Như một căn bệnh nguy hiểm có trong bất kỳ xã hội nào, bạo lực gia đình đang len lỏi vào mỗi vùng miền, mỗi gia đình và làm cản trở sự phát triển bình thường của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền và mỗi gia đình. Với một hệ thống pháp luật cho đến nay có thể nói tương đối đầy đủ trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời đã thực hiện hệ thống các biện pháp thiết thực, tích cực nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình. Tuy nhiên, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình vẫn còn rất nghiêm trọng. Nhiều lúc, nhiều nơi, ở nhiều địa phương trong tỉnh vẫn có nhiều gia đình, nhiều người còn là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình, họ còn phải sống trong bạo lực đang hoành hành mà người gây ra những nỗi đau cho họ lại chính là những người gần gũi nhất, thân yêu nhất. Tiếng kêu cứu của rất nhiều người phụ nữ vang lên, nhiều vụ án đau lòng, thương tâm, gây bức xúc trong xã hội về bạo lực gia đình đã cho chúng ta thấy một bức tranh ảm đạm về tình trạng bạo lực gia đình. Hơn nữa, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng còn có thái độ thờ ơ, bàng quan, vô trách nhiệm đối với các vụ bạo lực gia đình. Họ chưa làm đúng chức năng, trách nhiệm của mình, còn bao che, bỏ qua, xử lý chưa đúng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Những người đứng ngoài khi biết có bạo lực gia đình xảy ra thì né tránh, không tố cáo, thậm chí có người còn kích động, xúi giục giúp sức, tạo điều kiện cho hành vi bạo lực gia đình được thực hiện. Nhiều chủ thể thì lợi dụng tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ để kiếm lời. Từ thực tế đã cho chúng ta thấy tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở mức báo động.
Mặc dù chưa có cuộc điều tra tổng thể trên phạm vi toàn tỉnh; nhưng theo báo cáo kết quả thống kê số liệu về bạo lực gia đình của các huyện, thành thị, báo cáo của các sở, ngành, tuy chưa đầy đủ, song cũng cho thấy tình hình về bạo lực gia đình có chiều hướng ra tăng, các số liệu cụ thể như sau:
Theo số liệu thu thập thống kê hàng năm của các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, và báo cáo tổng kết tình hình triển khai kế hoạch thi hành luật phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2015 của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ năm 2009 đến năm 2015 số vụ có bạo lực gia đình được phát hiện trên địa bàn tỉnh qua từng năm cụ thể như sau: Năm 2009 xảy ra 276 vụ; Năm 2010 xảy ra 276 vụ; Năm 2011 xảy ra 497 vụ; Năm 2012 xảy ra 635 vụ; Năm 2013 xảy ra 552 vụ. Năm 2014 xảy ra 395 vụ, năm 2015 xảy ra 265 vụ. Trong 7 năm từ 2009-2015 tổng số vụ bạo lực gia đình được phát hiện là 2.859 vụ, trong đó có 1.474 vụ bạo lực thể xác (51,5%); 854 vụ bạo lực tinh thần (29,9%); 230 vụ bạo lực kinh tế (8%); 73 vụ bạo lực tình dục (2,5%) [33].
Biểu 2.1. Tổng hợp số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 2009-2014
STT Huyện, thành, Tổng số vụ bạo lực gia đình thị
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Vĩnh Tường 22 29 28 27 40 19 25 2 Yên Lạc 29 35 50 87 88 58 20 3 Tam Dương 54 56 48 92 73 60 43 4 Tam Đảo 76 88 132 102 134 87 70 5 Lập Thạch 30 12 37 33 24 26 20 6 Sông Lô 26 26 30 33 23 13 15 7 Bình Xuyên 24 17 138 121 70 69 35 8 Vĩnh Yên 4 7 10 20 9 20 12 9 Phúc Yên 11 6 24 120 91 43 25 Tổng số 276 276 497 635 552 395 265
Tuy nhiên trong tổng số vụ BLGĐ nêu trên, tính chất, mức độ là ít nghiêm trọng, chủ yếu là mâu thuẫn gia đình và cơ bản được hòa giải ngay tại cơ sở. Tỷ lệ BLGĐ phải xử lý về hành chính hoặc phải truy cứu trách nhiệm hình sự chiếm tỷ lệ không nhiều. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh, Năm 2010 toàn tỉnh có 979 vụ ly hôn; Năm 2011 có 1.173 vụ án ly hôn tăng 194 vụ so với năm 2010, trong đó có 240 vụ án ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình (20,46%). Đặc biệt có 164 vụ bạo lực gia đình phải truy cứu trách nhiệm hình. Theo số liệu của Công an tỉnh từ năm 2008-2015 đã thụ lý giải quyết 142 vụ BLGĐ, điều tra, khởi tố 17 vụ, xử lý vi phạm hành chính 115 vụ BLGĐ; trong 142 vụ có 8 vụ dẫn đến hậu quả chết người, 79 vụ dẫn đến hậu quả thương tích. Điển hình như Chồng là Nguyễn Tiến Thịnh bạo hành vợ là Lê Thị Lý ở phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên; Vụ cha đẻ cưỡng bức con gái ở xã Kim Long, huyện Tam Dương; Vụ con trai đánh mẹ đẻ gãy chân ở Yên Thạch, Sông Lô; Vụ chồng là Nguyễn Văn Hải, thôn Dừa Cả, xã Hải Lựu, Sông Lô dùng dao quắm chém vợ là Phạm Thị Thắm gây tử vong; Vụ chồng Dương Đức Yên, thôn An Khang, xã Yên Thạch, Sông Lô tưới xăng lên người vợ là chị Hà Thị Hiền đốt dẫn đến tử vong; Trường hợp Đỗ Cao Cường Định Trung, Thành phố Vĩnh Yên dùng phích đập đầu vợ; vụ Chồng đánh vợ gây thương tích nặng ở Đồng Cương, Yên Lạc; vụ bênh vợ, con ném bát vào mặt mẹ ở thôn Hòa Loan, xã Lũng Hòa; vụ Phạm Thị Liên ở thôn 5, nhà máy gạch Bồ Sao Vĩnh Tường bị chồng đánh phải nhập viện cấp cứu... .
Các vụ bạo lực gia đình thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế, trong đó nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em. Theo số liệu của Sở Y tế từ năm 2008-2015 có 864 nạn nhân bạo lực gia đình đến cơ sở Y tế khám và điều trị, trong đó tuyến tỉnh 91 trường hợp, tuyến huyện 332 trường hợp, tuyến xã 441 trường hợp [33]. Tuy có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể và sự đồng tình lên án các hành vi BLGĐ của người dân nhưng vẫn còn nhiều trường hợp nạn nhân im lặng, cam chịu không khai báo,
đôi khi còn che giấu, nhất là bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần, nên việc phát hiện, can thiệp, tư vấn xử lý chưa kịp thời.
Hầu hết người gây ra bạo lực gia đình đã phải chịu các các biện pháp giáo dục, các hình phạt thích đáng đúng pháp luật, tuy nhiên đó như một hồi chuông báo động nạn bạo lực gia đình ngày một gia tăng và mức độ ngày một nguy hiểm. Chúng ta sẽ xem xét thực trạng bạo lực gia đình dưới các hình thức bạo lực cụ thể: