CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 37 - 43)

1 TFP là viết tắt của total factor productivity.

3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1.1 Các khái niệm liên quan

3.1.1.1 Hạn chế tín dụng

Khác với các giao dịch hàng hóa thông thường, giao dịch tín dụng rất đặc thù bởi tính liên thời gian của nó. Nói cách khác, các khoản cho vay hôm nay chỉ được hoàn trả ở tương lai. Trong thời gian đó, dưới tác động của nhiều yếu tố (cả vĩ mô lẫn vi mô), khả năng trả nợ của người vay có thể thay đổi theo chiều hướng xấu đi, do đó làm tăng rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Nếu vậy, các tổ chức tín dụng sẽ từ chối hay giới hạn số tiền cho vay đối với các đối tượng được xem là rủi ro để đảm bảo an toàn trong cho vay và lợi nhuận. Hiện tượng này được gọi là hạn chế tín dụng. Theo Stiglitz và Weiss (1981), hạn chế tín dụng là hiện tượng trong số những người xin vay, chỉ một số vay được toàn bộ, một số vay được một phần nhu cầu và số còn lại bị từ chối hoàn toàn, mặc dù sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tổ chức tín dụng không hiểu rõ mức độ rủi ro của người vay bằng chính bản thân họ nên không thể phân biệt giữa người vay rủi ro và người vay an toàn (thông tin bất đối xứng). Nếu không thể phân biệt, điều tự nhiên là các tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu mọi người vay trả lãi suất cao hơn để bù đắp thiệt hại do rủi ro gây ra. Song, việc tăng lãi suất có thể làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng do tác động của sự chọn lựa sai lầm của các tổ chức tín dụng và động cơ lệch lạc của người vay.

Thật vậy, việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các tổ chức tín dụng theo hai hướng đối nghịch. Một mặt, lãi suất tăng sẽ làm tăng lợi nhuận nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, lãi suất tăng thì khách hàng với dự án ít rủi ro sẽ không vay bởi khả năng sinh lợi của dự án khó đủ để trả lãi vay. Do đó, nếu các tổ chức tín dụng tăng lãi suất thì chỉ có khách hàng rủi ro cao chấp nhận vay nên rủi ro của các tổ chức tín dụng sẽ tăng. Hiện tượng này được gọi là chọn lựa sai lầm, nghĩa là nếu tăng lãi suất thì các tổ chức tín dụng chỉ chọn được những người vay rủi ro hơn. Chọn lựa sai lầm sẽ làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng vì rủi ro cao hơn đồng nghĩa với xác suất

29

trả nợ của khách hàng thấp đi. Bên cạnh đó, sự gia tăng của lãi suất cũng sẽ làm thay đổi cách lựa chọn dự án đầu tư của người vay. Khi lãi suất tăng người vay sẽ chọn dự án có khả năng sinh lợi cao để đảm bảo trả lãi suất cao, nghĩa là khách hàng rủi ro cao. Đây chính là động cơ lệch lạc của người vay. Hiện tượng này cũng làm tăng rủi ro nên làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng.

Chính vì hai lý do trên nên các tổ chức tín dụng hạn chế số tiền cho vay (hay hạn chế tín dụng). Hệ quả của hiện tượng này là nhiều người cần vay nhưng không thể vay đủ nhu cầu hay bị từ chối hoàn toàn, mặc dù sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu (Jaffee và Stiglitz, 1990; Stiglitz và Weiss, 1992; Kochar, 1997; Boucher, Guirkinger và Trivelli, 2009; Kofarmata và Danlami, 2019) cũng có định nghĩa tương tự, hạn chế tín dụng là tình huống màthị trường tín dụng chính thức không cung cấp cho nông hộ một lượng tín dụng đúng như mong muốn ở mức lãi suất hợp lý. Theo đó, để đo lường mức độ hạn chế tín dụng, các nhà nghiên cứu sử dụng tỷ số giữa số tiền thực vay và số tiền xin vay (gọi tắt là tỷ lệ vay hay tylevay). Nếu vay đủ theo nhu cầu thì tylevay1 và người vay không bị hạn chế tín dụng. Nếu 0tylevay1 thì người vay bị hạn chế tín dụng. Trong luận án này, vấn đề quan tâm là trường hợp nông hộ bị hạn chế tín dụng (hanchetindungi) và không bị hạn chế tín dụng.

3.1.1.2 Yếu tố đầu vào sản xuất lúa

Yếu tố đầu vào sản xuất là các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất và bán sản phẩm của công ty bao gồm: đất, lao động, vốn hiện vật, năng lực kinh doanh.

Theo các nghiên cứu (Gaytancioglu và Sürek, 2000; Nimoh, Agyekum và Nyarko, 2012) các yếu tố đầu vào chính trong sản xuất lúa bao gồm đất, nước, lao động, phân bón, thuốc BVTV và giống. Trong đó, đất và nước là hai yếu tố cơ bản nhất không thể thiếu trong sản xuất lúa, giống và lao động là hai yếu tố đảm bảo sản xuất được thực hiện và để sản xuất đạt năng suất cao cần phải có phân bón và thuốc BVTV. Do đó, đây chính là các nguyên liệu đầu vào chính trong sản xuất lúa của nông hộ. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng được các nhà nghiên cứu xem xét là yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa của nông hộ như máy móc thiết bị và khoa học kỹ thuật (Akudugu, 2016). Tuy nhiên, do đặc điểm của nghiên cứu này chỉ xem xét các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa có thể bị ảnh hưởng bởi hạn chế tín dụng nên chỉ một số yếu tố được xem là phù hợp (lúa giống, phân bón, thuốc BVTV và lao động thuê) cho nghiên cứu. Đặc biệt, yếu tố máy móc thiết bị cũng có thể chịu ảnh hưởng của việc tiếp cận tín dụng của nông hộ, nhưng không được sử dụng trong nghiên cứu của luận án bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất, việc mua máy móc thiết bị chỉ xảy ra đối với nông hộ có quy mô sản xuất lớn, mà đối tượng này lại chiếm số ít. Thứ hai, thời hạn tín dụng để mua máy móc thiết bị thường kéo dài hơn một năm. Do đó, các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL được xem xét bao gồm: lúa giống, phân bón, thuốc BVTV và lao động thuê. Chính vì vậy, lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL được sử dụng cho luận án là lượng vốn sử dụng mua lúa giống (luagiongi), lượng vốn sử dụng

30

mua phân bón (phanboni), lượng vốn sử dụng mua thuốc bảo vệ thực vật (thuocbvtvi) và số tiền thuê lao động (laodonghuei).

3.1.1.3 Năng suất nông nghiệp

Theo Freeman (2008), năng suất là tỷ số giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Nói cách khác, năng suất đo lường mức độ hiệu quả của các yếu tố đầu vào sản xuất, chẳng hạn như năng suất đất. Năng suất đất là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp được đo lường bằng sản lượng trên một đơn vị diện tích đất (Dharmasiri, 2012). Năng suất đất có thể gia tăng thông qua việc cải tiến giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các phương pháp thâm dụng lao động (Fladby, 1983). Bên cạnh đó, có thể gia tăng năng suất đất thông qua đa dạng hoá cây trồng hoặc đa vụ trên cùng một vùng đất mà nông dân thực hiện (Dharmasiri, 2008) và cũng có thể trồng xen canh trên cùng một vùng đất (Dharmasiri, 2010). Trong sản xuất lúa, năng suất được tính là sản lượng lúa nông hộ sản xuất được trên một đơn vị diện tích đất (thường là 1.000 m2).

3.1.1.4 Nông hộ

Theo Ellis (1993), “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất. Theo Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005, hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự khi các thành viên trong một gia đình có tài sản chung, cùng có quyền sử dụng, định đoạt và cùng có trách nhiệm dân sự đối với khối tài sản đó. Như vậy, hộ gia đình phải có mối quan hệ về huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ về nuôi dưỡng (quan hệ về cha mẹ nuôi và con nuôi).

Trên cơ sở các khái niệm vừa trình bày, nông hộ có thể được hiểu là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động và tiền vốn của gia đình phục vụ cho sản xuất. Nông hộ có những đặc trưng và cơ chế vận hành riêng không giống các đơn vị kinh doanh. Ngoài ra, ở nông hộ có sự thống nhất trong các thành viên từ việc sở hữu tài sản đến quản lý và sử dụng tài sản đó.

3.1.2 Bản chất của thị trường tín dụng nông thôn

Ở thị trường tín dụng cạnh tranh hoàn hảo, lãi suất – đó là, giá vốn – được ấn định thông qua sự tương tác giữa cung và cầu. Do người có cơ hội đầu tư tốt nhất thường sẵn sàng trả lãi suất cao nên các tổ chức tín dụng sẽ cho họ vay. Thị trường này đạt được hiệu quả Pareto – đó là, không làm cho một người có lợi hơn trong khi làm cho người khác bất lợi hơn (Besley, 1994). Tuy nhiên, cạnh tranh hoàn hảo với nhiều người bán và nhiều người mua giao dịch với nhau mà không tốn kém chi phí giao dịch, không phải là mô hình lý tưởng của các thị trường tín dụng nông thôn. Thị trường tín dụng nông thôn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của việc không trả nợ do người vay không đủ khả năng trả hay không trả do tổ chức tín dụng không thể áp dụng các biện pháp hữu hiệu để trừng phạt người không trả nợ. Để khắc phục hiện tượng này, tổ chức tín dụng cần có khả năng

31

cưỡng chế người vay. Tuy nhiên, thu hồi vốn thông qua tòa án khó có thể được sử dụng ở nông thôn. Tính hiệu quả của việc cưỡng chế trả nợ còn chịu ảnh hưởng của quyền sở hữu. Các hợp đồng tín dụng thường được ký kết dựa trên tài sản thế chấp (chủ yếu là đất) nhưng cưỡng chế tài sản này không đơn giản do thiếu quyền sở hữu tài sản một cách rõ ràng. Quyền đối với đất đôi khi chỉ là quyền khai thác nên khó có thể chuyển nhượng cho người khác, kể cả tổ chức tín dụng muốn phát mãi tài sản thế chấp. Hệ quả là tổ chức tín dụng sẽ không cho vay – hiện tượng thường thấy ở nông thôn các nước đang phát triển. Việc khó cưỡng chế trả nợ cũng phần nào lý giải sự phổ biến của tín dụng phi chính thức bởi có thể sử dụng các ràng buộc trả nợ phi chính thức thay cho tài sản thế chấp. Các ràng buộc phi chính thức dựa trên quyền lực cá nhân, mối quan hệ và ưu thế thông tin có thể buộc người vay trả nợ khi mà các TCTD không thể thực hiện (Udry, 1990; Bose, 1998).

Thị trường tín dụng nông thôn khác biệt với thị trường hoàn hảo do thông tin bất đối xứng. Động cơ cho vay của một TCTD chủ yếu dựa vào thông tin về uy tín tín dụng của người vay và chắc rằng tiền vay sử dụng đúng mục đích. Thông tin bất đối xứng khiến cho việc chọn lọc và kiểm soát khách hàng trở nên rất tốn kém, làm tăng xác suất không trả nợ. Giải pháp đối với vấn đề này ở thị trường tín dụng nông thôn là yêu cầu thế chấp tài sản mà TCTD có thể phát mãi nếu người vay không trả nợ. Tuy nhiên, tài sản thế chấp có thể hiếm bởi người vay thường nghèo và quyền sở hữu tài sản chưa rõ nên không thể thế chấp.

Một đặc điểm của sản xuất nông nghiệp – nguồn thu nhập chủ yếu của phần đông người dân nông thôn – là rủi ro thu nhập bắt nguồn từ thời tiết có ảnh hưởng toàn vùng và sự biến động giá sản phẩm ảnh hưởng đến toàn bộ nông hộ sản xuất một loại sản phẩm nhất định (Santos và Barrett, 2011). Sốc đối với thu nhập ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ở nông thôn bởi dẫn đến hệ quả là số đông người vay sẽ cùng lúc không trả nợ. Rủi ro không trả nợ có thể giảm thiểu nếu TCTD có thể đa dạng hóa danh mục cho vay nhưng thị trường tín dụng nông lại bị chia cắt, ngụ ý rằng danh mục cho vay thường tập trung vào một nhóm người vay đối mặt với cùng rủi ro thu nhập, chẳng hạn những người cư trú trên cùng một vùng địa lý hay sản xuất cùng một lao nông sản. Sự thiếu vắng thị trường bảo hiểm ở nông thôn làm trầm trọng thêm vấn đề sốc thu nhập ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Nếu người vay có bảo hiểm thu nhập, rủi ro không trả nợ có thể được giảm thiểu. Một cách để xử lý vấn đề trên là thu thập thông tin về lịch sử tín dụng để có thể cấm vận người vay không trả nợ. Tuy nhiên, cách thức này đòi hỏi phải có thông tin chính xác về người vay và các khía cạnh có liên quan – điều khó có thể thực hiện ở nông thôn các nước đang phát triển. Vì vậy, thị trường tín dụng nông thôn phải đối mặt với các vấn đề bắt nguồn từ lựa chọn sai lầm và động cơ lệch lạc (Stiglitz và Weiss, 1981).

Chọn lựa sai lầm xuất hiện khi TCTD không hiểu hết người vay, chẳng hạn như sở thích đối với rủi ro và động cơ trả nợ. Khi đó, TCTD có thể hạn chế số lượng cho vay (đó

32

là, hạn chế tín dụng), dẫn đến việc lượng tiền cho vay không đủ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hạn chế tín dụng có thể được lý giải như sau. Giả sử các dự án đầu tư sử dụng vốn vay là rủi ro và người vay không có đủ thu nhập để trả nợ. Hệ quả là các TCTD phải đối mặt với rủi ro không trả nợ nên phải tăng lãi suất với kỳ vọng hòa vốn. Tuy nhiên, tăng lãi suất để giảm lỗ tạo ra hệ quả không tốt cho TCTD. Đó là do khi đó người vay ít rủi ro nhất sẽ không vay bởi họ là người chắc chắn sẽ trả nợ và thất vọng do lãi suất cao. Ngược lại, những người có xác suất trả nợ thấp sẽ vay bất chấp lãi suất cao. Như vậy, lợi nhuận sẽ giảm khi lãi suất vượt qua một mốc nhất định, ngụ ý rằng TCTD sẽ có lợi hơn nếu hạn chế tín dụng thay vì tăng lãi suất quá cao. Lựa chọn sai lầm khiến TCTD phải tìm cách khắc phục thông qua việc ước đoán xác suất khả năng trả nợ của họ. Một cách để nhận diện người vay rủi ro là yêu cầu thế chấp. Nếu TCTD yêu cầu thế chấp, người vay rủi ro sẽ có xu hướng không vay bởi họ phải đối mặt với khả năng mất tài sản thế chấp do không trả nợ (Berger và cộng sự, 2011). Với sự hiếm hoi của tài sản thế chấp và khó khăn trong phát mãi, việc nhận diện người vay rủi ro rất khó khăn. Khi đó, tín dụng phi chính thức xuất hiện bởi họ có đầy đủ thông tin hơn về khách hàng để chọn lọc, kiểm soát và cưỡng chế người vay (Boucher và Guirkinger, 2007).

Thị trường tín dụng nông thôn còn chịu ảnh hưởng của động cơ lệch lạc – hiện tượng xuất hiện khi TCTD không thể sâu sát hành vi của người vay do thông tin bất đối xứng. Khi đó, TCTD phải đối mặt với rủi ro là người vay không cố gắng làm cho dự án thành công hay thay đổi dự án. Vay tín dụng để đầu tư vào một dự án thực chất là chia sẻ rủi ro giữa TCTD và người vay bởi nếu dự án thất bại và người vay không trả nợ, TCTD phải gánh chịu một phần chi phí của khoản vay. Vì vậy, xuất hiện xu hướng người vay thực hiện dự án rủi ro hơn bởi, nếu thành công, thu nhập sẽ cao hơn. Một lần nữa, TCTD sẽ hạn chế tín dụng, khiến người vay phải vay phi chính thức. Người cho vay phi chính thức với ưu thế về thông tin có thể kiểm soát người vay và kịp thời thực thi các giải pháp ngăn chặn hành vi lừa dối. Bằng cách đó, tín dụng phi chính thức có thể cho vay những người bị TCTD từ chối.

3.1.3 Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào của nông hộ

Hạn chế tín dụng khiến nông hộ không đủ vốn để mua yếu tố đầu vào cho sản xuất, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng sản xuất của nông hộ. Khi đó, nông hộ buộc phải

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)