thần và bạo lực về kinh tế. Bạo lực về kinh tế là hành vi dùng sức mạnh, áp
đặt hoặc lừa mị nhằm chiếm giữ và kiểm soát tài chính trong gia đình nhằm tạo ra sự phụ thuộc về mặt kinh tế. Cho đến nay, chưa có nhiều số liệu thống kê về bạo lực kinh tế trong gia đình, tuy nhiên trên thực tế, bạo lực kinh tế thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: không đóng góp kinh tế cho chi tiêu chung trong gia đình; quản lý hết tiền của gia đình; bắt người vợ phụ thuộc hoàn toàn vào mình; coi thường vợ không có công ăn việc làm, không kiếm được tiền; kiểm soát toàn bộ việc chi tiêu trong nhà; vay nợ nhiều để vợ gánh chịu trả nợ... Có rất nhiều người hoàn toàn bị phụ thuộc vào chồng về
mặt kinh tế, mọi sự chi tiêu trong gia đình từ những vật dụng nhỏ nhất cũng phải ngửa tay xin chồng, phải xin phép chồng, chồng không đồng ý hay không cho thì không có tiền để tiêu thậm chí để phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu nhất của người phụ nữ. Hỏi chăng, người phụ nữ sinh ra để làm gì? họ đâu còn được tôn trọng quyền con người nữa. Theo số liệu thống kê các huyện, thành, thị từ năm 2008-2015 toàn tỉnh có 2.859 vụ bạo lực gia đình, trong đó có 230 vụ bị bạo lực về kinh tế chiếm (8%) [33]
Như vậy, bạo lực kinh tế trong gia đình biểu hiện rất đa dạng, nhiều vẻ với nhiều cấp độ khác nhau và phần lớn bạo lực kinh tế thường ít bộc lộ công khai. Vì thế, bạo lực kinh tế là dạng bạo lực không dễ nhận diện. Bạo lực kinh tế đã và đang ảnh hưởng sâu sắc tới mọi người, vi phạm quyền tự do của con người. Chính vì vậy, hơn ai hết, người bị bạo lực phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền cho họ đồng thời những kẻ gây ra bạo lực cần bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.