTV chỉ có những phát xét dựa trên công việc của anh ta đối với “khối chức năng” mà không có sự đánh giá tác động qua lại giữa các khối chức năng. KTV cũng không có cái nhìn tổng quan do có những vấn đề KTV đánh giá là rất trọng yếu cũng có thể trở thành một vấn đề chỉ tương đối trọng yếu nếu anh ta có thêm thông tin từ các KTV thực hiện kiểm toán khối chức năng khác.
e. Tổ chức KTNB theo khu vực địa lý hoạt động
Trong cách tiếp cận theo khu vực địa lý, tất cả các hoạt động của công ty ở một khu vực địa lý nhất định được giao cho một KTVNB riêng biệt hoặc một nhóm KTVNB. Khi sắp xếp tổ chức bộ máy KTNB theo khu vữ địa lý có thể kết hợp với cách thức tổ chức theo lĩnh vữ kiểm toán như hình thứ nhất hoặc có thể kết hợp với cách thức tổ chức theo chức năng song song với tổ chức bộ máy của doanh nghiệp như mô hình thứ hai. Mô hình tổ chức KTNB theo khu vực địa lý được mô tả theo sơ đồ 1.4 như sau:
Sơ đồ 1.4 Tổ chức KTNB theo khu vực địa lý hoạt động
Nguồn: Trích KTNB của TOPICA
Ưu điểm và nhược điểm của của loại tiếp cận theo khu vữ địa lý này được phân tích rõ qua hai mô hình trên. Đổi lại, đây là cách tiếp cận được đánh giá là tốt nhất và là loại tiếp cận được sử dụng nhiều nhất trong thực tế.