Các ứng dụng tương lai

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tính chất cơ lý của vật liệu sắt điện ở kích thước nano mét (Trang 39)

1.4 Ứng dụng của vật liệu sắt điện

1.4.2 Các ứng dụng tương lai

Hiện nay, có thêm một vài ứng dụng tiềm năng trong tương lai của vật liệu sắt điện đang trong giai đoạn phát triển. Gồm các cấu trúc nano sắt điện, bóng bán dẫn hiệu ứng trường kim loại sắt điện (Metal ferroelectric semiconductor field effect transistor - MFSFET), kính hiển vi lực nguyên tử (Atomic force microscope - AFM) sử dụng linh kiện sắt điện và các thiết bị làm mát sắt điện [89], [92]. Cấu trúc nano sắt điện có thể vẫn giữ được tính sắt điện trên một kích thước rất nhỏ (~ 20 nm). Việc phát triển các tụ nano sắt điện mật độ cao sử dụng cho các linh kiện bộ nhớ dung lượng lớn là một vấn đề quan trọng đang cần được giải quyết trong các nghiên cứu về cấu trúc nano sắt điện. Như đối với bóng bán dẫn hiệu ứng trường ô xít kim loại (Metal oxide semiconductor field effect transistor - MOSFET) và điện môi trong bóng bán dẫn hiệu ứng điện trường (Field effect transistor - FET) thông thường sẽ được thay thế bằng vật liệu sắt điện. AFM cũng được dự đoán sử dụng để sắp xếp các miền phân cực sắt điện mật độ cao ứng dụng trong bộ nhớ. Các thiết bị làm mát sắt điện cũng được đề xuất dựa trên báo cáo hiện tại về kết quả đạt được với điện áp vừa phải khi áp dụng màng sắt điện.

Ngoài ra, do các bề mặt phân cực của vật liệu sắt điện được đặc trưng bởi sự hiện diện của điện tích bề mặt và điện thế nên có thể xảy ra một số tính chất mới từ các tương tác cục bộ, như: tự liên kết phân tử, hấp phụ hoặc giải hấp vật lý, phản ứng hóa học, phản ứng dịch chuyển điện tích và trật tự của các phân tử hữu cơ riêng lẻ. Các thực nghiệm ban dầu sử dụng hiệu ứng phân cực sắt điện đối với phản ứng hóa học đã chứng minh tính khả thi của phương pháp này để liên kết các cấu trúc nano phức tạp bao gồm các chất ô xít, hạt nano kim loại và các phân tử hữu cơ hoặc sinh học [98], [99]. Sự lắng đọng có thể kiểm soát và chọn lọc các loại phân tử, mẫu kim loại sắt điện theo công nghệ nano, từ đó từng bước thay thế các phương pháp chế tạo in thạch bản. Đồng thời, việc sản suất ra vật liệu có hiệu suất cao và giá thành rẻ đang được tiến hành.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tính chất cơ lý của vật liệu sắt điện ở kích thước nano mét (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)