HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 124 - 127)

1. Không bị hạn chế (số tiền vay

6.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Theo kết quả phân tích, nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL thiếu thông tin đối với các yếu tố đầu vào như giống, phân bón và thuốc BVTV. Vì vậy, nông hộ nơi đây sử dụng các yếu tố đầu vào không đạt hiệu quả tối ưu trong sản xuất. Hệ quả của vấn đề này là

116

nông hộ có thu nhập thấp. Ngoài ra, kết quả ước lượng từ mô hình nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nông hộ bị hạn chế tín dụng bởi các yếu tố như: thu nhập, khoảng cách nơi sinh sống đến tổ chức tín dụng gần nhất, qui mô sản xuất và học vấn của chủ hộ. HCTD còn làm cho nông hộ giảm lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào (gồm phân bón và lao động thuê) và giảm năng suất lúa. Vì vậy, luận án đề xuất một số hàm ý chính sách để giảm hạn chế tín dụng, gia tăng năng suất lúa và sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào góp phần giúp nông hộ phát huy hiệu quả sản xuất và có đủ nguồn vốn phục vụ cho việc mua yếu tố đầu vào, cụ thể:

6.2.1 Giảm hạn chế tín dụng đối với nông hộ

Kết quả phân tích cho thấy, các TCTD quan tâm đến thu nhập, thông tin đối với nông hộ và diện tích đất nông hộ có được bởi thu nhập là yếu tố quyết định khả năng trả nợ của nông hộ, thông tin nông hộ là để các TCTD dễ kiểm soát và đất sản xuất là tài sản thế chấp cần thiết để TCTD có thể thu hồi vốn nếu nông hộ không trả nợ. Do đó, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, các ngân hàng thương mại và nông hộ là rất quan trọng nhằm khắc phục các khuyết tật của thị trường, giảm thông tin bất đối xứng giúp nông hộ cải thiện thu nhập, dễ tiếp cận tín dụng và khai thác tiềm năng sẵn có một cách hiệu quả.

Trước tiên, để dễ tiếp cận tín dụng nông hộ cần phải cải thiện nhu nhập. Do đó, nông hộ cần phải hợp đồng sản xuất với công ty hoặc liên kết chuỗi sản xuất để giảm thất thoát thu nhập ở các khâu trung gian (cò lúa và thương lái). Đối với cơ quan quản lý nhà nước (Chính phủ) cần phát triển thị trường lúa gạo và sử dụng kho ký gởi để nông hộ thuê. Có như vậy thu nhập của nông hộ mới ổn định. Ngoài ra, để nông hộ giảm thất thoát thu nhập khi bán lúa, chính phủ cần khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến ngay tại vùng nguyên liệu để giúp nông hộ giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp. Ngoài ra, chính sách bình ổn giá nguyên liệu đầu vào giúp nông hộ giảm chi phí và dễ lập kế hoạch sản xuất. Khi đó, nông hộ có thể cải thiện năng suất lúa và tăng thu nhập.

Thứ hai, để cải thiện hạn chế tín dụng nông hộ cần tham gia tổ sản xuất hay hợp tác xã (HTX). Kết quả nghiên cứu cho thấy, nông hộ sở hữu diện tích đất lớn ít bị hạn chế tín dụng, nhưng phần lớn nông hộ ở ĐBSCL có diện tích đất nhỏ. Do đó, sản xuất theo tổ hoặc tham gia hợp tác xã sẽ giúp nông hộ tích góp diện tích đất của các nông hộ khác để dễ vay vốn. Ngoài ra, hợp tác xã sẽ tìm đầu vào và đầu ra cho nông hộ nhằm giảm được chi phí trung gian. Đối với các ngân hàng thương mại có thể cho vay theo nhóm để đảm bảo tài sản thế chấp. Mỗi nông hộ có diện tích đất sản xuất nhỏ, nhưng kết hợp nhiều hộ sẽ có được diện tích lớn. Tuy nhiên, không phải trong nhóm ai cũng có nhu cầu sử dụng vốn do đó người có nhu cầu sẽ có được vốn đủ để sản xuất. Cách làm này có thể không được các thành viên trong nhóm đồng ý bởi nông hộ không có nhu cầu vay vốn sẽ rủi ro. Do đó, sự ràng buộc thành viên là họ hàng thân thuộc là cần thiết bởi có sự tin tưởng lẫn nhau.

117

Ngoài ra, tín dụng tín chấp trong nông nghiệp cần được mở rộng và giám sát chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước. Trong thực tế, tín dụng tín chấp chỉ áp dụng cho hộ nghèo và mức tín dụng tương đối nhỏ được thực hiện bởi ngân hàng chính sách xã hội. Các khoản vay có giá trị nhỏ này không đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp. Vì vậy, mở rộng tín dụng tín chấp cả về đối tượng lẫn giá trị khoản vay là điều kiện tốt để nông hộ có thể sử dụng vốn vay lãi suất thấp. Ngoài ra, công tác giám sát của cơ quan nhà nước cũng rất quan trọng để nông hộ có thể tiếp cận tín dụng. Hiện tại, nhà nước đã có chính sách cho vay tín chấp đối với nông hộ (Nghị định 116/2018/ND-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ- CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn) lên đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nông hộ rất khó (hầu như không thể) tiếp cận nguồn vốn tín chấp này. Vì vậy, việc giám sát của các cơ quan có thẩm quyền là yêu cầu cần thiết đối với các ngân hàng thương mại để nông hộ có cơ hội tiếp cận tín dụng.

Thứ ba, để giảm hạn chế tín dụng, nông hộ và các ngân hàng thương mại phải tìm cách giảm thông tin bất đối xứng. Điều này giúp ngân hàng thương mại đánh giá đúng uy tín tín dụng của nông hộ và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng thương mại cần mở rộng điểm giao dịch về địa phương gần với nông hộ và thu nhận thành viên trong nông hộ làm nhân viên. Điều này một mặt giảm được khoảng cách đến nông hộ, mặt khác giảm thông tin bất đối xứng giữa nông hộ và ngân hàng thương mại. Nếu không thể xây dựng mạng lưới hoạt động ở địa phương, các ngân hàng thương mại có thể liên kết với đại lý vật tư để cho nông hộ vay mua vật tư nông nghiệp. Cụ thể, nông hộ vay tiền ở ngân hàng nhưng chỉ nhận được vật tư nông nghiệp ở cửa hàng địa phương. Ngoài ra, ngân hàng thương mại có thể xây dựng đại lý vật tư như một ngân hàng đại lý. Khi đó ngân hàng cho đại lý vay, đại lý cho nông hộ vay lại.

Hiện nay, thị trường tín dụng nông thôn ở ĐBSCL kém phát triển nên nhà nước hỗ trợ các ngân hàng thương mại ở khu vực này. Chẳng hạn, nhà nước giúp tìm địa điểm xây dựng trụ sở, hỗ trợ lãi suất. Mặt khác, nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc để giảm thông tin bất đối xứng. Hạ tầng giao thông thuận tiện giúp nhân viên các ngân hàng và nông hộ dễ dàng qua lại. Khi đó, công tác thẩm định và chăm sóc khách hàng dễ dàng hơn do giảm thiểu thông tin bất đối xứng. Kết quả là nông hộ dễ tiếp cận tín dụng và giảm thiểu chi phí.

6.2.2 Sử dụng yếu tố đầu vào hợp lý

Dựa trên kết quả nghiên cứu, nông hộ sử dụng vật tư nông nghiệp nhiều, nhưng ít có thông tin đầy đủ về sản phẩm. Nguyên nhân là các đại lý vật tư nông nghiệp cố tình che dấu để bán hàng giả và kém chất lượng. Do đó, nhà nước cần ban hành điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để làm cơ sở cho nông hộ sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó, hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật còn giúp hạn chế nạn sản xuất,

118

nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón có chứa các chất độc hại vượt quá mức quy định.

Để sử dụng yếu tố đầu vào hợp lý, nông hộ cần nâng cao kiến thức để một mặt dễ tiếp cận tín dụng, mặt khác sử dụng và phối hợp các yếu tố đầu vào hợp lý trong sản xuất, từ đó tăng năng suất lúa. Chính vì vậy, để sản xuất lúa đạt hiệu quả nông hộ cần sử dụng yếu tố đầu vào hợp lý (điều chỉnh tỷ lệ phân bón và thuốc BVTV trên đơn vị diện tích trồng lúa). Ngoài ra, việc giảm sử dụng yếu tố đầu vào đồng nghĩa với việc giảm áp lực hạn chế tín dụng của nông hộ. Điều này không những làm tăng năng suất lúa mà còn giảm tác hại của lượng phân, thuốc thừa đối với môi trường đất và nước.

Bên cạnh đó, nông hộ có nhiều thông tin về các yếu tố đầu vào sẽ giảm được việc chọn lựa sai lầm. Tuy nhiên, mặt trái của thông tin là các quảng cáo sai sự thật làm cho nông hộ không phân biệt được đâu là sản phẩm tốt. Do đó, việc nâng cao kiến thức và cảnh giác là yêu cầu cần thiết đối với nông hộ. Ngoài ra, nông hộ cần tham gia các lớp tập huấn về sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để nắm bắt kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Từ đó, nông hộ sản xuất đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)