- Bạo lực tình dục: Một hình thức bạo lực gia đình hiện nay làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bị bạo lực tình dục Hình thức bạo lực này
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
quyền, các cơ quan bảo vệ pháp luật. Mặc dù nó không phải là vấn đề mới nhưng lại rất khó, bởi vì đây là vấn đề ít được quan tâm của chính quyền các cấp, đặc biệt là của xã hội. Đi tìm lời giải cho bài toán này là một công việc rất khó khăn và đòi hỏi phải có sự chung tay của toàn xã hội. Lời giải cho bài toán này chính là các giải pháp cụ thể mang tính khoa học, khả thi, có sức mạnh phá vỡ sự hình thành, tồn tại và phát triển của vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Tất cả các giải pháp hợp thành một vũ khí sắc bén, hiệu quả trong cuộc chiến đấu với nạn bạo hành gia đình, với sự coi thường và xâm hại đến các quy phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xin nêu ra một số giải pháp cơ bản nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình bạo lực gia đình
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là cực kỳ cần thiết, quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Sự giao thoa và tác động đa chiều ở mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội của Việt Nam trên con đường xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCH của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện nền kinh tế thị trường XHCN, mở rộng dân chủ xã hội, tăng cường xã hội hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã tạo ra những thay đổi nhanh chóng. Những gì hôm nay, hiện tại là đúng thì ngày mai có thể đã trở thành lạc hậu. Nhu cầu của xã hội, của nhân dân cũng thay đổi theo nhịp sống thời đại, đòi hỏi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, bắt đầu từ nhận thức của các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách đến hệ thống pháp luật,
cũng phải không ngừng được đổi mới, hoàn thiện. Đó là một nhu cầu tất yếu khách quan.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có chất lượng tốt về nội dung, hình thức thể hiện cả trong tổ chức thực hiện là một trong những trọng tâm, đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền hiện nay. Để có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đòi hỏi từng bộ phận trong hệ thống cũng phải hoàn thiện và do đó việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta. Mặt khác, từng bộ phận trong hệ thống pháp luật có mối liên hệ tương hỗ, gắn bó hữu cơ, bởi tuy chúng sinh ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau nhưng các quan hệ xã hội này lại phát sinh trên cùng một nền tảng kinh tế xã hội. Chính vì vậy, việc hoàn thiện một bộ phận trong hệ thống đó phải đặt trong mối liên hệ với việc hoàn thiện các bộ phận khác. Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là một bộ phận của pháp luật nói chung, do đó việc hoàn thiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình phải đặt trong tổng thể việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nói chung. Mặt khác, để bảo đảm thực hiện được các quy định pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn cần phải chú ý đến tác động của các thể chế khác như kinh tế, xã hội... Các thể chế này tuy không trực tiếp điều chỉnh các vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ về giá trị vật chất, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người tham gia hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, đảm bảo cho hoạt động này đạt được hiệu quả thiết thực.
Trước yêu cầu đổi mới đất nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung là tiền đề cần thiết hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết này là cơ sở xác định nội dung cơ bản việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng: "Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ,
thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020" [4].
Hoàn thiện pháp luật là một quá trình liên tục, có nhiều khó khăn phức tạp, đòi hỏi có sự quan tâm, nỗ lực của từng cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhiệm vụ soạn thảo, ban hành, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Do vậy, việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam trong những năm tới cần định hướng tập trung mọi nguồn lực, đề
cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, phấn đấu xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, phấn đấu năm 2020, hệ thống pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đạt đến trình độ tương đối thống nhất, đồng bộ, toàn diện, bảo đảm kỹ thuật văn bản, phù hợp với pháp luật quốc tế. Đây chính là các tiêu chí, các yêu cầu của chương trình đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật trong đó có pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.
Trong những năm qua, thực tiễn xây dựng pháp luật cho thấy rằng không thể có pháp luật có hiệu lực và hiệu quả khi nó không trở thành hệ thống pháp luật chung. Điều này có nghĩa là, khi mà bộ phận cấu thành nên pháp luật thiếu tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện, kỹ thuật văn bản và còn có những quy định mâu thuẫn ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh của nhau thì không thể nói hiệu quả của quá trình xây dựng pháp luật. Vì vậy, muốn hoàn thiện pháp luật cho từng lĩnh vực cụ thể thì không thể chỉ chú ý đến việc
hoàn thiện từng bộ phận pháp luật mà phải chú ý đến mối liên hệ, tính hệ thống giữa các bộ phận đó. Ngược lại, để đảm bảo tính hệ thống, khi hoàn thiện từng bộ của pháp luật, phải đặt nó trong tổng thể các yêu cầu khách quan, mục tiêu, phương hướng hoàn thiện pháp luật. Do pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình có những đặc thù riêng, bao gồm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình, nhằm bảo vệ các quyền của con người, giữ vững ổn định và trật tự xã hội nên việc hoàn thiện các bộ phận pháp luật này phải được đặt trong mối quan hệ với hoàn thiện pháp luật chung. Thể hiện:
Tính thống nhất là đòi hỏi các văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình không mâu thuẫn, chồng chéo, triệt tiêu lẫn nhau, bảo đảm sự liên kết chặt chẽ, sự phối hợp tác động điều chỉnh các văn bản theo một chiều hướng nhất định và sự thống nhất giữa nội dung văn bản với đối tượng phản ánh, tức là các quan hệ kinh tế, xã hội hiện thực nhằm bảo đảm giá trị thực tế của hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Toàn diện là việc pháp điển hoá các quan hệ xã hội về phòng, chống bạo lực gia đình, tiến tới nâng cao việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đó bằng pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt là những quan hệ xã hội liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình phát sinh trong những tình huống phức tạp, nhạy cảm trong gia đình, những hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong đời sống xã hội.
Đồng bộ là phải bảo đảm việc ban hành các văn bản pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình tránh chồng chéo nhau; các văn bản của cấp dưới phải phù hợp với các văn bản của cấp trên; văn bản dưới luật phải phù hợp với Hiến pháp và Luật.
Kỹ thuật văn bản là một vấn đề rộng lớn phức tạp trong đó có ba điểm quan trọng, cần thiết, chú ý khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình:
- Kỹ thuật pháp lý thể hiện những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật phòng, chống bạo lực
gia đình.
- Trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.
- Các biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý, phải đảm bảo tính cô đọng, logic, chính xác và một nghĩa.
Trên thực tế, chúng ta đã có một hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình mà đỉnh cao là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Hệ thống pháp luật này đã có những tác động tích cực trong nhận thức và thực tiễn hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở nước ta, từng bước đưa hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình đi vào nề nếp, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị bạo lực. Lần đầu tiên chúng ta có một văn bản pháp lý quy định trực tiếp về phòng, chống bạo lực gia đình và đã có ý nghĩa rất lớn trên con đường hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, sau một thời gian có hiệu lực, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Những hạn chế này đã được luận văn phân tích tại chương 2.
Theo luận văn, để Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng cũng như hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được thực thi trong cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng áp dụng dễ dàng và xử lý chính xác các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, cần có văn bản pháp luật cụ thể hoá các quy định chung chung trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Đồng thời, trong các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình cần quy định rõ hành vi vi phạm nào, ở mức độ nào thì xử lý hành chính và xử lý như thế nào, và ở từng hành vi bạo lực gia đình cụ thể thì hành vi nào, mức độ nào cấu thành tội phạm. Hơn nữa, trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cần hình sự hoá các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình,
quy định cụ thể về tội phạm trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Có như vậy mới có tính răn đe đối với chủ thể vi phạm và với những người khác, dễ dàng trong việc áp dụng, xử lý, tránh được tình trạng bỏ lọt tội phạm trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Vì vậy, các cơ quan có trách nhiệm cần sớm ban hành các văn bản pháp luật để cụ thể hoá, hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, nhưng xét một cách tổng quát thì Nghị định này chưa cụ thể và giải quyết được nhiều vấn đề chung chung trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình. Nghị định hướng dẫn về xử phạt hành chính chi tiết, cụ thể vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Đây là điều kiện thuận lợi để các cơ quan thực thi pháp luật áp dụng một cách chính xác, không xử lý oan đồng thời không bỏ lọt hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, đầy đủ nhằm hạn chế và đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình, giúp công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu quả cao.
Với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên quy định cụ thể những tội danh về bạo lực gia đình (nếu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình không quy định cụ thể về tội phạm trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình) bởi vì cùng là các hành vi như nhau nhưng trong gia đình và ngoài gia đình thì tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, ý thức và thái độ phủ nhận yêu cầu của pháp luật của chủ thể vi phạm là khác nhau. Quy định cụ thể như vậy sẽ có tác dụng răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong đó có
hành vi bạo hành gia đình đồng thời đạt được hiệu quả trong công tác phòng chống bạo lực gia đình.
Như vậy, hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hiện tại còn nhiều điểm hạn chế. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống vi