1.3. CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI CỦA NGÂN HÀNG
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI của ngân
ngân hàng thương mại
1.3.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng thương mại
+ Định huớng đầu tu của NHTM:
Thực tế cho thấy, sự phát triển của hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI ở ngân hàng thuơng mại chủ yếu là do chính nội lực của ngân hàng quyết định, nhân tố tiên quyết là định huớng phát triển của ngân hàng. Nếu ngân
hàng không có một định hướng về phát triển cho vay doanh nghiệp FDI thì cũng có nghĩa là không có một động lực nào từ phía ngân hàng dành cho sự phát triển của hoạt động này, đồng thời cũng không nuôi dưỡng được mối quan hệ lâu dài với bên đi vay để phục vụ các nhu cầu về tài chính của họ.
Nếu một ngân hàng chú trọng vào công tác phát triển cho vay doanh nghiệp FDI, ngân hàng sẽ đưa ra các sản phẩm dịch vụ phục vụ riêng cho phân khúc khách hàng FDI, đào tạo nhân sự, xây dựng hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại.
Một điểm đáng chú ý là nếu các NHTM không quan tâm đúng mức đến quản trị rủi ro tín dụng, không đưa ra chiến lược hoạt động tín dụng phù hợp mà chạy theo nhu cầu thị trường thì lúc đó rủi ro sẽ rất lớn, nợ xấu sẽ tăng mạnh. Điều đáng lo là trong thời gian qua, ở nước ta vẫn có hiện tượng nhiều NHTM bị sức ép về chỉ tiêu lợi nhuận, về cổ tức của cổ phiếu, lợi ích của cổ đông... nên mở rộng cho vay đối với lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao để thu lãi suất cao.
Do vậy, đối với ngân hàng thương mại, cần nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Đồng thời, xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Sự tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ và cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bên vay sớm.
Nguồn vốn của ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI nói riêng.
Bởi vì thông thường, cho vay doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp FDI cần nguồn vốn lớn hơn rất nhiều so với việc cho vay tiêu dùng hoặc cho vay các doanh nghiệp trong nước. Vốn của ngân hàng càng lớn, ngân hàng càng có điều kiện để mở rộng cũng như đi vào chiều sâu của hoạt động thông qua việc đầu tư vào trang thiết bị, vào nhân lực,.. đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
+ Khả năng tài chính của NHTM
Khả năng tài chính của NHTM có quan hệ mật thiết đến việc định hướng tín dụng của ngân hàng thương mại tập trung vào đối tượng khách hàng nào. Bởi vì việc tập trung phát triển cho vay doanh nghiệp FDI đòi hỏi NHTM phải có nguồn vốn dồi dào. Bên cạnh đó, ngân hàng nào cũng cần đa dạng hóa danh mục tín dụng đầu tư nhằm phân tán rủi ro. Do vậy, nếu khả năng tài chính không đủ lớn thì NHTM sẽ khó có thể tập trung vào phát triển việc đầu tư cho vay doanh nghiệp FDI.
+ Nhân tố con người:
Đạo đức của cán bộ tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát triển tín dụng. Nếu một cán bộ tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp, họ có thể vì lợi ích cá nhân mà quên mất lợi ích tập thể. Ngoài đạo đức nghề nghiệp thì cán bộ tín dụng cũng rất cần có trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ để có thể giao tiếp, hiểu biết, để đi sâu đi sát nắm bắt khách hàng để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, có lợi ích cho ngân hàng.
Công tác thẩm định nhanh chóng, chính xác, không phiền hà, đó là một nghệ thuật để lôi kéo khách hàng. Mục đích chính của việc thẩm định là đưa ra được các quyết định đùng đắn về khách hàng và khoản cho vay. Một phương pháp thẩm định có hiệu quả sẽ mang lại độ an toàn cho ngân hàng.
Đó là các vấn đề về tư cách người đứng đầu, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo của khách hàng.
1.3.4.3 Các nhân tố khách quan khác + Tình hình kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Đối với 1 quốc gia đang có tình hình xã hội ổn định, không có tranh chấp chiến tranh, tình hình kinh tế phát triển sẽ có tiềm năng lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI của NHTM mới có cơ hội để phát triển.
Ngược lại một quốc gia chiến tranh liên miên, tình hình xã hội bất ổn, kinh tế kém phát triển sẽ khó có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó cũng sẽ kìm hãm sự phát triển về tín dụng FDI của các NHTM
+ Các quy định của pháp luật
Điều này thể hiện trước hết ở luật đầu tư, ở việc các cơ chế chính sách thu hút FDI của nước sở tại. Một quốc gia có những quy định về đầu tư rõ ràng thông thoáng, có những chính sách ưu đãi thì sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư.
Các chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng tới hoạt động thu hút đầu tư. Trước hết là các chính sách và chương trình kinh tế. Nếu nhà nước có chủ trương kích cầu đầu tư bằng biện pháp như đưa ra luật đầu tư nước ngoài, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm lãi suất, đơn giản hoá các thủ tục hành chính.... sẽ thu hút nguồn lớn FDI vào đầu tư. Bên cạnh đó còn có các văn bản cơ chế chính sách điều hành hoạt động của doanh nghiệp FDI tại nước sở tại như luật thương mại, luật dân sự, luật giải quyết tranh chấp, khiếu nại... Các quy định về luật càng rõ ràng thì càng thu hút được nhiều nhà đầu
tư nước ngoài đến đầu tư cũng như sẽ giữ chân được các nhà đầu tư cũng như khuyến khích được các nhà đầu tư đầu tư thêm. Từ đó khuyến khích được sự phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp FDI nói riêng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã kế thừa những nghiên cứu trước đây để hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp FDI nói riêng, theo đó đưa ra các khái niệm, các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI. Từ cơ sở lý luận chương 1, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP FDI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH BẮC NINH