Sau 20 năm thành lập và đi vào hoạt động, hiện nay BHTGVN gồm Trụ sở chính (TSC) tại Hà Nội và 8 Chi nhánh trên toàn quốc. TSC tại Hà Nội là cơ quan trung uơng, là nơi làm việc của HĐQT, Kiểm soát viên, Ban điều hành và các phòng ban.
Cơ cấu tổ chức của BHTGVN đuợc quy định tại Quyết định số 3090/QĐ- NHNN ngày 31/12/2013 Quyết định về cơ cấu tổ chức của BHTGVN. Điều lệ và tổ chức hoạt động của BHTGVN đuợc quy định tại Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 Quyết định phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN, Quyết định số 527/QĐ-TTg ngày 01/04/2016 của Thủ tuớng Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tuớng Chính phủ.
Cơ cấu tổ chức của BHTGVN đuợc thể hiện ở Sơ đồ 2:
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Hội đồng quản trị: HĐQT thực hiện chức năng quản lý toàn diện và chịu trách nhiệm về hoạt động của BHTGVN theo quy định của Luật BHTG, pháp luật có liên quan; Có toàn quyền nhân danh BHTGVN để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của BHTGVN. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là 5 năm. Thành viên HĐQT có thể đuợc bổ nhiệm lại, thay thế hoặc bị miễn nhiệm theo đề nghị của HĐQT.
Kiểm soát viên: Kiểm soát viên là cá nhân do Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm để giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu; kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của HĐQT và TGĐ trong việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc.
Ban điều hành: bao gồm TGĐ và các phó TGĐ chuyên trách.TGĐ là người điều hành công việc hàng ngày của BHTGVN, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Phó TGĐ là người giúp việc cho TGĐ điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của BHTGVNtheo phân công của TGĐ và chịu trách nhiệm trước TGĐ, HĐQT và pháp luật.
Ban KTNB và Ban thư ký HĐQT: Đây là hai bộ phận giúp việc của HĐQT. Nhiệm vụ chính của Ban KTNB là thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán các hoạt động của BHTGVN theo kế hoạch kiểm toán được phê chuẩn hoặc đột xuất nhằm đảm bảo các hoạt động của BHTGVN đều phù hợp với quy định của pháp luật và của BHTGVN đồng thời đảm bảo các mục tiêu mà BHTGVN đã đề ra. Nhiệm vụ chính của Ban Thư ký HĐQT là giúp việc cho HĐQT trong việc sắp xếp, tổng hợp, lưu trữ các thông tin đồng thời là bộ phận thay mặt HĐQT thông báo đến các phòng, ban trong BHTGVN các nghị quyết, quyết định mà HĐQT ban hành.
Các phòng, ban khác tại TSC: Ngoài các bộ phận trên, tại TSC BHTGVN có tất cả 15 phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác. Các phòng này đều có chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT và Ban điều hành trong quản lý, điều hành công việc.
Các chi nhánh khu vực: Các tổ chức thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHTG làm thủ tục đăng ký tham gia BHTG tại các chi nhánh BHTGVN khu vực theo phân vùng đảm nhận. Khi được chấp nhận là tổ chức tham gia BHTG, tổ chức này sẽ có quyền hạn và nghĩa vụ theo Điều 12 Luật BHTG số 06/2012/QH13 ngày 18/06/2012. Chi nhánh BHTGVN khu vực sẽ thực hiện các nghiệp vụ của mình như trên đối với các tổ chức tham gia BHTG trong khu vực đó.
2.1.4. Khái quát về kết quả hoạt động của BHTGVN trong những năm gần đây qua một số nghiệp vụ chính.
Trong những năm gần đây, các hoạt động BHTGVN được hoàn thiện rất nhiều cả về cách thức hoạt động và hành lang pháp lý, với mục tiêu nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng, với những kết quả đạt được trong những năm gần đây đã phần nào nói lên được tầm quan trọng của BHTGVN, có thể kể đến kết quả của một số nghiệp vụ chính như sau:
(1) Cấp và thu hồi giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi
Theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi, chậm nhất 15 ngày trước ngày khai trương hoạt động, tổ chức tín dụng phải nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước có văn bản tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi theo quy định, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ bị tạm thu hồi chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Hoạt động cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi đã được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện đúng quy định, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tín dụng, qua đó góp phần minh bạch hóa chính sách bảo hiểm tiền gửi, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng.
Tính đến ngày 31/12/2019, có 1.282 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, bao gồm 95 ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 01 Ngân hàng hợp tác, 1.182 Quỹ tín dụng Nhân dân và 04 tổ chức tài chính vi mô. Trong năm 2019, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện cấp mới 01 Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi cho ngân hàng KB Kookmin - Chi nhánh Hà nội, cấp lại 04 Chứng nhận và cấp 583 bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, thu hồi 01 Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, cập nhật thay đổi thông tin 800 Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi. Nhìn chung, công tác cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi được thực hiện kịp thời, đúng quy định.
(2) Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi
Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước. Căn cứ vào khung phí bảo
hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại tổ chức này.
Quy định về việc tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi được thực hiện dựa trên số dư bình quân tiền gửi của cá nhân bằng đồng Việt Nam gửi tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Hiện nay, mức phí bảo hiểm tiền gửi là 0,15%/năm trên tổng số dư tiền gửi bình quân được bảo hiểm, áp dụng đồng hạng đối với tất cả các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện tốt công tác quản lý thu phí bảo hiểm tiền gửi, phân tích biến động số dư tiền gửi được bảo hiểm định kỳ, tích cực đôn đốc, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi. Tổng số phí bảo hiểm tiền gửi thu được năm 2019 là 7.358,9 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước giao, tăng 10,69% so với năm 2018. Ngoài ra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện miễn nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm soát đặc biệt với tổng số tiền là 187,9 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.1 Số liệu thu phí BHTG từ giai đoạn 2010 đến 2019
(3) Giám sát từ xa
Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có nghĩa vụ tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nuớc xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đuợc giao, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện giám sát thuờng xuyên, liên tục đối với 100% các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, thực hiện Báo cáo giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo định kỳ quý và đột xuất khi cần thiết; đồng thời thực hiện giám sát chuyên sâu đối với các Quỹ tín dụng nhân dân có vấn đề.
Trong năm 2019, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiếp tục tăng cuờng hoạt động giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, phối hợp triển khai việc cung cấp thông tin giữa Ngân hàng Nhà nuớc và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong công tác giám sát từ xa theo quy định tại Thông tu số 34/2016/TT-NHNN ngày 28/12/2016 của Ngân hàng Nhà nuớc. Quy chế giám sát sửa đổi lần 2 đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/8/2019, trong đó có một nội dung đáng luu ý là báo cáo giám sát phải đuợc Hội đồng quản trị thông qua truớc khi gửi Ngân hàng Nhà nuớc.
Ngoài ra, trong năm 2019, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn tham gia, phối hợp trong việc giám sát Quỹ tín dụng nhân dân theo chỉ đạo của Thủ tuớng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 về việc tăng cuờng giải pháp bảo đảm an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiếp tục giám sát chuyên sâu, phối hợp theo dõi, tham gia xử lý đối với các Quỹ tín dụng nhân dân có vấn đề.
(4) Kiểm tra tại chỗ
Theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, chú trọng kiểm tra chuyên sâu về
tiền gửi được bảo hiểm nhằm kịp thời phát hiện các vi phạm và đề xuất biện pháp xử lý, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền cũng như phòng ngừa các hiện tượng gian lận, trục lợi bảo hiểm tiền gửi. Ngoài ra, theo Chỉ thị 06/TTg ngày 12/3/2019, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phối hợp tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân.
Thông qua quá trình triển khai, hoạt động kiểm tra tại chỗ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi về thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và các quy định, hướng dẫn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Trong các kết luận kiểm tra tại chỗ, nguyên nhân các sai sót được chỉ rõ, và đi kèm với đó là các cảnh báo, kiến nghị biện pháp khắc phục, xử lý tồn tại, giúp cho các đơn vị được kiểm tra rà soát lại công tác quản lý, chấn chỉnh việc tuân thủ pháp luật. Đồng thời, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng nêu kiến nghị tới Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
Trong năm 2019, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã hoàn thành công tác kiểm tra tại chỗ đối với 446 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, gồm 44 ngân hàng thương mại, 400 Quỹ tín dụng nhân dân và 02 tổ chức tài chính vi mô. Đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện kiểm tra trên diện rộng về nội dung hạch toán, quản lý tài khoản tiền gửi và quản lý, niêm yết bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với 03 ngân hàng thương mại có quy mô tương đối lớn, đồng thời mở rộng phạm vi kiểm tra nội dung hạch toán, quản lý tài khoản tiền gửi tại tất cả các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm tra, mở rộng phạm vi kiểm tra tới từng điểm giao dịch đối với các ngân hàng thương mại thuộc đối tượng kiểm tra.
Kết quả kiểm tra cho thấy một sốtổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có sai sót trong việc chấp hành những quy định về bảo hiểm tiền gửi. Trong các kết luận kiểm tra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đãđưa ra những kiến nghị xử lý kịp thời, đề xuất những giải pháp xử lý những khó khăn, vướng mắc của đối tượng kiểm tra, từ đó giúp nâng cao nhận thức của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi về thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi cũng như ý thức chấp hành đúng các quy định của
tiền gửi 1 Ngân hàng 92 90 92 89 90 95 93 94 95 2 Tổ chức tín dụng phi NH (*) 11 11 0 0 0 0 0 0 0 3 NH hợp tác 1 1 1 1 1 1 1 1 1 4 Quỹ tín dụng nhân dân 1.104 1.13 7 41.14 1.145 1.147 1.168 1.177 1.183 1.182 5 Tổ chức tài chính vi mô 0 0 0 0 3 3 4 4 4 Tổng cộng 1.208 1.23 9 1.23 7 1.235 1.241 1.267 1.275 1.282 1.282
pháp luật về bảo hiểm tiền gửi nói riêng và về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng nói chung của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
(5) Quản lý và sử dụng nguồn vốn Bảo hiểm tiền gửi
Theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi,Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có nhiệm vụ quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đuợc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để: (1) mua trái phiếu Chính phủ, (2) mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nuớc và (3) gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nuớc. Hoạt động đầu tu nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam dựa trên nguyên tắc: đúng quy định pháp luật và của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; đảm bảo an toàn, phát triển vốn. Từ nguồn vốn đuợc cấp ban đầu là 1.000 tỷ đồng, tính đến ngày 31/12/2019, tổng nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đạt 59,51 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đem đầu tu khoảng 56,31 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đã đuợc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đầu tu hợp lý, hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển, góp phần phát triển nguồn vốn, đem lại nguồn thu bổ sung cho Quỹ dự phòng nghiệp vụ và nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, từ đó giúp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện tốt các mục tiêu chính sách công.
Năm 2019, tổng số tiền đầu tu thực tế xấp xỉ 13,54 nghìn tỷ đồng (tăng 25,92% so với năm 2018), trong đó: tổng số tiền đầu tu vào trái phiếu Chính phủ chiếm 99,91% tổng số tiền đầu tu và số du tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nuớc chiếm 0,09%. Doanh thu từ hoạt động đầu tu nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi năm 2019 đạt 2,98 nghìn tỷ đồng, tăng 15,36% so với năm 2018.
Cũng trong năm 2019, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng thuơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng thuơng mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, và Công ty cổ phần chứng khoán Sài gòn - Hà Nội, nâng tổng số đối tác hợp tác lên 10 đơn vị. Với các đối tác là các ngân hàng thuơng mại lớn, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam kỳ vọng hoạt động đầu tu nguồn vốn nhàn rỗi mua trái phiếu Chính phủ sẽ đạt đuợc những kết quả tốt nhất trên phuơng diện hiệu quả và chất luợng đầu tu, trong đó có đóng góp không nhỏ của các dịch vụ ngân hàng, đấu thầu, đặt lệnh, luu ký và thanh toán, giúp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát triển ổn định, bền vững.
Biểu đồ 2. 2 Quy mô quỹ dự phòng nghiệp vụ/tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm giai đoạn 2010-2019
Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
(6) Tham gia kiểm soát đặc biệt và xử lý các quỹ tín dụng yếu kém
Theo khoản 13, Điều 13, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo