Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 29 - 32)

Hệ thống chính trị là trụ cột của nền chính trị xã hội của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hệ thống chính trị ở nước ta, Đảng là hạt nhân lãnh đạo, Nhà nước là trung tâm , là tổ chức cốt yếu để thực thi quyền lực của nhân dân. Ngoài ra, hệ thống chính trị còn bao gồm: Mặt

trận, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đại hội VII thông qua, đã xác định rõ mục tiêu tổng quát của hệ thống chính trị: "Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân" Văn kiện Đại hội XII đồng thời xác định: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới” [18].. Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới". Để đất nước phát triển, đạt được những thành quả tốt đẹp trên con đường đổi mới, Hệ thống chính trị nước ta cần phải đổi mới để ngày càng thống nhất, phát triển và bền vững hơn, thể hiện đúng đắn và đầy đủ hơn bản chất xã hội chủ nghĩa, phát huy tính ưu việt và vai trò tích cực của chính trị đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị hoạt động có hiệu lực và hiệu quả cao hơn, khắc phục bệnh quan liêu, hình thức, trên cơ sở xác định rõ, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và xác lập cơ chế vận hành thông suốt, chặt chẽ của cả hệ thống dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam;

đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò quyết định đến thành công của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, tạo ra sự ổn định và trật tự xã hội trong đó góp phần bảo đảm, hạn chế vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới, Đảng phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng nâng tầm trí tuệ, bảo đảm sự trong sạch, vững mạnh. Một mặt, Đảng cần nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chính sách để có nhiều đường lối, chủ trương chính sách phù hợp với thực tiễn đời sống và nguyện vọng của nhân dân; nâng cao năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện; năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong Đảng; năng lực lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Mặt khác, mỗi cán bộ, đảng viên, từng tổ chức và cấp uỷ đảng (toàn đảng) phải có ý chí phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức; kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước mà nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động của Nhà nước. Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng cần có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp trong việc phòng, chống bạo lực gia đình, để công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu quả, từ đó Nhà nước sẽ cụ thể hoá trong hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình một cách kịp thời, cụ thể, thể hiện ý chí chung của toàn xã hội, tạo nên sự hoàn thiện, thống nhất trong hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ đảm bảo hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Với nhiệm vụ chính trị của mình, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng cần đổi mới, thể chế hoá, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, quản lý toàn diện xã hội và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước cần ban hành các chính sách, pháp luật phản ánh ý chí, là tổng hoà ý chí của nhân dân, phản ánh thực tiễn đời sống xã hội nhằm nâng cao mọi mặt đời sống của nhân

dân; quản lý nhà nước đạt được hiệu lực và hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc là liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có vai trò quan trọng trong củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phản biện và giám sát xã hội, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị và hoạt động của các bộ phận đó đã tạo nên sự thống nhất và thành công của hệ thống chính trị nước ta. Sự phát triển của hệ thống chính trị và các thể chế chính trị, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và hệ thống chính trị thống nhất là những bảo đảm, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)