a, Căn cứ vào phương thức cho vay
hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thuờng xuyên, không có điều kiện để đuợc cấp hạn mức thấu chi. Theo hình thức này, khách hàng chỉ khi có nhu cầu thời vụ , hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng. - Cho vay theo hạn mức: là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng theo hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng đuợc tính cho cả kỳ hoặc, đó là số du nợ tối đa tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian hạn mức có hiệu lực.
- Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép nguời vay đuợc chi trội (vuợt) trên số du tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Thấu chi là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản và nhìn chung chỉ sử dụng đối với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.
- Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng, theo đó ngân hang cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Hình thức cho vay này thuờng đuợc áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Vì có rủi ro cao do khách hàng thuờng thế chấp bằng hàng hóa mua trả góp nên lãi suất cho vay trả góp thuờng cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.
b, Căn cứ vào mục đích cho vay
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: là sản phẩm tín dụng của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các cá nhân và hộ gia đình để thực hiện các dự án đầu tu, phuơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhu: bổ sung vốn luu động, mua sắm trang thiết bị, đầu tu cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tu kinh doanh chứng khoán,...
- Cho vay tiêu dùng, phục vụ đời sống: là hình thức tín dụng của ngân hàng tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình nhu:
mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi,... và các nhu cầu thiết yếu khác của cuộc sống.
c, Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay
- Cho vay có tài sản bảo đảm
- Cho vay bảo đảm không bằng tài sản 1.1.4 .Vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân
Hoạt động cho vay KHCN có vai trò to lớn đối với cả KHCN, NHTM cũng như đối với kinh tế - xã hội
a, Đối với khách hàng cá nhân
Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng, cung cấp một lượng vốn đáng kể cho các cá nhân và doanh nghiệp. Các cá nhân luôn cần vốn để đáp ứng các mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, nguồn vốn đó có sự đóng góp quan trọng của ngân hàng. Nguồn vốn vay mà ngân hàng cung cấp cho các cá nhân có nhiều ưu điểm như: vốn vay này có kỳ hạn và phương thức cho vay đa dạng, đồng thời có thể áp dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện và yêu cầu phong phú của nhiều đối tượng KHCN; đi vay vốn giúp KHCN kinh doanh đạt được cơ cấu vốn tối ưu, tận dụng được nguồn vốn có chi phí thấp; ngân hàng cho vay kèm theo các điều kiện và yêu cầu chặt chẽ trong hợp đồng tín dụng, tạo động lực cho KHCN hoạt động và sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn nữa.
KHCN có nhiều nhu cầu thiết yếu như mua sắm, ăn ở, mở rộng sản xuất kinh doanh, cần tích lũy lượng tiền khá lớn, đòi hỏi cần thời gian dài. Con người cần phải tìm cách kết hợp hài hòa giữa việc thỏa mãn nhu cầu và yếu tố thời gian. Vay vốn ngân hàng là một giải pháp hữu hiệu vừa cung cấp vốn kịp thời thỏa mãn nhu cầu của KHCN vừa giúp họ sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn.
b, Đối với ngân hàng thương mại
Đối với NHTM, KHCN luôn là một thị trường đầy tiềm năng.KHCN rất đa dạng, số lượng lớn, hoạt động linh hoạt phục vụ chính lợi ích cá nhân nên luôn hướng đến kinh doanh hiệu quả, khả năng sinh lời cao. Do đó, các NHTM tích cực phát triển hoạt động cho vay đối với KHCN. Hoạt động này góp phần không nhỏ vào lợi nhuận của NHTM. Lãi suất cho vay KHCN tương đối cao kéo theo tỷ suất sinh lợi cao, mặt khác số lượng khoản vay đối với KHCN lớn trong khi giá trị của từng khoản lại nhỏ nên rủi ro thực tế không còn cao.
Hoạt động cho vay KHCN được mở rộng giúp NHTM mở rộng thị trường KHCN, tăng thu nhập, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ giúp tăng tính hấp dẫn và cạnh tranh của ngân hàng.
c, Đối với kinh tế - xã hội
Hoạt động cho vay KHCN tác động gián tiếp đến thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển thông qua việc thỏa mãn nhu cầu vay vốn của KHCN. Vay vốn góp phần quan trọng giúp KHCN thực hiện các nhu cầu thiết yếu như mua sắm hàng hóa, dịch vụ cũng như gia tăng sản xuất kinh doanh, qua đó đẩy mạnh tiêu dùng, tăng đầu tư kích cầu làm tăng GDP của quốc gia. Như vậy, hoạt động cho vay KHCN của NHTM đã giúp nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân, thu nhập cá nhân tăng lên, sản xuất được mở rộng tạo ra các cơ hội việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Việc tăng tiêu dùng của KHCN kích thích nhiều ngành sản xuất phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng và nâng cao của người dân.
Mở rộng hoạt động cho vay KHCN sẽ đóng góp nhiều vào việc thực hiện vai trò quan trọng của NHTM trong chính sách đổi mới kinh tế của đất nước. Nguồn vốn hiệu quả được cung cấp kịp thời, hợp lý giúp thúc đẩy các hoạt động của nền kinh tế phát triển.Khi kinh tế đã từng bước phát triển bền vững, đời sống xã hội của người dân cũng sẽ dần được nâng cao.
1.2. MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Quan niệm mở rộng cho vay cá nhân của ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay KHCN có vai trò rất quan trọng đối với NHTM, giúp NHTM tăng thu nhập, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng quan hệ với khách hàng, nâng cao vị thế của mình trên thị trường và phân tán rủi ro. Vì thế mở rộng cho vay khách hàng cá nhân luôn được các NHTM chú trọng phát triển, tăng cường sử dụng nguồn lực của mình cho lĩnh vực cho vay KHCN, làm tăng dư nợ cho vay và tăng thu nhập từ lãi từ hoạt động cho vay KHCN.
"Mở rộng cho vay KHCN của NHTM là việc ngân hàng gia tăng số lượng gắn liền với việc hoàn thiện chất lượng, tiện ích của sản phẩm, dịch vụ cho vay KHCN nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường trong một thời kỳ nhất định." [12]
Mở rộng cho vay KHCN theo chiều rộng là tăng quy mô các sản phẩm cho vay KHCN hiện có và mở rộng thêm các sản phẩm mới nhằm tăng thị phần cho vay KHCN của ngân hàng.
Mở rộng cho vay KHCN theo chiều sâu là nâng cao chất lượng và tiện ích của các sản phẩm cho vay KHCN nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng cho vay khách hàng cá nhâncủa Ngân hàng thương mại của Ngân hàng thương mại
Dựa trên nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Ánh Hồng, 2016 về "Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Hà Tây", việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân có thể đo lường qua các nhóm chỉ tiêu cụ thể như sau:
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng
sự gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN, tăng thu nhập từ lãi thuần từ hoạt động cho vay KllCN...
* Tăng thị phần cho vay khách hàng cá nhân
Thị phần cho vay KHCN tăng lên cho thấy mức độ mở rộng cho vay KHCN, khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của NHTM. Thị phần là tỷ lệ % thị trường mà ngân hàng nắm giữ được thể hiện qua số lượng KHCN có quan hệ với ngân hàng, quy mô sản phẩm, dịch vụ. NHTM có thể cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho cùng một khách hàng và quy mô cung cấp sản phẩm dịch vụ sẽ tăng lên rất nhanh khi ngân hàng gia tăng đáng kể số lượng khách hàng.
- Tăng/giảm số lượng KHCN= Số lượng KHCN năm t - Số lượng KHCN năm t-1
- Tốc độ tăng số lượng KHCN
Dư nợ cho vay cuối năm (t) - Dư nợ cho vay cuối năm (t-1) = ---,ʌ A∙ w z ʌʌ--- X 100%
Dư nợ cuối năm (t-1)
Hai chỉ tiêu này cho biết sự biến động số lượng KHCN qua các năm. Các chỉ tiêu này dương cho thấy quy mô KHCN đang mở rộng, ngược lại quy mô KHCN đang bị thu hẹp.
KHCN là đối tượng khách hàng có độ nhạy cảm cao, khi bị tác động dễ thay đổi và chuyển sang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng khác mà họ cho là sẽ có lợi hơn cho mình. Do đó để tăng thị phần cho vay KHCN, NHTM phải không ngừng hoàn thiện sản phẩm dịch vụ cũng như công tác phục vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, có chiến lược phát triển phù hợp, tạo dựng được mối quan hệ gắn bó bền vững với khách hàng hiện tại cũng như đẩy mạnh thu hút thêm khách hàng mới.
* Sự gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN
Tổng dư nợ cho vay KHCN
Dư nợ cho vay KHCN là tổng số tiền NHTM cho KHCN vay trong một khoảng thời gian nhất định. Mở rộng cho vay KHCN được thể hiện qua sự gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN.
Sự gia tăng về quy mô dư nợ cho vay KHCN được xác định như sau: Gia tăng quy mô Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay KHCN
= -
dư nợ cho vay KHCN KHCN cuối năm (t) cuối năm (t-1)
Chỉ tiêu trên cho thấy mức tăng tuyệt đối giữa dư nợ cho vay KHCN cuối năm (t) và dư nợ cho vay KHCN cuối năm (t-1).
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN được xác định bằng:
Tốc độ tăng Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay
cuối năm (t) - cuối năm (t-1) x 100%
trưởng dư nợ = ---—---—---—— cho vay KHCN Dư nợ cuối năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho thấy mức tăng tương đối giữa dư nợ cho vay KHCN cuối năm (t) và dư nợ cho vay KHCN cuối năm (t-1). Để đánh giá sự mở rộng cho vay KHCN, người ta thường so sánh chỉ tiêu này của mỗi NHTM với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN bình quân của toàn ngành. Nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN của ngân hàng lớn hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành thì cho thấy việc mở rộng cho vay KHCN đã được thực hiện thực sự tốt. Đối với từng chi nhánh ngân hàng nói riêng, bên cạnh việc so sánh chỉ tiêu này với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN bình quân của ngành ngân hàng cùng khu vực hoạt động, người ta còn so sánh với tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống ngân hàng đó để phần nào thấy được việc hoàn thành mục tiêu mở rộng cho vay KHCN của chi nhánh.
Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng doanh số cho vay của NHTM được xác định bằng:
Tỷ trọng dư nợ
cho vay KHCN Dư nợ cho vay KHCN năm (t))Tổng dư nợ cho vay năm (t) x 100%
Chỉ tiêu trên cho thấy tỷ lệ đóng góp của hoạt động cho vay KHCN vào toàn bộ hoạt động cho vay của NHTM. Sự gia tăng của tỷ trọng đó thể hiện dư nợ cho vay KHCN đang tăng lên và có mức tăng lớn hơn mức tăng tổng dư nợ cho vay của NHTM. Ở các NHTM chủ yếu hoạt động như ngân hàng bán lẻ thì tỷ trọng đó phần lớn cao hơn ở các NHTM chủ yếu hoạt động như ngân hàng bán buôn. Mỗi
ngân hàng có sự khác nhau ở tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN nên đây cũng là chỉ tiêu có thể so sánh mức mở rộng cho vay KHCN của các NHTM khác nhau.
*Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định của NHNN tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thông tu 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, các ngân hàng thương mại cần duy trì tỷ lệ này ở mức dưới 3%.
*Mạng lưới giao dịch
Mạng lưới giao dịch thể hiện ở số lượng điểm giao dịch của ngân hàng, Số lượng điểm giao dịch càng nhiều thì càng thuận tiện cho khách hàng cá nhân vay vốn. Các ngân hàng muốn mở rộng cho vay KHCN cần có mạng lưới giao dịch rộng lớn, điều này thể hiện tiềm lực của ngân hàng và khả năng mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng.
*Phạm vi cho vay KHCN
Khách hàng cá nhân hoạt động trong phạm vi rất rộng. Ngân hàng muốn đẩy mạnh việc mở rộng mảng khách hàng này thì phạm vi cho vay cũng phải rộng. Địa bàn cho vay của ngân hàng càng rộng thì cơ hội mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng càng lớn.
*Số lượng và cơ cấu sản phẩm cho vay KHCN
Số lượng sản phẩm cho vay KHCN thể hiện tính đa dạng và phong phú của sản phẩm mà ngân hàng mang đến cho KHCN. Mục đích sử dụng tiền vay của KHCN gồm vay để sản xuất kinh doanh và vay để tiêu dùng, trong mỗi mục đích này lại có nhiều hình thức sử dụng tiền vay khác nhau, nên nếu sản phẩm cho vay KHCN của một ngân hàng đơn điệu sẽ hạn chế khả năng tăng trưởng và cạnh tranh về cho vay KHCN so với các ngân hàng khác.
Cơ cấu sản phẩm cho vay KHCN cho biết mỗi sản phẩm cho vay KHCN chiếm bao nhiêu phần trăm dư nợ cho vay trong tổng dư nợ cho vay KHCN của ngân hàng. Nó thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng tới các sản phẩm cho vay KHCN mà ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng.
1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu định tính
a) Mức độ hài lòng của khách hàng
Về cơ bản, khách hàng luôn mong muốn được giao dịch ở những ngân hàng có vị trí giao thông thuận tiện, cơ sở vật chất và phương tiện giao dịch tốt, thời gian xử lý công việc nhanh, không phải chờ đợi lâu, nhân viên ngân hàng tận tình hướng dẫn, thấu hiểu, nắm bắt nhanh và giải đáp được những thắc mắc của họ, thủ tục vay vốn nhan gọn, lãi suất cho vay hợp ký, thông tin giao dịch của khách hàng được bảo mật,...Khi khách hàng đạt được mức độ hài lòng, họ sẽ mong muốn được tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ lâu dài trong tương lai và sẵn sàng giới thiệu đến bạn bè, người thân, đồng nghiệp các sản phẩm đó.
b) Uy tín thương hiệu của ngân hàng
Chỉ tiêu này được thể hiện ở sự an tâm, tin tưởng của khách hàng khi thực hiện giao dịch với ngân hàng, ngân hàng đã được nhiều khách hàng biết đến rộng rãi và sẵn sàng lựa chọn để giao dịch thường xuyên.
Các tiêu chí chung đánh giá về tiện ích của sản phẩm cho vay bao gồm: lãi suất cho vay của ngân hàng đang áp dụng hấp dẫn và linh hoạt, mức cho vay cao, thủ tục cho vay đơn giản, tài sản thế chấp đa dạng, phuơng thức trả nợ đa dạng và linh hoạt. Ngoài ra, tuỳ vào từng sản phẩm cho vay cụ thể mà có thể thêm những tiện ích gia tăng khác cho khách hàng nhu: thời hạn cho vay đuợc dài, phuơng thức nhận nợ đa dạng, đuợc hỗ trợ lãi suất uu đãi.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ mở rộng cho vay khách hàngcá nhân của Ngân hàng thương mại