- Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến tín dụng doanh nghiệp, cụ thể là ảnh hưởng đến chính sách cho vay của các ngân hàng. Nếu
nền kinh tế ổn định, lành mạnh, phát triển bền vững thì chính sách cho vay được nới lỏng, theo đó các doanh nghiệp có nhiều khả năng tiếp cận vay vốn hơn. Ngược lại, nền kin tế ảm đảm, các doanh nghiệp cũng không có nhu cầu vay vốn nhiều, do khi đó cần thu hẹp quy mô sản xuất cho an toàn, đồng thời nền kinh tế suy thoái, các ngân hàng cũng thắt chặt hơn về chính sách cho vay, vì việc cho vay trong thời điểm đó sẽ chịu rủi ro tăng cao hơn so với thông thường, bởi kinh tế chậm phát triển thì doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc trả nợ đúng hạn ngân hàng.
- Môi trường chính trị pháp luật
Môi trường chính trị pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, là tạo sự bình yên trong xã hội, tạo môi trường làm việc an tâm cho doanh nghiệp phát triển. Bất kỳ một yếu tố về chính trị, pháp luật đều ảnh hưởng đến phát triển tín dụng doanh nghiệp, cụ thể như:
+ Các chính sách về việc thắt chặt hay mở rộng tín dụng trong từng thời kỳ đều do NHNN chỉ đạo, theo đó các ngân hàng thương mại phải tuân theo chính sách tài khóa theo từng thời kỳ, cũng theo đó mà các ngân hàng phải điều chỉnh chính sách tín dụng với doanh nghiệp
+ Các chính sách, luật về các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến tín dụng doanh nghiệp, ví dụ như Nhà nước khuyến khích ngành nghề nào phát triển thì các doanh nghiệp đó có cơ hội và được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ, nhận được nhiều ưu đãi trong quá trình hỗ trợ vốn vay
+ Các chính sách về hội nhập, giao lưu thương mại quốc tế cũng ảnh hưởng đến phát triển tín dụng doanh nghiệp bởi các ngân hàng nước ngoài cũng lấn sang thị trường nội địa để cho các doanh nghiệp vay, hay các doanh nghiệp nước ngoài có thể sang thị trường Việt Nam hoạt động và có nhu cầu vay vốn tại Việt Nam.
Yếu tố từ doanh nghiệp ảnh hưởn rất lớn đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp, tiêu biểu trên các khía cạnh sau:
Một là, sự trung thực trong quá trình cam kết thực hiện hợp đồng tín dụng: Để có thể được vay vốn ngân hàng thì các doanh nghiệp phải hoàn thiện thủ tục, hồ sơ về năng lực tài chính, năng lực pháp lý, các giấy tờ liên quan đến các dự án đầu tư... đồng thời cam kết đúng về việc sử dụng đúng mục đích. Bất cứ một sự không trung thực nào đều ảnh hưởng chất lượng của khoản vay vốn của ngân hàng.
Hai là, năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế các doanh nghiệp cùng ngành nghề, cùng quy mô vốn nhưng hiệu quả kinh doanh khác nhau, có doanh nghiệp phát triển có doanh nghiệp thua lỗ, điều này là do năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp, bởi các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có doanh thu lợi nhuận, bù đắp được chi phí mới có năng lực trả gốc và lãi cho ngân hàng theo đúng hạn và đúng cam kết.
Ba là, tư cách phẩm chất của người đứng đầu doanh nghiệp.
Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả nợ ngân hàng nhưng tư cách, phẩm chất của chủ doanh nghiệp không tốt, muốn chiếm dụng vốn của ngân hàng, chây ì không trả nợ, điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp. Do vậy khi thẩm định cho vay, thông thường ngoài việc thẩm định về tài sản bảo đảm, về năng lực tài chính, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp thì các ngân hàng thương mại cũng thẩm định tư cách, phẩm chất đạo đức của người đi vay. Điều này càng cho thấy hệ thống thông tin tín dụng có vai trò rất lớn đối với hoạt động tín dụng.
- Sự cạnh tranh trên thị trường
Sự cạnh tranh trên thị trường là đòn bẩy cho sự phát triển chung của các ngân hàng thương mại, bởi lẽ, hiện nay, không chỉ các ngân hàng thương
mại muốn phát triển thị phần mà các quỹ tín dụng nhân dân, các công ty tài chính, các tổ chức tài chính vi mô cũng đang đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình để tài trợ vốn vay cho các doanh nghiệp, theo đó, trên góc độ là khách hàng, các doanh nghiệp có quyền lựa chọn những tổ chức cung ứng vốn nhanh, thủ tục nhanh gọn, lãi suất hợp lý, chất lượng dịch vụ tận tình, chu đáo, uy tín cao. Do vậy để thu hút, níu chân khách hàng và tạo cho mình có được nền tảng khách hàng trung thành, lớn mạnh thì các ngân hàng thương mại luôn phải điều chỉnh chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách tín dụng sao cho phù hợp, cạnh tranh trên thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về đối tượng khách hàng doanh nghiệp, hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại, theo đó đưa ra các khái niệm liên quan, vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng.
Trọng tâm của chương 1 là đưa ra được các tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại. Song song với đó là đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp.
Dựa trên nền tảng lý thuyết chương 1, tác giả tiến hành phân tích chương 2 về thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ