dinh dưỡng 85–110 OM6976, OM5451, OM5472, OM3995, OM6561
Nguồn: Viện lúa ĐBSCL
Như vừa phân tích, nông hộ ở ĐBSCL không thể tự quyết định chọn loại giống cho vụ sản xuất của mình mà phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và số đông nông hộ xung quanh nên thị tường lúa giống ở đây vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là do có nhiều loại giống lúa khác nhau nhưng nông hộ chỉ chọn sản xuất một vài loại như phân tích ở trên. Trong khi đó giống lúa được nông hộ chọn sản xuất lại thiếu vì quá nhiều người có nhu cầu. Điều này dẫn đến một số trường hợp mua bán lúa giống kém chất lượng giữa nông hộ và nhà cung cấp lúa giống. Thậy vậy, theo số liệu của Bộ NN & PTNT, hiện nay ở ĐBSCL chỉ có 10%–20% sản lượng lúa giống được kiểm định chất lượng
16Khi nhiều hộ sản xuất cùng giống với nhau thì có nhiều thương lái đến mua, ngược lại nông hộ sản
85
trước khi bán ra thị trường. Trong khi đó, số cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) lúa giống quá nhiều, lúa giống kém chất lượng được các cơ sở bày bán phổ biến (không được kiểm chứng), gây thiệt hại rất lớn cho nông hộ. Hiện nay, ĐBSCL chỉ có ba tỉnh có phòng kiểm nghiệm, kiểm định lúa giống là An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp. Kết quả phân tích ở Bảng 4.12 cho thấy, nông hộ phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn cho các yếu tố đầu vào giống trong sản xuất, nhưng không thể phân biệt đâu là hàng hóa tốt và đâu là hàng hóa kém chất lượng. Do không thể phân biệt nên hiển nhiên người bán sẽ bán cho nông hộ với mức giá tương đương nhau giữa sản phẩm tốt và không tốt. Đối với lúa giống giá bán thường xuyên thay đổi nhất vào thời điểm chuẩn bị xuống giống của nông hộ bởi nhu cầu rất cao do tính mùa vụ. Do đó, giá lúa giống có sự biến động theo nhu cầu tiêu thụ (Bảng 4.13).
Bảng 4.13 Giá lúa giống ở ĐBSCL ĐVT: 1.000đ/kg
Giống Cấp bậc 2015 2016 2017 2018 Jesmin 85 Xác nhận 12,50-13,00 10,50-12,00 15,50-15,00 13,00-18,00 Nguyên chủng 14,70-15,50 12,50-14,00 16,00-18,00 16,50-18,00 IR50404 Xác nhận 10,50-11,50 9,00-11,00 9,50-12,50 10,00-13,00 Nguyên chủng 12,70-13,50 11,50-13,00 13,50-15,00 14,00-16,00 OM 2517, 5451, 4218, 4900, 7347 Xác nhận 12,00-12,50 11,00-12,00 10,00-13,00 10,00-14,00 Nguyên chủng 14,00-15,00 12,50-13,50 13,50-16,00 14,00-17,00
Nguồn: Tập đoàn Lộc Trời (An Giang), Công ty Doseco (Đồng Tháp), Công ty giống Thới Lai (Cần Thơ)
Giá lúa giống biến động qua các năm, năm 2016 giá lúa giống hầu hết giảm so với năm 2015, sau đó tăng vào năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2018 giá lúa giống có tăng so với 2017 nhưng rất ít và thậm chí giảm (giống Jesmin 85 ở cấp xác nhận). Nguyên nhân giá lúa giống có sự thay đổi không theo quy luật là do nhu cầu của thị trường. Khi giá lúa thương phẩm tăng thì kéo theo giá lúa giống tăng, bên cạnh đó doanh nghiệp đẩy mạnh mua loại lúa nào thì nông hộ sẽ trồng lúa đó nhiều hơn, kết quả là loại giống đó tăng giá. Đặc biệt có sự chênh lệch giá giữa loại giống nguyên chủng và xác nhận nhưng chênh lệch không nhiều từ 3.000 đến 4.000 đồng/kg bởi do chất lượng của loại giống lúa này tương đương nhau (Giống nguyên chủng: độ sạch > 99%, độ thuần 99,95%, tỷ lệ nảy mầm > 90%, độ ẩm < 13,5%, số hạt cỏ dại < 5 hạt/kg hạt giống. Sản xuất hạt giống nguyên chủng bằng phương pháp cấy 1 tép/bụi và khử lẫn nhiều lần. Giống xác nhận có độ sạch > 99%, độ thuần 99,7%, tỷ lệ nảy mầm > 90%, độ ẩm < 13,5%, số hạt cỏ dại < 10 hạt/kg hạt giống. Sản xuất hạt giống xác nhận bằng phương pháp sạ hàng hoặc cấy 2–3 tép/bụi và khử lẫn nhiều lần). 17 Tuy nhiên, đối với giống lúa nguyên chủng hay xác nhận thì nông hộ khó có thể mua bởi số lượng rất ít (khoảng 30% thị trường lúa giống). Do đó, phần lớn các công ty sản xuất giống lợi dụng sự thiếu hụt lúa giống trên thị trường đem bán lúa không được xác nhận (thường kém chất lượng với giá thấp) với
86
thương hiệu lúa giống (giá cao) làm cho nông hộ gặp nhiều khó khăn (lúa giống không nảy mầm, phải gieo lại giống khác và đặc biệt là trễ vụ mùa). Ngoài ra, do tập quán sản xuất nên phần lớn nông hộ sử dụng lúa mùa trước (lúa tốt) để lại làm giống cho vụ sau, khiến chất lượng và năng suất lúa ngày càng giảm.
4.4.2 Thực trạng sử dụng phân bón của nông hộ ở đồng bằng Sông Cửu Long
Bên cạnh giống lúa thì phân bón là yếu tố đầu vào giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, tạo tiền đề cho một vụ mùa bội thu. Thực tế cho thấy thị trường yếu tố đầu vào này rất đa dạng, nhiều chủng loại làm cho nông hộ khó lựa chọn cho phù hợp. Theo thông báo của Viện kiểm nghiệm nông nghiệp Việt Nam năm 2018, có 6 loại phân bón được phép lưu hành, nhưng có đến 415 sản phẩm. Điều này làm cho nông hộ khó khăn trong việc chọn loại phân thích hợp với kiến thức còn hạn chế của mình.
Hiện nay, ngành phân bón sản xuất ở Việt Nam đang trong giai đoạn bão hòa đối với phân NPK, Urê và Lân bởi tốc độ tiêu thụ sụt giảm nhanh chóng. Giai đoạn 2001–2015, tốc độ tăng trưởng là 2,5%–3,9%/năm và giảm còn 1,96%/năm trong giai đoạn 2016–2018. Tuy nhiên, năng lực sản xuất phân DAP chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu và phần còn lại vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong đó, ĐBSCL là vùng sản xuất lúa chủ yếu nên nhu cầu về phân bón NPK, Urê, Lân và DAP là rất lớn. Hàng năm, ĐBSCL tiêu thụ 6,6 triệu tấn phân bón các loại, trong đó phân vô cơ chiến 90%, tương đương 5,94 triệu tấn. Phân Urê, DAP và kali chiếm khoảng 60%, tương đương 3,96 triệu tấn. Loại phân trộn ba màu từ 15–25% tương đương 1,65 triệu tấn, còn lại là phân hỗn hợp NPK chiếm 10–15% khoảng 990.000 tấn/năm, với các tổ hợp khác nhau (Bộ nông nghiệp & PTNT, 2018).
- Loại 2 yếu tố N và P với tỷ lệ NPK: 18:46:0 và 20:20:0;
- loại 3 yếu tố N, P và K với tỷ lệ: 20:20:15, 16-16-8, 15-15-15, 16-8-16 - Loại 4 yếu tố: N, P, K, Mg; N, P, K, S với tỷ lệ: 14:9:21:2; 12:12:17:2.
Bảng 4.14 Chủng loại phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam
TT Loại phân Số loại phân