Niên giám Thống kê 2018.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 67 - 76)

59

4.1.1 Điều kiện tự nhiên Địa hình

ĐBSCL khá bằng phẳng. Cao độ trung bình so với mặt nước biển là 3–5m (có nơi chỉ 0,5–1m) nên dễ bị ảnh hưởng của nước biển dâng và xâm nhập mặn dưới tác động của biến đổi khí hậu và sụt lún mặt đất. Độ dốc trung bình của Vùng là 1cm/km (khá bằng phẳng) nên lũ di chuyển chậm. ĐBSCL bao gồm hai phần: (i) phần đất nằm trong phạm vi ảnh hưởng của các nhánh sông Mêkông (thượng và hạ châu thổ) và (ii) phần đất nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng đó (đồng bằng phù sa ven biển).

Phần thượng châu thổ tương đối cao (trung bình 2–4m, có nơi cao 5m so với mặt nước biển), nhưng vẫn bị ngập vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt ở đây là các vùng trũng rộng lớn. Mùa mưa vùng này chìm sâu dưới nước, còn mùa khô chỉ là các vũng nước tù đứt đoạn. Phần hạ châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều.

Thời tiết – khí hậu

Thời tiết – khí hậu ĐBSCL ôn hòa và ít chịu sự tàn phá của bão nhiệt đới. Song, gần đây sự thất thường của thời tiết biểu hiện rõ qua việc nắng nóng và oi bức hơn, mưa nhiều hơn, nhiệt độ biến động với biên độ lớn hơn và nhất là giông gió mãnh liệt hơn. Bão xuất hiện ở ĐBSCL ngày càng nhiều. Trước đây, vào cuối mùa mưa (khoảng tháng 10 và 11) thỉnh thoảng mới xuất hiện bão. Giờ thì bão đổ bộ đột ngột vào các tháng đầu mùa mưa, khiến nông hộ không kịp điều chỉnh lịch thời vụ nên đôi khi mùa màng (nhất là sản xuất lúa và nuôi thủy sản) bị tàn phá nặng nề. Do đó, các cơ quan chức năng cần cập nhật thông tin và giáo dục kiến thức về ảnh hưởng (tiêu cực) của biến đổi khí hậu để người dân được biết và chủ động ứng phó. Cụ thể là cần hình thành mạng lưới truyền thông và giáo dục sâu rộng để đảm bảo thông tin kịp thời, đầy đủ và xác thực về biến đổi khí hậu đến người dân. Ngoài ra, cần phân vùng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL để có chính sách (vĩ mô) và đầu tư ứng phó kịp thời.

Sông ngòi

Phần hạ lưu sông Mêkông chảy vào ĐBSCL qua hai nhánh sông Tiền và sông Hậu đổ ra biển Đông bằng chín cửa sông. Tổng lượng nước hàng năm của hệ thống sông Mêkông xấp xỉ 500 tỷ m3 (sông Tiền chiếm 79% và sông Hậu 21%). Đây là nguồn nước chủ yếu dùng để sản xuất và sinh hoạt của cư dân ĐBSCL. Song, nguồn nước mặt ở ĐBSCL hiện ô nhiễm nghiêm trọng do sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp và đô thị hóa, bên cạnh việc sử dụng nông dược quá mức trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

ĐBSCL có hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho giao thông thủy, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Trong Vùng có khoảng 0,5 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, với khoảng 0,1 triệu ha nước lợ nuôi tôm xuất khẩu. Nguồn lợi cá biển ở ĐBSCL chiếm đến 54% trữ lượng của cả nước, nhờ biển rộng, nông và có nhiều đảo. Thềm lục địa rộng và gần các cửa sông có nhiều sinh vật phù du làm thức ăn cho

60

tôm cá. Ở ĐBSCL, ít có nhiễu loạn thời tiết nên thuận tiện cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản quanh năm. Chế độ thủy triều ở ĐBSCL khác biệt giữa bờ Đông và bờ Tây. Bờ Đông có chế độ bán nhật triều với biên độ khoảng 3m. Bờ Tây có chế độ nhật triều với biên độ triều khoảng 0,7 m.

4.1.2 Đất đai và dân số

Diện tích tự nhiên của ĐBSCL xấp xỉ 40.816 km2, bao gồm 13 tỉnh thành (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long), chiếm 12,3% diện tích tự nhiên của cả nước. Kiên Giang và Cà Mau là hai tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất vùng (Bảng 4.1) và có tiềm năng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy (hải) sản mạnh (nhờ vào bờ biển dài hơn 454 km, tiếp giáp biển Đông và vịnh Thái Lan). Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 64,14%, cho thấy tính thuần nông của ĐBSCL và tầm quan trọng của đất canh tác đối với người dân nơi đây.

Đất đai manh mún khiến sản xuất lúa ở ĐBSCL vẫn mang đặc thù của kinh tế tiểu nông (Akram-Lodhi, 2004). Hệ quả là hạt lúa của ĐBSCL không thể khắc phục nhược điểm cố hữu là thiếu đồng nhất về chủng loại, chất lượng, kích cỡ, cũng như không kiểm soát được dư lượng nông dược và khó truy xuất nguồn gốc. Đây còn là hệ quả của sự hạn chế về năng lực tiếp thị, nhất là trên thị trường thế giới. Với chất lượng như hiện thời việc tiếp thị gạo Việt Nam vào thị trường các nước thu nhập cao gần như bất khả thi, trong khi thị trường các nước thu nhập trung bình và thấp lại dễ bị cạnh tranh bởi sản xuất gạo chất lượng thấp là điều không khó đối với các nước xuất khẩu gạo.

ĐBSCL chiếm 12,3% diện tích tự nhiên nhưng có dân số xấp xỉ 18,80% cả nước, do đó mật độ dân số gấp 1,52 lần của cả nước. Ở chừng mực nhất định, mật độ dân số cao là một ưu thế, bởi có thể cung cấp một lực lượng lao động dồi dào, đặc biệt là nếu được đào tạo ở trình độ cao. Song, đây lại là bất lợi của ĐBSCL do không có được ưu thế trên trong khi sản xuất và thu nhập quá lệ thuộc vào tự nhiên vì quá chú trọng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Bất lợi này càng lớn khi tỷ trọng cư dân nông thôn ở ĐBSCL cao hơn bình quân cả nước (Bảng 4.1).

Dân số năm 2018 của ĐBSCL xấp xỉ 17,8 triệu người, chiếm 18,88% dân số cả nước (Bảng 4.1). Mật độ dân số bình quân của Vùng là 436 người/km2, gấp khoảng 1,52 lần mật độ dân số bình quân của cả nước (286 người/km2). Hai địa phương đông dân nhất là An Giang và Kiên Giang, nhưng là Vĩnh Long và Tiền Giang lại có mật độ dân số cao nhất (ngoại trừ thành phố Cần Thơ). Hai tỉnh này nằm ở trung tâm ĐBSCL – khu vực có cư dân sinh sống lâu đời (do đất đai màu mỡ và tiện đường giao thông thủy bộ) nên khá đông đúc. Mật độ dân số cao là một bất lợi do phần lớn người dân ở ĐBSCL sinh sống phụ thuộc vào đất đai, trong khi khả năng đa dạng hóa nguồn thu nhập rất hạn chế do các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ kém phát triển.

61

Bảng 4.1 Diện tích và dân số ĐBSCL năm 2018

Địa phương Diện tích

(km2) Dân số (1.000 người) Mật độ dân số (người/km2)

Dân số nông thôn Dân số (1.000 người) Tỷ trọng (%) An Giang 3.536,7 2.164,2 612,0 1.497,3 69,18 Bạc Liêu 2.669,0 897,0 336,0 635,6 70,85 Bến Tre 2.394,8 1.268,2 530,0 1.131,0 89,18 Cà Mau 5.221,2 1.229,6 236,0 950,2 77,28 Cần Thơ 1.439,0 1.282,3 891,0 419,8 32,74 Đồng Tháp 3.383,8 1.693,3 500,0 1.392,5 82,24 Hậu Giang 1.621,7 776,7 479,0 579,7 74,64 Kiên Giang 6.348,8 1.810,5 285,0 1.282,0 70,81 Long An 4.494,9 1.503,1 334,0 1.232,1 81,97 Sóc Trăng 3.311,9 1.315,9 397,0 913,3 69,41 Tiền Giang 2.510,6 1.762,3 702,0 1.489,4 84,51 Trà Vinh 2.358,3 1.049,8 445,0 857,9 81,72 Vĩnh Long 1.525,7 1.051,8 689,0 873,0 83,00 ĐBSCL (A) 40.816,4 17.804,7 436,0 13.235,8 74,34 Cả nước (B) 331.235,7 94.666,0 286,0 60.836,0 64,26 (A)/(B) 0,123 0,188 1,524 0,217

Nguồn: Niên giám Thống kê 2018

Đô thị hóa cùng với sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp, công trình công ích, sân golf và sạt lở khiến đất sản xuất ở ĐBSCL liên tục thu hẹp. Thực tế đó cho thấy, nếu không sớm có giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững theo chiều sâu thì thu nhập của người dân ĐBSCL sẽ giảm bởi, bên cạnh đất sản xuất ít đi, môi trường tự nhiên bị suy thoái, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và dân số ngày một tăng.

Với dân số nông thôn chiếm đến 74,34% dân số (Bảng 4.1) và diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 64,14% diện tích tự nhiên (Bảng 4.2), nông hộ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra nông sản hàng hóa nhằm đảm bảo đời sống (nhất là an ninh lương thực), nâng cao thu nhập, cũng như phát triển kinh tế – xã hội cho toàn Vùng nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, thực hiện hiệu quả các chương trình Tam nông và Xây dựng nông thôn mới trở nên cấp thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn ở ĐBSCL, bởi ĐBSCL chiếm đến 21,70% dân số nông thôn và 25,5% diện tích đất nông nghiệp của cả nước. Song, các chính sách này dường như đang đối mặt với khó khăn (trên phương diện hiệu quả và độ bao phủ) nên chưa thực sự phát huy tác dụng.

62

Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất ở ĐBSCL năm 2018 Địa phương Tổng diện tích (km2)

Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp (km2) Đất chuyên dụng (km2) Đất ở (km2) Diện tích (km2) Tỷ trọng (%) An Giang 3.536,7 2.827 79,93 116 242 135 Bạc Liêu 2.669,0 1.018 38,14 37 108 49 Bến Tre 2.394,8 1.405 58,67 70 110 81 Cà Mau 5.221,2 1.432 27,43 950 234 65 Cần Thơ 1.439,0 1.123 78,04 119 82 Đồng Tháp 3.383,8 2.603 76,93 111 256 146 Hậu Giang 1.621,7 1.359 83,80 43 113 45 Kiên Giang 6.348,8 4.630 72,93 711 297 137 Long An 4.494,9 3.182 70,79 293 387 266 Sóc Trăng 3.311,9 2.132 64,37 98 208 57 Tiền Giang 2.510,6 179,5 07,15 30 143 100 Trà Vinh 2.358,3 1.478 62,67 77 136 49 Vĩnh Long 1.525,7 1.197 78,46 101 60 ĐBSCL (A) 40.816,4 26.181 64,14 2.536 2.454 1.272 Cả nước (B) 331.235,7 115.080 34,74 14.9105 18.743 7.149 (A)/(B) 0,123 0,255 0,017 0,131 0,178

Nguồn: Niên giám Thống kê 2018 4.2 THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 của ĐBSCL là 7,08%, với cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, trong đó sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp (khu vực I) chiếm tỷ trọng 14,57%, sản xuất công nghiệp (khu vực II) xấp xỉ 34,28% và thương mại – dịch vụ đóng góp 41,17%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8%. Thu nhập bình quân đầu người của Vùng là 58,42 triệu đồng/năm. Tuy chậm nhưng kinh tế ĐBSCL cũng chuyển dịch theo hướng giảm sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, tăng sản xuất công nghiệp và thương mại – dịch vụ. Đây cũng là nguyên nhân khiến diện tích đất nông nghiệp mất dần bởi sự xuất hiện của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch và sân golf. Việc chuyển dịch đó đáng khích lệ nếu các ngành mới phát triển sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả. Song, việc chuyển cơ cấu sản xuất sang khu vực công nghiệp và ưu tiên xuất khẩu lại không làm lan tỏa nhiều đến thu nhập của người dân bởi hầu hết các ngành này chỉ gia công lắp ráp. Vả lại, nhiều ngành công nghiệp được triển khai gần đây lại làm ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng. Nhóm ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản có lan tỏa tích cực đến thu nhập của nền kinh tế mà lại ít ảnh hưởng đến nhập khẩu – yếu tố gây thâm hụt cán cân thương mại – và ít tàn phá môi trường tự nhiên.

63

Nguồn: Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (http://www.siwrp.org.vn) Hình 4.1. Suy thoái và ô nhiễm môi trường ở ĐBSCL 4.2.1 Diện tích lúa

Năm 2018, ĐBSCL chiếm 54,26% diện tích trồng lúa của cả nước. Diện tích lúa ở ĐBSCL tăng chậm trong giai đoạn 2015 và giảm vào năm 2016 đến năm 2018 (Bảng 4.3). Xu hướng giảm diện tích lúa ở ĐBSCL ngày một hiện hữu do chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Vùng (sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ), cùng với các khó khăn trong sản xuất lúa như thiên tai, dịch bệnh, giá bán lúa bấp bênh, giá đầu vào (vật tư nông nghiệp) tăng và môi trường tự nhiên bị tàn phá.

Bảng 4.3 Diện tích lúa ở ĐBSCL giai đoạn 2015–2018

Tỉnh (thành) Tiêu chí 2015 2016 2017 2018

An Giang Diện tích (1.000 ha) Tốc độ tăng/năm (%) 2,94644 3,85 669 –5,00 641 –3,00623

Bạc Liêu Diện tích (1.000 ha) Tốc độ tăng/năm (%) 0,22181 –5,00 172 4,75 181 2,43185

Bến Tre Diện tích (1.000 ha) Tốc độ tăng/năm (%) –5,4163 –42,3 42 32,28 55 –5,8351.7

Cà Mau Diện tích (1.000 ha) Tốc độ tăng/năm (%) –0,62127 –0,11 112 0,01 113 0,03117

Cần Thơ Tổng cộng (1.000 ha) Tốc độ tăng/năm (%) 0,02238 0,01 240 0,04 240 237.4–0,01

Đồng Tháp Diện tích (1.000 ha) Tốc độ tăng/năm (%) 3,29546 0,98 551 –2,37 538 –3,32520

Hậu Giang Diện tích (1.000 ha) Tốc độ tăng/năm (%) 0,877207 –2,36 202 2,17 207 –5,81195

Kiên Giang Diện tích (1.000 ha) Tốc độ tăng/năm (%) 2,11769 –0,46 766 –3,99 735 –0,93728

Long An Diện tích (1.000 ha) Tốc độ tăng/năm (%) 0,71523 0,86 527 –0,13 527 –2,92511

Sóc Trăng Diện tích (1.000 ha) Tốc độ tăng/năm (%) –0,33363 –1,68 357 –2,35 348 1,01352

Tiền Giang Diện tích (1.000 ha) Tốc độ tăng/năm (%) –2,55225 –4,09 216 –2,18 211 –4,51201

Trà Vinh Diện tích (1.000 ha) Tốc độ tăng/năm (%) 0,00236 –10,68 211 4,55 220 1,41223

Vĩnh Long Diện tích (1.000 ha) Tốc độ tăng/năm (%) 0,16181 –2,27 176 –3,96 169 –4,48162

ĐBSCL Diện tíchTốc độ tăng (%) (1.000 ha) 4.3021,23 4.241 –1,41 4.185 –1,32 4.107–1,86

So với cả nước (%) 54,95 54,82 54,32 54,26

64

Với xu thế trên, diện tích lúa ở cả ba vụ Đông xuân, Hè thu và Thu đông – Mùa cũng giảm. Do năng suất và hiệu quả của ba vụ này không đồng đều (Đông xuân là vụ có năng suất và hiệu quả cao nhất, kế đến là Hè thu) nên diện tích lúa của cả ba vụ đều giảm ngụ ý rằng năng suất và hiệu quả của sản xuất lúa ở ĐBSCL thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Diện tích đất giảm thường là những vùng đất màu mỡ và thuận lợi trong giao thông – do bị thay thế bởi các khu công nghiệp, khu chế xuất và sân golf, mặc dù các mục tiêu sử dụng đất mới này chưa phát huy hiệu quả mà còn tàn phá môi trường, như vừa phân tích.7

4.2.2. Năng suất lúa

Bên cạnh diện tích, năng suất cũng quyết định sản lượng và số cung lúa trên thị trường. Năng suất lúa chịu ảnh hưởng của giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện tự nhiên. Kỹ thuật canh tác không khác biệt lớn giữa các nông hộ nên điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định năng suất lúa ở ĐBSCL. Các địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi có năng suất lúa cao hơn bình quân của Vùng (Bảng 4.4), bao gồm An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang và Vĩnh Long. Ngoại trừ Kiên Giang, đất canh tác lúa của các địa phương còn lại đều nằm dọc theo hai nhánh sông Tiền và sông Hậu và ít bị nhiễm mặn nên năng suất cao. Mặc dù vậy, năng suất lúa ở các địa phương này có dấu hiệu chững lại và thậm chí giảm (Bảng 4.4 trang sau).

Một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là do đất bị khai thác quá mức (để trồng lúa ba vụ) nên ngày càng bạc màu và sâu bệnh gây hại liên tục phát triển. Để đảm bảo năng suất, các nông hộ phải đầu tư nhiều hơn nhưng năng lực tài chính có hạn. Do đó, nếu không được hỗ trợ về kỹ thuật canh tác và vốn từ các cơ quan chức năng và các tổ chức tín dụng, năng suất lúa của nông hộ khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng như vừa qua.

Gần đây, nông hộ ở ĐBSCL đã chú trọng canh tác các loại giống lúa năng suất và chất lượng cao, có thể chống chịu sâu bệnh, xâm nhập mặn và tác động của biến đổi khí hậu. Các tổ hợp tác, HTX và câu lạc bộ nông dân sản xuất giống lúa chất lượng cao đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các giống lúa này đến cho nông hộ. Các trung tâm khuyến nông ở các địa phương cũng đã tổ chức các buổi hội thảo, tham quan các mô hình sản xuất giống hay đánh giá các giống lúa triển vọng để giúp nông hộ có cơ hội tìm hiểu thêm các giống lúa và khả năng thích nghi của chúng. Nhờ đó, việc sản xuất các giống lúa chất lượng cao được thuận lợi hơn và nông hộ cũng dễ tiếp cận các loại giống lúa này để đưa vào canh tác.8

7 Điển hình, Nhà máy giấy Lee & Man ở tỉnh Hậu Giang gây ra mối quan ngại sâu sắc đối với môi

trường. Ở hầu hết các nước, khu công nghiệp thường được xây dựng ở những nơi dễ cô lập chất thải, biệt lập địa bàn dân cư và đất không thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Ta làm điều ngược lại : các khu công nghiệp lại được xây dựng cạnh sông (rất khó cô lập chất thải), cạnh (hay ngay trong) các địa bàn dân cư đông đúc và nơi có đất đai màu mỡ.

8 Hầu hết các giống lúa này là do Viện Lúa ĐBSCL sản xuất. Việc đã chuyển giao 132 giống lúa mới

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)