Đối với với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0882 hoạt động thanh tra giám sát các NHTM trên địa bàn tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 98)

5. Kết cấu đề tài

3.3.2 Đối với với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

- Cải thiện tình hình tài chính của các NHTM thông qua các biện pháp xử

lý nợ khó đòi và nợ cơ cấu.

- Tăng cường sự phối hợp hoạt động của thanh tra Ngân hàng Nhà nước với Bộ Công an, các Bộ, ngành và các địa phương trên địa bàn trong trao đoi, cung cấp thông tin có liên quan hoạt động Ngân hàng

- Đề nghị tăng cường các biện pháp đảm bảo thanh khoản đối với các NHTM Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Những NHTM thường xuyên khó khăn về thanh khoản, cần có biện pháp trợ giúp theo các quy định hiện hành, sau một thời gian không khắc phục được thì phải cơ cấu lại. Mặt khác NHNN cũng cần có cơ chế và tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động thị trường liên ngân hàng để thị trường này hoạt động minh bạch hơn.

- Đề nghị sớm ban hành văn bản quy định về việc phát triển mạng lưới của NHTM để tạo điều kiện phát triển an toàn, lành mạnh, trong đó quy định rõ quy trình “xác nhận đăng ký” của NHNN đối với các NHTM. Đồng thời cũng sớm quy định khung tỷ lệ về danh mục sử dụng từng tài sản Có so với tổng tài sản Có đối với NHTM.

- NHNN tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các văn bản hiện hành, cũng như xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của NHTM như: Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách về tín dụng, đầu tư, bảo đảm tiền vay, ngoại hối, huy động vốn, thanh toán và các hoạt động ngân hàng khác; các quy định về quản lý và giám sát cung cấp dịch vụ ngân hàng; cấp giấy phép và quản lý các loại hình NHTM; các quy định về mua, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và cơ cấu lại các NHTM.

- Nghiên cứu, ban hành một quy trình thống nhất, sổ tay thanh tra hoặc cẩm nang thanh tra áp dụng cho hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các NHTM

- Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc NHNN ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hoạt động kinh doanh của cácNHTM và hoạt động giám sát của NHNN đối với các NHTM. Trung tâm thông tin tín dụng có vai trò quan trọng giúp hoạt động TTGSNH của NHNN có thể đưa ra được những đánh giá của mình một cách chính xác về rủi ro trong hoạt động của các NHTM. Vì vậy, NHNN cần tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hơn nữa vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng, là Trung tâm thông tin dữ liệu tập trung với đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết, được cập nhật và xử lý kịp thời, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các TCTD nói chung và NHTM nói riêng cũng như của NHNN

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động TTGSNH và hợp tác giữa cơ quan TTGSNH với các cơ quan giám sát tài chính trong nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật trong nước

- Đề nghị NHNN Việt Nam sớm nâng cấp, đoi mới phần mềm chương trình giám sát từ xa để phù hợp với các nghiệp vụ NH hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm tăng cường năng lực thanh tra giám sát, cảnh báo sớm rủi ro, phòng chống rửa tiền. NHNN cần sớm kiến nghị với Chính phủ có chỉ đạo phối hợp với Bộ Tài chính thanh tra, kiểm tra hoạt động của các công ty con của NHTM.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên giữa Cơ quan TTGSNH và các cơ quan giám sát tài chính khác, cơ quan bảo vệ pháp luật thông qua việc ban hành một Nghị định của Chính phủ về phối hợp giữa cơ quan TTGSNH và các cơ quan giám tài chính phi Ngân hàng. Cơ quan TTGSNH cần chủ động phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành trong việc nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, thực hiện thanh tra, giám sát,

quản lý và đảm bảo an toàn các NHTM ; đào tạo nguồn nhân lực; phòng, chống rửa tiền và phòng, chống tội phạm trong ngành Ngân hàng.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám sát Ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính.

- Cần có chính sách đãi ngộ đặc thù đối với cán bộ làm công tác thanh tra:

+ Các Thanh tra viên phải được thường xuyên đào tạo và đào tạo lại, cập nhật kịp thời những kiến thức nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại để nhanh chóng bắt kịp yêu cầu hội nhập.

+ Quan tâm hơn nữa đến việc trang bị phương tiện kỹ thuật để cán bộ thanh tra ngân hàng có đủ điều kiện làm việc tốt hơn (kể cả những công nghệ tiếp nhận từ nước ngoài).

+ Có chế độ đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ làm công tác thanh tra như: phụ cấp thâm niên, phụ cấp công tác, chế độ khen thưởng xứng đáng và các điều kiện khác để động viên, khích lệ họ tiến thân trong sự nghiệp thanh tra.

3.3.3 Đối với các NHTM

- Tiếp tục cơ cấu lại to chức và hoạt động của các TCTD, trước hết là cơ cấu tài chính: xử lý nợ tồn đọng cũ, cấp bổ sung vốn, nâng cao chất lượng kinh doanh, đảm báo an toàn của TCTD...

- Cần nghiêm túc chấn chỉnh chế độ thông tin báo cáo. Hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý cần đạt chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Các NHTM cũng như TCTD khác cần thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ theo đúng quy định của NHNN. Đây là nguồn thông tin quan trọng phục vụ hoạt động TTGS của NHNN.

- Các NHTM hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Các NHTM phải thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ để thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy định nội bộ NHTM trên tất cả các lĩnh vực, tại sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và các công ty trực thuộc. NHTM phải kiểm toán hoạt động nghiệp vụ từng thời kỳ, từng lĩnh vực để đánh giá chính xác kết quả kinh doanh và thực trạng tài chính. Ban kiểm soát của NHTM có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ từng đơn vị .

Các NHTM cần coi trọng và đánh giá đúng vị trí, chức năng của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ; tại các chi nhánh trên địa bàn cần nâng cao tính độc lập, quyền hạn của bộ phận kiểm soát nội bộ, đảm bảo bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ được độc lập trong hoạt động, đánh giá, kết luận, kiến nghị trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ được giao hoạt động theo phương pháp giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp. Thực tế bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại một số NHTM còn bộc lộ những hạn chế như giám đốc vừa chỉ đạo hoạt động kinh doanh vừa chỉ đạo quản lý công tác kiểm tra theo cơ chế phân cấp và uỷ quyền, cán bộ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ khác được phân công, bố trí cán bộ thiếu năng lực làm công tác kiểm tra, phương pháp kiểm tra chủ yếu liệt kê các thủ tục còn thiếu hoặc các sai sót nhỏ, không nắm và đánh giá đúng bản chất diễn biến hoạt động kinh doanh dẫn đến kiểm tra còn mang tính hình thức, thiếu tác dụng thúc đẩy chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do vậy cần nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ kiểm tra, nâng cao tính khách quan, độc lập; chỉ trực tiếp chịu sự điều hành, chỉ đạo của giám đốc (Tong giám đốc) các Ngân hàng.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của NHTM đối với công tác TTGS của NHNN, coi công tác TTGS là công việc thường xuyên, tất yếu và các

NHTM cần chủ động trao đối, phối hợp với TTGS của NHNN nhằm thực hiện mục tiêu an toàn trong hoạt động Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TTGSNH, thực trạng các tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động TTGS tại NHNN Chi nhánh TP Hà Nội; dựa trên những định hướng, mục tiêu phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam; dựa trên mục tiêu, định hướng hoàn thiện hoạt động TTGS tại NHNN Chi nhánh TP Hà Nội, luận văn đã đề cập một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hoạt động TTGS đối với các NHTM trên địa bàn. Qua đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan chức năng, chủ yếu là việc hoàn thiện môi trường nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho công tác thanh tra của NHNN nói chung và của Chi nhánh NHNN TP Hà Nội nói riêng đối với các NHTM trên địa bàn.

KẾT LUẬN CHUNG

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý luận cơ bản về thực trạng hoạt động TTGSNH, sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động TTGSNH. Dựa trên những cơ sở lý luận đó, luận văn nghiên cứu thực trạng, từ đó phân tích, đánh giá hoạt động TTGS của NHNN chi nhánh TP Hà Nội đối với các NHTM trên địa bàn; chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại và phân tích nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động thanh tra. Từ thực trạng hoạt động TTGSNH, luận văn đưa ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra của NHNN Chi nhánh TP Hà Nội đối với các NHTM trên địa bàn và đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam, NHNN Chi nhánh TP Hà Nội... nhằm hoàn thiện hoạt động TTGSNH của NHNN Việt Nam nói chung, của NHNN Chi nhánh TP Hà Nội nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

Học viên cũng nhận thức sâu sắc rằng đoi mới toàn diện hoạt động TTGSNH để nâng cao hiệu quả của hoạt động này là công việc rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian và sự đầu tư thỏa đáng. Mỗi giải pháp đưa ra cần phải được nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện hơn; đồng thời cũng cần có sự nỗ lực và quyết tâm không chỉ của các cán bộ thanh tra, Ban lãnh đạo TTNH, lãnh đạo NHNN Việt Nam và NHNN Chi nhánh TP Hà Nội, mà còn là sự quyết tâm của Chính phủ trên con đường đổi mới chung của cả nền kinh tế.

Với thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, học viên mong muốn

những tâm huyết và suy nghĩ bước đầu trong luận văn sẽ nhận được sự góp ý, chỉ

bảo của thầy giáo hướng dẫn TS Mai Thanh Quế cùng các thầy cô và đồng nghiệp để giúp học viên có thể tiếp tục nghiên cứu cũng như giúp luận văn có thể

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Một số vấn đề cơ bản về tài chính

tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 (kỷ yếu hội thảo khoa học), NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Tăng cường sự gắn kết giữa đào

tạo nguồn nhân lực và hoạt động của các TCTD ở Việt Nam (kỷ yếu hội thảo khoa học), NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu

khoa học ngành Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Thanh tra, giám sát, kiểm soát,

kiểm toán ngân hàng, NXB Thanh niên, Hà Nội

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tháng 3/2009) Tài liệu Hội thảo Quản lý

rủi ro thị trường và tín dụng do dự án của JICA phối hợp với FSA Nhật Bản, Hà Nội

6. Trường bồi dưỡng cán bộ Ngân hàng (2009,2010,2011), tài liệu khóa đào

tạo nghiệp vụ thanh tra viên chuyên ngành Ngân hàng, Hà Nội

7. Viện khoa học ngân hàng (1994), Kỹ thuật Thanh tra ngân hàng dành cho

các nước đang phát triển, Hà Nội

8. Tạp chí Ngân hàng số tháng 02/2009

9. Báo cáo tong kết hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

10. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra của Thanh tra NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội các 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

11. Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật thanh tra năm 2010.

12. Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/9/1999 của Chính phủ về tổ chức

quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

14. Thông tư 04/2000/TT-NHNN3 ngày 28/3/2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/9/1999 của Chính phủ về tổ chức

và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng.

15. Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

16. Văn bản số 1525/CV-Ttra1 ngày 22/01/1999 hướng dẫn thực hiện Quy chế

GSTX đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam.

17. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định về phân loại

nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của NHTM.

18. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN sửa đoi Quyết định 457 về quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong

hoạt động của TCTD

19. Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN, Thông tư 22/2011/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy

định các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD

20. Thông tư 01/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra

21. Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 09/11/1999 về việc ban hành

Quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam.

về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn

Một phần của tài liệu 0882 hoạt động thanh tra giám sát các NHTM trên địa bàn tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w